Những mặt chưa làm được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (Trang 108 - 110)

8. Nội dung luận văn

3.3. Hoạt động trợ giúp CTXH, tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho

3.3.5.2. Những mặt chưa làm được

Bên cạnh đó Trường cũng còn đối mặt với rất nhiều khó khăn hạn chế như: Khi trường Hoa Sữa thành lập thì tại Việt Nam vẫn chưa có một mô hình trường học làm CTXH nào hoạt động ĐTN và GTVL với mục đích từ thiện nói riêng chưa từng xuất hiện nên trường Hoa Sữa không có một mô hình mẫu nào để học hỏi và làm theo. Do vậy, việc tổ chức các hoạt động một cách bài bản như các trường công lập và như mong muốn của bản thân các thầy cô lập nên Hoa Sữa vẫn còn nhiều khó khăn để có thể thực hiện được.

Nguồn tài chính phục vụ hoạt động của trường còn khó khăn và không ổn định. Vì nguồn kinh phí của trường Hoa Sữa phụ thuộc vào lợi nhuận thu được từ các Nhà hàng, cửa hàng, và các sản phẩm, dịch vụ của trường. Trong quá trình

tự chủ về tài chính trường Hoa Sữa gặp phải nhiều khó khăn, đã có những giai đoạn nhà trường phải dùng lương của giáo viên để chi trả tiền ăn cho học sinh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận động của trường.

Các ngành nghề đào tạo hiện nay cho Người khuyết tật vận động còn quá ít để họ có thể lựa chọn ngành mình yêu thích từ đó có niềm say mê, gắn bó với nghề hơn.

Trường Hoa Sữa hiện chỉ có ít cán bộ chuyên trách về CTXH, hầu như các CBGV của trường còn phải kiêm nghiệm nhiều chức vụ, công việc khác nhau nên hiệu quả công việc chưa thực sự cao.

Người khuyết tật vận động của Hoa Sữa rất đa dạng về dân tộc, văn hóa,

hoàn cảnh,…nên rất khó trong việc quản lý chung. Ngoài ra, kinh nghiệm sống và kỹ năng còn yếu nên nhiều Người khuyết tật vận động bị cuốn theo một số vấn nạn xã hội. Bên cạnh đó một số người còn chưa có định hướng rõ cho tương lai, vì vậy còn nhiều vấn đề nảy sinh. Ví dụ như có những em chưa chịu học, không nghe lời thầy cô.

Việc truyền đạt kiến thức đến học sinh là người khuyết tật vận động còn gặp nhiều khó khăn, các em có những hạn chế nhất định trong việc thực hành các thao tác. Trong phỏng vấn sâu em Nguyễn Kim Tuyến, em đã tâm sự về những khó khăn trong quá trình học nghề: Những khó khăn của Người khuyết tật vận động trong quá trình học nghề :“ Vì là người khuyết tật vận động do vậy em gặp

không ít những khó khăn trong suốt quá trình học nghề. Việc đi lại khó khăn là một hạn chế lớn nhất, cho đến việc học, thời gian đầu em thường xuyên bị kim đâm vào tay và nhiều khi mất kiên nhẫn, cảm thấy chán nản. Tuy nhiên sự động viên của các thầy cô là động lực to lớn giúp chúng em cố gắng hơn.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)