Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn kết của vị thành niên nông thôn với gia đình hiện nay (qua nghiên cứu tại xã hà bắc huyện hà trung tỉnh thanh hóa) (Trang 30 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (SAVY 1) năm 2003 và SAVY 2 năm 2008 là hai cuộc điều tra lớn nhất và toàn diện nhất về vị thành niên và thanh niên đƣợc thực hiện lần đầu tiên ở Việt Nam với sự phối hợp giữa bộ Y tế, Tổng cục Thống kê , Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). SAVY đã cung cấp cái nhìn tƣơng đối toàn diện về vị thành niên và thanh niên Việt Nam ở độ tuổi từ 14-25 sống trong các hộ gia đình trên 2/3 lãnh thổ Việt Nam về

nhiều vấn đề khác nhau: giáo dục, lao động, việc làm, tình dục và sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tâm thần, tai nạn, thƣơng tắch và bệnh tật, hành vi, ƣớc muốn, hoài bão...[26].

Kết quả của SAVY đã đƣợc công bố là cơ sở quan trọng để xây dựng chắnh sách và chiến lƣợc phát triển đối với vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Ở cả SAVY 1 và SAVY 2, vị thành niên và thanh niên có sự gắn kết với gia đình. Dựa trên 8 câu hỏi đầu tiên nêu trên, SAVY xây dựng thang đo tổng hợp mức độ gắn kết trong gia đình. Thang đo tổng hợp có khoảng giá trị dao động từ 8 đến 24, với giá trị càng thấp thì mức độ gắn kết gia đình càng mạnh. Để tiện cho việc phân tắch và trình bày kết quả nghiên cứu, từ thang đo tổng hợp chúng tôi xây dựng một biến số chỉ gồm 2 phƣơng án là mức "gắn kết gia đình mạnh" và mức "gắn kết gia đình yếu". Cần lýu ý là từ "mạnh" hay "yếu" ở đây chỉ là tƣơng đối. Theo cách xây dựng thang đo này, 73% số thanh thiếu niên trong mẫu thuộc loại có "gắn kết gia đình mạnh". Ở SAVY 1 chỉ có 57% số thanh thiếu niên sống trong các gia đình có "gắn kết gia đình mạnh". Nhƣ vậy, sự gắn kết gia đình tỏ ra có nhiều cải thiện trong thời gian giữa hai kỳ điều tra, song còn chƣa rõ điều gì đã dẫn đến sự cải thiện này. Kết quả ở cả SAVY 1 và SAVY 2 đều cho thấy đại đa số vị thành niên và thanh niên có quan hệ chặt chẽ với cha mẹ. Các câu trả lời cho 5 nhận định tắch cực là "đồng ý" hay "đồng ý một phần" chiếm tới từ 85% đến 99% [26].

Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 là cuộc điều tra về gia đình đầu tiên đƣợc tiến hành trên quy mô toàn quốc. Nội dung của cuộc điều tra tập trung vào bốn lĩnh vực là quan hệ gia đình, các giá trị và chuẩn mực của gia đình, kinh tế gia đình và phúc lợi gia đình. Tổng số có 9.300 hộ gia

đình đại diện cho 8 vùng địa lý, nông thôn-thành thị đƣợc điều tra. Cuộc điều tra sử dụng cả phƣơng pháp định tắnh và định lƣợng [31].

Trong tiểu mục vị thành niên trong gia đình, cuộc điều tra đã nghiên cứu: 1.Vị thành niên tham gia công việc gia đình.

2.Vị thành niên tham gia lao đông nhận tiền công.

3.Vị thành niên tham quyết định công việc gia đình và liên quan đến bản thân.

4. Đối tƣợng tâm sự của vị thành niên.

5.Hiểu biết của vị thành niên về luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. 6.Tình yêu, tình dục và sử dụng biện pháp tránh thai của vị thành niên.

Dựa vào số liệu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006, đặc biệt là phần vị thành niên trong gia đình, Trần Thị Vân Anh và Hà Thị Minh Khƣơng đã có bài viết: ỘQuan hệ cha mẹ với con ở tuổi vị thành niênỢ. Bài viết xem xét mối quan hệ cha mẹ và con ở tuổi vị thành niên ở ba khắa cạnh: vai trò của cha mẹ trong đời sống tình cảm của con khi buồn, vui và khi bất đồng với cha mẹ; cha mẹ và quan hệ bạn bè của con; suy nghĩ của con về quan hệ với cha mẹ. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy khi có chuyện buồn, vui cũng nhƣ khi có chuyện bất đồng với cha mẹ, con cái luôn chọn bạn để tâm sự. Cha và mẹ cũng đƣợc con cái lựa chọn song họ có vai trò khác nhau. Ngƣời mẹ có vị trắ quan trọng, chỉ sau bạn bè khi con có chuyện buồn. Ngƣời cha, do nhiều lý do, hầu nhƣ không đƣợc con cái lựa chọn. Tƣơng tự, bạn bè vẫn là đối tƣợng chắnh để con cái thƣờng tâm sự về chuyện yêu đƣơng. Ở gia đình thành thị, có mức sống cao, ngƣời mẹ thƣờng là ngƣời đƣợc con chọn để tâm sự [23].

