Hoạt động hỗ trợ học phí, chi phí đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (Trang 72)

8. Nội dung luận văn

3.2.1. Các hoạt động trợ giúp:

3.2.1.1. Hoạt động hỗ trợ học phí, chi phí đào tạo

Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn kiên định với những mục tiêu, dự định và ý tưởng nhân văn, nhân đạo như thuở ban đầu mới thành lập trường. Trường đã hỗ trợ cho rất nhiều những con em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật vận động được học nghề và tìm kiếm cho họ việc làm phù hợp. Các đối tượng được nhà trường ưu tiên áp dụng đối với hệ sơ cấp và ngành Quản trị nhà hàng (Hệ Trung cấp). Trong đó:

Bảng 3.1.Các đối tượng ưu tiên của Hoa Sữa

Đƣợc áp dụng từ ngày 19/05/2016

(kèm theo quyết định số 20/QĐ-THS ngày 19/5/2016)

ĐỐI TƢỢNG GIẤY TỜ CHỨNG THỰC CÁC ĐỐI TƢỢNG ƢU TIÊN 100%

Con gia đình nghèo có sổ: Theo QĐ 09/2011 – TTg và chỉ thị 1752/TTg Quy định chuẩn nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn từ 2011 - 2015, hoặc theo QĐ 59/2015/QĐ - TTg về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp

Sổ hộ nghèo công chứng và kiểm tra sổ gốc

dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 Con gia đình nghèo theo QĐ 09/2011-TTg và Chỉ thị 1752/TTg Quy định chuẩn nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn từ 2011 – 2015, hoặc theo QĐ 59/2015/QĐ - TTg về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp

dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Đã

có quyết địn n ƣng c ƣ có sổ hộ nghèo

Bản sao công chứng quyết định hộ nghèo và kiểm tra bản gốc khi đã vào học tại trường

Con gia đình cận nghèo theo QĐ 09/2011-TTg và Chỉ thị 1752/TTg Quy chuẩn nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn từ 2011-2015, hoặc theo QĐ 59/2015/QĐ - TTg về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020

Giấy xác nhận của Cấp Quận, Huyện về hộ cận nghèo (nhà trường xét các đối tượng khi vào học)

Con gia đình nghèo trong vùng 60 huyện nghèo của cả nước theo QĐ30a/2008-TTg

có xác nhận của địa phương nằm trong vùng 60 huyện nghèo của cả nước.

Mồ côi cha mẹ không nơi nương tựa Xác nhận nghèo ở địa phương,xác nhận

không nơi nương tựa Tổ chức xã hội chính phủ và phi

chính phủ trong và ngoài nước: (Có

thỏa thuận hợp tác với Hoa Sữa)

Có công văn của tổ chức xã hội xác nhận và gửi về trường

vùng xa biên giới hải đảo khai sinh Con liệt sỹ, Con nạn nhân chất độc

da cam theo nghị định 49/NĐ – TTg Chính phủ

Đã được nhà nước hỗ trợ chi phí học và ưu đãi giáo dục

Con gia đình có bố mẹ bị khuyết tật nhưng khó khăn về kinh tế

Có giấy xác nhận nghèo của địa phương (cấp xã, Phường và Huyện, Quận)

Con gia đình có bố mẹ ly dị nhưng không nơi nương tựa hoặc ở với ông bà…nhưng khó khăn

Có giấy xác nhận của địa phương (cấp xã, Phường và Huyện, Quận)

Học sinh khiếm thính và khuyết tật vận động nhẹ, Khuyết tật nghe nói, khuyết tât trí tuệ, khuyết tật tự kỷ thể nhẹ (Học may và Thêu)

Giấy chứng nhận khuyết tật, giấy khám sức khỏe chứng nhận khuyết tật (cấp quận, huyện)

CÁC ĐỐI TƢỢNG ƢU TIÊN 75%

Học sinh dân tộc ít người Có xác nhận của địa phương ( cấp xã,

Phường và Huyện, Quận )

Mồ côi một bề, gia đình cận nghèo Xác nhận ở địa phương hoặc giấy chứng từ

CÁC ĐỐI TƢỢNG ƢU TIÊN 50 %

Theo nghị định 49/NĐ – TTg Chính phủ đối với con thương binh: 1/4; 2/4;3/4;4/4 và bệnh binh 1/3;2/3;3/3

Được nhà nước hỗ trợ chi phí học và ưu đãi giáo dục.

