Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (Trang 29 - 34)

8. Nội dung luận văn

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Thuyết nhu cầu

Mỗi con người đều có những nhu cầu về vật chất và tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và phát triển.

Abraham Maslow (1908 – 1970) – nhà tâm lý học gốc Do Thái đã chia nhu cầu con người thành năm thang bậc từ thấp đến cao:

Nhu cầu sống còn: Đây là những nhu cầu cơ bản nhất cả con người. Nếu nhu cầu cơ bản này không đạt được sẽ không thể tiến thêm ở bậc nhu cầu tiếp theo. Bao gồm: thức ăn, nước uống, bài tiết, thở,..

Nhu cầu an toàn: Cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.

Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. không muốn cô đơn, bị bỏ rơi ngoài xã hội.

Nhu cầu được quý trọng, kính mến: cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.

Nhu cầu về tự thể hiện bản thân: muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.{16}

Thuyết nhu cầu của A.Maslow có thể được vận dụng để nghiên cứu về những người khuyết tật vận động. Nó là cơ sở khoa học để nhận biết được những đặc trưng về tâm lý và hành vi của con người và người khuyết tật vận động. Chúng ta đều biết, nhu cầu sẽ xuất hiện khi con người nói chung, Người khuyết tật vận động nói riêng bị thiếu hụt những yếu tố nhất định trong môi trường sống, những thiếu hụt này nếu không được bù đắp kịp thời sẽ gây ra các căng thẳng về tâm, sinh lý. Về sinh lý: Xuất hiện trạng thái mất cân bằng trong cơ thể, gây nên cảm giác khó chịu (khát, đói, nóng,…). Về tâm lý: Xuất hiện những cảm xúc tiêu cực khi bị bỏ rơi, không quan tâm, thiếu sự tương tác, tình yêu, sự che chở, đùm bọc,…

Theo quan điểm của Maslow, các nhu cầu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước tiên Người khuyết tật vận động cần đáp ứng ở các mức độ thấp. Sau đó, mới tìm đến sự đáp ứng ở các nhu cầu bậc thang cao hơn. Về cơ bản Người khuyết tật vận động cũng có tất cả các nhu cầu của một con người bình thường trong xã hội như: Ăn, ở, đi lại, khẳng định mình, được quan tâm yêu thương, an toàn, vui chơi giải trí,…Nhưng do đặc thù của bản thân nên những nhu cầu của Người khuyết tật vận động thể hiện ở một cấp độ hơi khác:

Người khuyết tật vận động mong muốn nơi ăn ở của mình có những cơ sở vật chất hạ tầng phù hợp: Giường, công trình công cộng, vệ sinh, giao thông,…thuận tiện, phù hợp với đặc điểm của NKT. Hiểu đặc điểm tâm sinh lý của Người khuyết tật vận động nên các trường dành cho Người khuyết tật vận động, trong đó có Hoa Sữa đã bố trí riêng khu nội trú dành cho NKT với những tiện ích và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong đi lại cho NKT, đặc biệt là Người khuyết tật vận động.

Mặc dù Người khuyết tật vận động có những khiểm khuyết về bản thân song họ cũng có những lo toan, buồn phiền, mệt mỏi,…nên cũng cần có nhu cầu vui chơi giải trí. Thậm chí do sống khép mình, ít giao tiếp với mọi người và thế giới bên ngoài nên Người khuyết tật vận động còn có những mong muốn cao về những nhu cầu giải tỏa tâm lý, vui chơi phù hợp với bản thân.

Nhu cầu tình cảm riêng tư là một trong những nhu cầu Người khuyết tật vận động rất chú trọng nhưng lại rất nhạy cảm, tế nhị và thường bị che đậy, ít được bộc lộ. Người khuyết tật vận động có tâm sinh lý phát triển bình thường, họ cũng có nhu cầu cao về việc được quan tâm, chia sẻ tình cảm với người khác giới. Họ cũng muốn có những gia đình cho riêng mình. Nhưng rất nhiều lý do như: Tự ti về bản thân, không biết cách thể hiện tình cảm, và do vậy rất nhiều người đã không tìm được người phù hợp với mình, sợ bị chê cười,…nên Người khuyết tật vận động thường che giấu tình cảm thật của mình.

Thực tế cho thấy, hiện nay một số nhu cầu bậc cao của Người khuyết tật vận động ít có cơ hội để hiện thực hóa (VD: NKT gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, tìm kiếm việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội,…). Người khuyết tật vận động rất cần sự trợ giúp phù hợp từ phía gia đình, cộng đồng, xã hội để họ có thêm cơ hội đáp ứng các nhu cầu, để có cuộc sống bình thường, được phát triền và hòa nhập. Ở trường Hoa Sữa NKT nói chung, Người khuyết tật vận động nói riêng đã được tạo điều kiện để được đáp ứng các nhu cầu này, được học nghề và có cơ hội việc làm phù hợp với bản thân.

Học nghề và có việc làm sẽ là cầu nối giúp người khuyết tật vận động đến gần hơn tới cộng đồng, thông qua đó giúp người khuyết tật vận động có cảm giác được thuộc về một nhóm nào đó, giúp họ găn kết với cộng đồng, không bị tách biệt với cộng đồng bởi những mặc cảm, tự ti. Người khuyết tật vận động là những người có những khiếm khuyết về cơ quan vận động, nhưng có trí tuệ như những người bình thường, luôn có ám ảnh bị mọi người xa lánh,

thì khi có sự tương tác với các thành viên trong xã hội,có được cảm giác tôn trọng, được xã hội tin tưởng, tạo cơ hội về việc làm để kiếm ra thu nhập, họ sẽ có cảm giác gắn kết với cộng đồng và sống có ích hơn. Vận dụng quan điểm của Maslow, chúng ta có thể tin rằng, việc đào tạo nghề và giúp Người khuyết tật vận động có việc làm phù hợp sẽ là con đường ngắn nhất giúp Người khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng, khẳng định được giá trị bản thân và được khẳng định chính mình như những người bình thường khác. Cũng từ đó, họ có thể tự đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất là sau khi ra trường, có thu nhập và tự trang trải được cho cuộc sống bản thân.

1.2.2. Thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng rất lớn trong tư duy xã hội học.

Dưới góc độ công tác xã hội, hệ thống được xem là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tư và liên hệ với nhau để hoạt động một cách thống nhất và đa dạng. Con người và các nhóm xã hội không tồn tại biệt lập mà phụ thuộc vào hệ thống trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống .

Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc tư lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanfy. Sau này lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson, Mancosco,...phát triển.

Tiểu hệ thống là các hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Các tiểu hệ thống gắn kết và tương tác với nhau tạo nên hệ thống lớn hơn. Có 3 loại hệ thống thỏa mãn cuộc sống của con người là:

Hệ thống chính thức: Từ các tổ chức xã hội, nghiệp đoàn xã hội mà cá nhân là thành viên trong đó; hỗ trợ các nguồn lực trực tiếp cho các cá nhân hoặc nhóm xã hội giúp họ có được các cách thức tồn tại cùng với các hệ thống xã hội khác nhau.

Hệ thống phi chính thức: Bao gồm bạn bè, gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp, tinh thần, lời khuyên bảo, thông tin, các nguồn lực và hoạt động trợ giúp cụ thể.

Hệ thống xã hội: Các hoạt động xã hội, các chương trình hoạt động tình nguyện, các phong trào xã hội; các tổ chức nhân đạo từ thiện hỗ trợ nhận con nuôi, các chương trình đào tạo nghề; các dịch vụ pháp lý; Các bệnh viện, trường học, các cơ sở việc làm, trung tâm phúc lợi...

Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm và ngược lại. Trong công tác xã hội, chúng ta không thể không chú ý tới sự ảnh hưởng qua lại đó. Việc tạo dựng và phát huy những tiềm năng và sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực hành CTXH.

Vấn đề của Người khuyết tật vận động là ở chỗ họ đã không sử dụng được hệ thống một cách hiệu quả có thể bởi 1 số lý do: Hệ thống nguồn lực đã tồn tại không đầy đủ trong họ, Người khuyết tật vận động không biết cách sử dụng nguồn lực ra sao. Trong trường hợp này, NVXH cần đóng vai trò trong việc giúp Người khuyết tật vận động tăng cường khả năng của bản thân và tự giải quyết vấn đề của mình, xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân Người khuyết tật vận động với các hệ thống nguồn lực, giúp cải thiện mối tương tác giữa cá nhân trong các hệ thống nguồn lực, giúp đỡ phát triển. Ap dụng thuyết hệ thống vào việc trợ giúp Người khuyết tật vận động trong đào tạo nghề tại trường TC KT-DL Hoa Sữa chúng ta có thể thấy, trường đã và đang làm rất tốt việc kết nối nguồn lực nhằm hỗ trợ tốt nhất đến Người khuyết tật vận động. Nguồn lực ở đây trước hết là sự huy động, sự hảo tâm và hợp tác từ các tổ chức trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tài chính và cử cán bộ đến trường để đào tạo nâng cao tay nghề cho Người khuyết tật vận động. Ngoài ra các tổ chức còn có sự ủng hộ nhất định trong việc tiếp nhận những Người khuyết tật vận động của nhà trường vào

làm việc tại đơn vị của mình. