Đối tượng vị thành niên chọn để tâm sự khi bất đồng, to tiếng với cha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn kết của vị thành niên nông thôn với gia đình hiện nay (qua nghiên cứu tại xã hà bắc huyện hà trung tỉnh thanh hóa) (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Sự gắn kết của vị thành niên với gia đình trong đời sống tinh thần và

2.2.2. Đối tượng vị thành niên chọn để tâm sự khi bất đồng, to tiếng với cha

cha mẹ

Bất đồng thƣờng bắt nguồn từ việc cha mẹ và con cái nhìn nhận cùng một vấn đề bằng hai cách khác nhau. Khác nhau ở quan niệm: cái gì là phù hợp, cái gì đúng, cái gì sai, cái gì đƣơc phép làm, cái gì cần thiết, cái gì đã, đang và sẽ xảy ra.

Xung đột tất yếu sẽ xảy ra khi cả hai không tìm đƣợc tiếng nói chung. Điều này thƣờng tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần, tình cảm của trẻ vị thành niên. Kết quả của những cuộc tranh cãi này là khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa.

Tuy nhiên, Bất đồng không có nghĩa là cái gì đó sai. Bất đồng là do hai bên cha mẹ và vị thành niên Ờ có sự khác biệt về mong muốn, giá trị, nhận thức và niềm tin. Bất đồng ở giai đoạn này không có nghĩa là cha mẹ và con cái sẽ không có mối quan hệ hòa hợp về lâu dài. Vì bất đồng giữa cha mẹ và vị thành niên trong giai đoạn này là điều thƣờng phổ biến do đặc điểm chung của lứa tuổi này mà thôi.

Khi đƣợc hỏi về sự bất đồng/to tiếng lớn của vị thành niên đối với cha mẹ trong ba tháng qua, thì có 54 % trả lời là ỘcóỢ. Và vấn đề gây ra sự bất đồng giữa vị thành niên với cha mẹ chủ yếu là về vấn đề học tập (44,4%), bạn bè (18,5). Tuy nhiên vấn đề chúng ta cũng cần quan tâm là bất đồng/xung đột/to tiếng do vấn đề tiền bạc gây ra chiếm tỷ lệ cao thứ hai (23,5%).

Biểu đồ 2.10: Nguyên nhân xung đột giữa vị thành niên và cha mẹ

Trong số chúng ta, rất nhiều ngƣời lớn lên trong một gia đình mà các thành viên không thảo luận với nhau về tiền bạc. Chúng ta không biết ngân sách của gia đình, hoặc mức thu nhập của cha mẹ chúng ta. Những đứa con đang sử dụng tiền bạc của cha mẹ mà không cần biết cha mẹ đã ỘkiếmỢ ra nó nhƣ thế nào. Còn các bậc cha mẹ có khi nghĩ rằng cho con cái tiền là đang nuôi dƣỡng chăm sóc con rồi.

Cách vị thành niên sử dụng tiền bạc sẽ ảnh hƣởng đến cách sống và cảm xúc của vị thành niê n về cuộc sống. Cách sử dụng tiền của trẻ vị thành niên sẽ ảnh hƣởng đến sự ổn định và an toàn mà trẻ cảm nhận về cuộc sống.

Tiền là quan trọng đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, tiền cũng là vấn đề gây xung đột, bất đồng giữa cha mẹ và con cái vị thành niên, và cũng có thể là nguyên nhân khiến cho vị thành niên và cha mẹ ngày càng rời xa nhau.

Khi vị thành niên bất đồng với cha mẹ, bạn bè là ngƣời quan trọng nhất đƣợc các vị thành niên chọn để tâm sự, tiếp đó đến anh chị em trong gia đình, tiếp đến là mẹ và cuối cùng là bố.

ỘGặp chuyện vui buồn, hay bất đồng/to tiếng với cha mẹ. Em thường tâm sự với bạn bè. Em và bạn ấy rất thân nhau. Có chuyện gì chúng em cũng có thể nói với nhau. Khi em nói chuyện, bạn ấy thường lắng nghe em xong, hỏi lại em những vấn đề mà bạn ấy thắc mắc rồi cho em lời khuyên. Có khi không cho được lời khuyên, bạn ấy cũng nói luôn là không thể giúp được gì, chỉ có thể lắng nghe thôi. Nói chuyện xong với bạn ấy em cũng cảm thấy được an ủi phần nào rồiỢ.

(Nữ, 18 tuổi, gia đình khá giả)

Bảng 2.6: Ngƣời đƣợc vị thành niên tâm sự/chia sẻ khi bất đồng/to tiếng với cha mẹ

Ngƣời quan trọng nhất Ngƣời quan trọng thứ hai Ngƣời quan trọng thứ ba Cha 14,7 0 1,3 Mẹ 15,3 4,7 2,7 Ông bà 10 6,7 1,3 Anh/chị/em 18 42 4,7 Họ hàng 2,0 8,7 4,0 Bạn bè 28,7 14,0 26,0 Không tâm sự 12,7 4,0 41,3

Ngoài vai trò của bạn bè, anh chị em, mẹ và cha trong đời sống tinh thần, tình cảm của vị thành niên. Qua bảng số liệu trên, chúng tôi còn thấy vai trò của ông/bà Ờ vai trò của ngƣời cao tuổi trong gia đình nói chung và sự phát triển của vị thành niên nói riêng.

ỘTừ nhỏ, em vào ở với ông bà. Có chuyện vui buồn là em cũng nói với ông bà. Ông bà luôn phân tắch thấu đáo cho em, rồi cho em lời khuyên nên làm thế này hay thế kia cho phảiỢ.

(Nam, 17 tuổi, gia đình trung bình)

Tuy nhiên, cũng có một bộ phận vị thành niên Ộquyết địnhỢ không tâm sự chuyện mâu thuẫn, to tiếng bất đồng với cha mẹ với ai.

ỘEm thấy đây là chuyện bình thường, nên em thường không nói với ai cả. Em nghĩ, có nói ra thì cũng như vậy thôi. Dù sao cũng đã xảy ra rồi. Vài hôm lại đâu vào đấy thôi màỢ.

(Nữ 17 tuổi, gia đình trung bình)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn kết của vị thành niên nông thôn với gia đình hiện nay (qua nghiên cứu tại xã hà bắc huyện hà trung tỉnh thanh hóa) (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)