Con gia đình cận nghèo theo QĐ 09/2011-TTg và Chỉ thị 1752/TTg Quy định chuẩn nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn từ 2011 – 2015.

Xác nhận của cấp Xã – Phường về hộ cận nghèo

Người bị ngược đãi, bạo hành… giám hiệu nhà trường sẽ có quyết định điều chỉnh lên các mức cao hơn cho người học.

ĐỐI TƢỢNG HỌC THEO NHU CẦU

Đào tạo các lớp theo nhu cầu người học Đào tạo theo địa chỉ của các doanh nghiệp Liên kết đào tạo theo chương trình

dự án của quốc gia về lao động nông thôn

Theo dự án 1956 của chính phủ

Đào tạo nâng cao tay nghề hoặc chuẩn hóa kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn của tổng cục du lịch Việt Nam

(Nguồn: Phòng Công tác học sinh cung cấp)

Học sinh là Người khuyết tật vận động khi tham gia học nghề tại Hoa Sữa được hưởng chế độ miễn phí 100% theo quy định mới của trường tính từ 19/05/2016 . Chi phí cho 1 học sinh khuyết tật vận động khi theo học tại Hoa Sữa ước tính là 104USD/tháng. Trong đó, tiền học phí của các em chưa bao gồm tiền nguyên liệu học là 310.000đ/tháng, ngoài ra trong quá trình thực tập tại trường các em được hưởng học bổng theo quy định chung của nhà trường 300.000đ đến 500.000đ/tháng. Điều đó cho thấy, với số lượng lớn học sinh được miễn giảm hàng tháng, đối với một DNXH ( Doanh nghiệp xã hội) như Hoa Sữa để duy trì điều đó không phải là dễ dàng.

Ngoài việc người khuyết tật vận động khi theo học tại trường được miễn giảm học phí và chi phí ăn ở, các em còn được nhận trợ cấp xã hội của Nhà nước theo quy định của Pháp luật hàng tháng. Cũng như nhiều đối tượng yếu

động tại trường Hoa Sữa cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhà nước trên nhiều phương diện như: y tế, giao thông, giáo dục,...

Phải ghi nhận những đóng góp to lớn của nhà trường trong việc hỗ trợ NKT nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng hòa nhập cộng đồng thông qua học nghề và tìm kiếm cơ hội việc làm.

3.2.1.2. Hoạt động hỗ trợ chi phí ăn ở, sinh hoạt

Một số các hoạt động hỗ trợ cho học sinh khuyết tật vận động khi hoc tại Trường Hoa Sữa là: các em không chỉ được miễn giảm kinh phí đào tạo, ăn ở, và tài liệu học tập cần thiết, mà còn được nhà trường tạo điều kiện ở trong khu nội trú.

Cảm động trước tấm lòng của đội ngũ giáo viên và tin tưởng vào cách thức phát triển của sự nghiệp đào tạo và dạy nghề của nhà trường. Năm 2000, Quỹ phát triển văn hóa xã hội Tây Ban Nha và Đại Sứ Quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã quyết định hỗ trợ kinh phí để xây dựng khu nhà nội trú với quy mô 160 chỗ ở cho học sinh trên mảnh đất có diện tích trên 2000m2 do Thành phố Hà Nội cấptrên Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai từ thủa ban đầu

Ở khu nội trú trường sẽ thuận lợi cho người khuyết tật, đặc biệt là những người khuyết tật vận động, gặp khó khăn với các cơ quan vận động trong việc học tập, đi lại, thực hành, giao lưu kết bạn, chăm sóc sức khỏe, tìm kiếm tài liệu học tập tại thư viện,… Người khuyết tật vận động được ưu tiên xếp chỗ, và được ở khu dành riêng được xây dựng các lối hành lang đi riêng, công trình vệ sinh chung, hệ thống ổ điện vòi nước, cách bố trí giường,…phù hợp với đặc điểm để cuộc sống của người khuyết tật vận động diễn ra tiện lợi, thoải mái nhất. Được trang bị đầy đủ các phương tiện, vật dụng sinh hoạt cần thiết hàng ngày như: Giường, chiếu, chăn gối, màn, tủ đựng quần áo cá nhân. Ngoài ra, những vật dụng lớn hơn như: tivi, quạt, chậu giặt... dùng chung cùng các học sinh khác trong

phòng. Được tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa,văn nghệ, TDTT,…tổ chức tại trường.

Với việc hỗ trợ 2 bữa ăn chính (trưa, chiều) nhà trường quản lý học sinh ăn bằng việc phát phiếu ăn cho từng người trước các bữa ăn chứ không hỗ trợ bằng tiền mặt. Để đảm bảo học sinh khuyết tật vận động sử dụng sự trợ giúp đúng mục đích và đảm bảo sức khỏe cho họ. Các bạn khuyết tật khiếm thính thường đi lấy cơm, thức ăn hộ các bạn bị khuyết tật vận động. Trong số 45 NKT đang học tại hai lớp May – Thêu, trường tìm một người khuyết tật có tiếng nói làm chỉ huy mọi hoạt động sinh hoạt chung lớp, đặc biệt hỗ trợ Người khuyết tật vận động khi cần đi lại. Thông qua người chỉ huy này trường phổ biến các nội dung, quy chế, hoạt động phong trào cho các thành viên trong lớp có thể nắm bắt đầy đủ, kịp thời. Ngoài 2 bữa ăn chính trị giá 15.000đ/bữa (Ở đây có sự hỗ trợ rất lớn của trường Hoa Sữa về công cụ, dụng cụ, con người để giá thành bữa ăn cho học sinh không bị tăng lên theo giá cả hàng hóa biến động ngoài thị trường mà vẫn phải đảm bảo được sức khỏe của học sinh, chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Một tháng tiền ăn đối với một học sinh là 900.000đ, tiền ở nội trú là 250.000đ. Các em là học sinh khuyết tật vận động được miễn giảm hoàn toàn.

Nước uống được đun sôi và qua hệ thống lọc được đặt dưới chân cầu thang để học sinh tự lấy. Nước tắm được đun bằng bình nóng lạnh đặt dưới chân cầu thang để giúp các học sinh thuận lợi hơn trong sinh hoạt và đảm bảo sức khỏe cho các em. Với những hoạt động tổ chức bên ngoài trường, Người khuyết tật vận động sẽ được xe ôtô của nhà trường đưa đón đúng giờ, an toàn.

Với chính sách như trên, Hoa Sữa đã góp phần ổn định đời sống cho NKT nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng, tạo thuận lợi nhất có thể để các em có điều kiện học tập tốt nhất. Ở Hoa Sữa, các em nhận được rất nhiều

sự quan tâm từ phía GĐ, nhà trường, thầy cô và bạn bè. Một ngôi nhà của những người yếu thế luôn ngập tràn niềm vui, sự quan tâm và ấm áp tình người.

3.2.1.3. Hoạt động chăm sóc ý tế

Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa có 01 trung tâm y tế được trang bị đầy đủ thuốc men, trang thiết bị y tế nhằm phục vụ các em học sinh khi cần thiết và được đặt ngay tại Trung tâm may-thêu để tạo điều kiện khám chữa bệnh, ưu tiên đặc biệt đối với đối tượng người khuyết tật, có 02 cán bộ túc trực 24/24h.

Các hoạt động chăm sóc y tế cho người khuyết tật vận động bao gồm: cấp phát thuốc và khám chữa bệnh định kỳ miễn phí, tìm kiếm các dự án, đưa nguồn lực vào trợ giúp khám chữa bệnh miễn phí cho học sinh ( Ví dụ: Khám răng miễn phí…) , cung cấp sách và các bài tập hướng dẫn phục hồi chức năng cho học sinh khuyết tật vận động, các em được nhà trường chăm sóc sức khỏe cẩn thận và đóng bảo hiểm y tế đều đặn hằng năm.

Vì trường là cơ sở dạy nghề,và kinh phí hoạt động của nhà trường còn hạn hẹp vì vậy trường mới chỉ dừng lại ở thăm khám và phát thuốc miễn phí khi học sinh đau ốm thông thường. Nên việc phục hồi chức năng cũng là khía cạnh nhà trường khá quan tâm, tuy nhiên do sự hạn chế về mặt kinh tế nên vấn đề đó vẫn còn là câu chuyện rất dài mà Hoa Sữa vẫn mong muốn hướng đến trong tương lại. Với trường hợp học sinh cần được chuyển đến bệnh viên, nhà trường sẽ có công văn gửi tới bệnh viên để các em được khám chữa bệnh miễn phí hoặc giảm bớt chi phí khám chữa bệnh cho các em. Với nhiệm vụ đào tạo nghề ưu tiên cho người khuyết tật vận động nhẹ, những người có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường đã thực sự làm tốt vai trò của mình. Không chỉ vậy việc chăm sóc sức khỏe của nhà trường đối với các học sinh cũng là việc làm hết sức ý nghĩa và

đáng khen ngợi. Nhà trường đã thực sự làm tốt sứ mệnh của mình và đáng được nhân rộng mô hình và các trường học hỏi theo.

3.2.2. Các hoạt động đào tạo nghề:

3.2.2.1. Các ngành nghề đào tạo

Trước đây, tại thời điểm thành lập trường năm 1994 chưa có Trung tâm May-Thêu dành cho người khuyết tật. Tuy nhiên đến năm 1997, một số gia đình có con em là trẻ khuyết tật vận động tại Hà Nội có nhu cầu cho con em của mình theo học tại Trường đã tìm tới Hoa Sữa với mong muốn cho các em được học nghề. Lãnh đạo trường Hoa Sữa đã trăn trở không biết sẽ dạy gì cho các em và dạy như thế nào?

Sau quá trình cân nhắc những ngành nghề phù hợp cho người khuyết tật vận động , và đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Lãnh đạo nhà trường đã quyết định chọn nghề May-Thêu để dạy cho người khuyết tật vận động vì nó phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật vận động. Bên cạnh đó, nó tạo ra các sản phẩm phục vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch lĩnh vực mà xã hội đang có nhiều nhu cầu, đồng thời hợp với tiêu chí du lịch mà trường đang hướng tới.

Từ những ngày đầu nhen nhóm đến khi thành lập trung tâm May-Thêu là muôn vàn những khó khăn. Từ những khó khăn trong đào tạo xen kẽ giữa người khuyết tật và người không khuyết tật, Người khuyết tật vận động với người không khuyết tật vận động,...cho đến tìm kiếm giáo viên, xây dựng chương trình học cũng gặp không ít trở ngại. Vì học sinh khuyết tật vận động thường gặp khó khăn hơn trong vấn đề đi lại, giao tiếp so với các bạn đồng trang lứa. Khó khăn hơn hết là tìm kiếm, vận động các cơ quan, Doanh nghiệp cùng chung tay với Hoa Sữa giải quyết việc làm cho Người khuyết tật vận động sau khi ra trường. Cái khó của thời điểm đó là xã hội nhìn nhận người khuyết tật cũng

khác bây giờ, và họ chưa thực sự tin tưởng vào khả năng của những người khuyết tật như vậy.

Vượt lên trên những khó khăn đó, Hoa Sữa đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận động bằng cái tâm, sự tận tụy của thầy cô giáo nhà trường. Và trở thành mô hình làm công tác xã hội tiên phong ở Việt Nam được các tổ chức trong và ngoài nước đến học hỏi và nhân rộng mô hình.

Xin được mượn lời của Cô Lê Thị Kim Phượng, nguyên là Hiệu phó nhà trường, khi được hỏi về quan điểm của nhà trường trong đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động: “ Đào tạo nghề cho những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

nói chung và người khuyết tật, Người khuyết tật vận động nói riêng tại Hoa Sữa đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ và đồng lòng của tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường trong những năm qua. Những thành tựu và sự ghi nhận của đông đảo các tổ chức, Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã và đang là nguồn động lực to lớn cho nhà trường trong quá trình thực hiện sứ mệnh cao cả là giúp đỡ những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, được học nghề và có việc làm phù hợp.”

Tại Hoa Sữa, hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động xoay quanh 2 ngành nghề May công nghiệp và Thêu và kết hợp may-thêu. Lý do vì, ngành May – Thêu phù hợp với điều kiện sức khỏe của Người khuyết tật vận động. Thêm vào đó, sản phẩm của ngành May – Thêu cũng phục vụ cho ngành Du lịch và phù hợp với mục tiêu, cũng như định hướng phát triển của trường. Mặc dù có rất nhiều ngành nghề Người khuyết tật vận động có thể theo học, song do khả năng và mối quan hệ về đối tác của Hoa Sữa, mới có thể nhận Người khuyết tật vận động đi làm và tiêu thụ sản phẩm của Người khuyết tật

vận động ở hai ngành May – Thêu nên hiện tại Hoa Sữa tập trung vào dạy 2 nghề này cho Người khuyết tật vận động.

STT Giới tính Lớp may Lớp thêu

1 Nam 08 02

2 Nữ 12 10

Học sinh ở Trung tâm may –thêu đa phần là nữ, tỷ lệ nam ít hơn ở cả 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)