Đối với cha mẹ và gia đìnhvị thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn kết của vị thành niên nông thôn với gia đình hiện nay (qua nghiên cứu tại xã hà bắc huyện hà trung tỉnh thanh hóa) (Trang 87 - 90)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với cha mẹ và gia đìnhvị thành niên

-Thời gian dành cho vị thành niên

Điều kiện tiên quyết cho sự gắn kết này chắnh là sự hiện diện của cha mẹ vì nó đòi hỏi cả hai phải có thời gian ở bên nhau. Những bậc cha mẹ ắt có thời gian ở bên trẻ vị thành niên vì những lý do nhƣ ly dị hoặc bận rộn... sẽ hủy hoại cảm giác đƣợc gắn bó với cha mẹ của vị thành niên. Khi cảm thấy bị bỏ rơi, trẻ vị thành niên sẽ bị ám ảnh bởi câu hỏi: ỘMình đã làm gì sai để cha mẹ không quan tâm đến mình nhƣ vậy?Ợ. Vì thế, nếu các bậc cha mẹ muốn cho con mình cảm nhận đƣợc tình yêu thƣơng, nhất thiết họ phải dành thời gian ở bên con.

Tất nhiên, không phải bao giờ sự có mặt của cha mẹ cũng tạo ra đƣợc sự gắn kết với trẻ vị thành niên. Quan hệ tình cảm luôn đòi hỏi sự giao tiếp. Cha mẹ có thể thƣờng xuyên ở nhà nhƣng vẫn không có sự nối kết với con cái của mình nếu nhƣ cả hai ắt giao tiếp với nhau.

Bữa ăn là một trong những nơi tốt nhất để xây dựng quan hệ tình cảm với con vị thành niên. Vì vậy, cha mẹ và con cái phải thƣờng xuyên dùng cơm cùng trong. Trong bữa cơm gia đình, cha mẹ tạo không khắ vui vẻ, ấm cúng để mọi ngƣời thổ lộ tình cảm và suy nghĩ của mình, trong đó có vị thành niên.

- Thể hiện sự yêu thương

Nhu cầu cơ bản của trẻ vị thành niên chắnh là cảm nhận đƣợc yêu thƣơng từ những ngƣời có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mình. Vì vậy, không có gì tuyệt vời đối với sự phát triển của trẻ vị thành niên hơn là tình yêu thƣơng. Hãy tìm những đặc điểm hình thể nổi trội của vị thành niên để khen ngợi. Đó là một cách thể hiện tình cảm yêu thƣơng rất hiệu quả.

Trẻ vị thành niên cần đƣợc nghe những lời khen từ cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ đã quá chú tâm đến thất bại, thiếu sót của con mà không thấy đƣợc những hành động tắch cực, đáng khen của chúng. Hậu quả là chiếc bình yêu thƣơng của con họ bị trống rỗng. Vậy nên, dù điều gì xảy ra chăng nữa thì hãy tiếp tục tìm những hành động tắch cực của trẻ vị thành niên và trao cho chúng những lời khen ngợi, khẳng định. Những lời khen ngợi, khẳng định và yêu thƣơng thƣờng có ý nghĩa lớn hơn nếu chúng đƣợc nói khi có sự hiện diện của ngƣời khác.

- Giao cho trẻ vị thành niên trách nhiệm đối với công việc nhà

Bằng cách cho trẻ vị thành niên tham gia vào cuộc sống của gia đình (phân công một số việc phù hợp) vị thành niên sẽ tự động cảm thấy gắn bó hơn với gia đình.

- Làm bạn với con vị thành niên

+ Không bao giờ can thiệp thô bạo (ngăn cấm quyết liệt, lục soát đồ đạc riêng tƣ, kiểm soát bạn bèẦ). Không cấm con kết bạn, không nhận xét xấu về con mình trƣớc mặt bạn bè chúng. Cũng không chê bai bạn bè của con mình một cách gay gắt. Nếu không bạn sẽ đẩy con mình đến chỗ giấu giếm, nói dối. Và nhƣ vậy bạn không kiểm soát đƣợc hành vi, hoạt động và các mối quan hệ của con mình.

+ Nên tìm hiểu rõ về những ngƣời bạn của con, làm quen với chúng, trở thành ngƣời bạn mà chúng có thể tin cậy đƣợc. Thỉnh thoảng nên mời chúng đến nhà, rủ đi chơi cùng với con mình. Những hoạt động chung này giúp các bạn trẻ hứng thú hơn với hoạt động cộng đồng, đồng thời xấu tốt của trẻ cũng thể hiện rõ, cha mẹ dễ dàng phân tắch với con mình, chỉ dẫn cho con ai là bạn tốt. Điều này đƣơng nhiên sẽ lấy của cha mẹ nhiều thời gian, nhƣng bất cứ lợi ắch nào cũng cần đầu tƣ và đầu tƣ vào việc nuôi dạy con cái bao giờ cũng phải đƣợc ƣu tiên hàng đầu.

+ Hiểu và chấp nhận con mình. Tránh xung đột với trẻ vị thành niên vì khi nóng giận cha mẹ có thể nói lời nặng nề. Trẻ vị thành niên có thể coi những lời đó là thật, và điều đó tạo ra một khoảng cách khó hàn gắn giữa cha mẹ và con cái.

+ Cha mẹ cần lắng nghe những tâm sự của con cái, chú ý tới những thời điểm bƣớc ngoặt trong tâm sinh lý của các con. Cha mẹ nên đặt mình vào vị trắ của con để nhìn nhận vấn đề. Khi ấy các con sẽ có tâm lý thoải mái và sẵn sàng chia sẻ, tâm sự với cha mẹ.

- Gia đình và cha mẹ là tấm gương sáng cho con

+ Xây dựng văn hóa gia đình bình đẳng giữa cha mẹ và con cái: Cha mẹ nên tôn trọng ý kiến cá nhân và tắnh cách của các con; tạo cho con cảm giác thoải mái và tin tƣởng ở cha mẹ của mình.

+ Mọi hành động của cha mẹ đều khiến các con bị ảnh hƣởng ắt nhiều, do đó để tạo dựng hình ảnh cha mẹ mẫu mực, đáng kắnh và đáng tin trong lòng con cái, cha mẹ cần là một tấm gƣơng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng nhƣ cách cƣ xử, hành động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn kết của vị thành niên nông thôn với gia đình hiện nay (qua nghiên cứu tại xã hà bắc huyện hà trung tỉnh thanh hóa) (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)