Luận văn thạc sỹ xã hội học năm 2010 ỘQuan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình (Qua phân tắch số liệu Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006)Ợ của tác giả Lê Thu Hiền đã tập trung phân tắch hai nội dung bao gồm: Thứ nhất, quan niệm của cha mẹ về giá trị của Vị thành niên trong cuộc sống thể hiện ở: sự hi sinh của cha mẹ với con cái và sự vâng lời của con cái đối với ngƣời lớn tuổi trong gia đình, ƣu tiên của cha mẹ với Vị thành niên trên một số lĩnh vực, và lo lắng của các bậc cha mẹ đối với Vị thành niên; Thứ hai, quan điểm của cha mẹ và Vị thành niên về hôn nhân. Nhìn chung, kết quả phân tắch đối với những câu hỏi dành cho cả cha mẹ và Vị thành niên trên cùng một lĩnh vực nhƣ sự hi sinh của cha mẹ với con cái, sự vâng lời của con cái đối với ngƣời lớn tuổi trong gia đình hay ngƣời quyết định hôn nhân đều thể hiện rằng, quan hệ giữa cha mẹ và Vị thành niên hiện nay đã có xu hƣớng bình đẳng, dân chủ hơn [6].

Đề tài luận văn thạc sỹ xã hội học năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết quan tâm đến vấn đề ỘQuan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay (qua nghiên cứu tại xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Trong nghiên cứu này tác giả đã tìm hiểu một số biểu hiện của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đời sống gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay. Đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ của cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn tại xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trên các khắa cạnh nhƣ việc quan tâm của cha mẹ đối với việc học hành của con cái, định hƣớng nghề nghiệp, ứng xử đạo đức giữa cha mẹ và con cáiẦtrên cơ sở đó, chỉ ra các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đề xuất một số định hƣớng cơ bản nhằm đảm bảo tắnh liên tục của chức năng xã hội hóa của gia đình, góp phần xây dựng gia đình nông thôn mới ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [19].

Cuốn sách ỘVị Thành Niên và Chắnh Sách đối với Vị Thành NiênỢ của tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh là sự tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học về Vị thành niên từ đề tài cấp Bộ do Uỷ Ban Bảo Vệ và Chăm Sóc Trẻ Em chủ trì từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 1 năm 2002. Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong nội dung của cuốn sách dựa trên quá trình phân tắch của Ths. Đặng Vũ Cảnh Linh từ 2107 đối tƣợng vị thành niên 13 đến 18 tuổi thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chắ Minh, một số khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng, khu vực nông thôn miền Trung và miền núi, các số liệu phỏng vấn sâu các đối tƣợng là cán bộ lãnh đạo, quản lý, các cơ quan đoàn thể, các thầy cô giáo và cha mẹ vị thành niên và các nguồn tài liệu thống kê trong và ngoài nƣớc liên quan đến vị thành niên. Cuốn sách bao gồm 3 chƣơng tập trung mô tả thực trạng đời sống của vị thành niên hiện nay trong các khắa cạnh: học tập, lao động, sinh hoạt, vui chơi giải trắ, sự phát triển về thể chất và tinh thần, phân tắch các chắnh sách và cơ chế thực hiện các chắnh sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục vị thành niên, đề xuất các khuyến nghị và giải pháp hợp lý để hoàn thiện các chắnh sách và phát huy tắnh năng động, sáng tạo của vị thành niên trong thế kỷ XXI [11].

Có thể nói khoa học nghiên cứu về gia đình đặc biệt là xã hội học gia đình cho đến nay vẫn còn là khá mới mẻ đối với nƣớc ta. Chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, phân tắch và lý giải. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu hay các đề tài khoa học nhƣng khi nghiên cứu gia đình vẫn còn những khoảng trống cần đƣợc làm rõ hơn, trong đó có sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình hiện nay, đặc biệt là sự gắn kết của vị thành niên với gia đình. Để tiếp tục có những đóng góp cho nghiên cứu về xã hội học gia đình, đề tài luận văn nghiên cứu về ỘTìm hiểu sự gắn kết của vị thành niên nông thôn với gia đình hiện nayỢ.(Qua nghiên cứu tại xã Hà

Bắc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đồng thời phát hiện những vấn đề mới về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái qua đó củng cố sự gắn kết của các thành viên trong gia đình nhất là của vị thành niên với cha mẹ dƣới tác động của quá trình đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa, quốc tế hóa và sự bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn kết của vị thành niên nông thôn với gia đình hiện nay (qua nghiên cứu tại xã hà bắc huyện hà trung tỉnh thanh hóa) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)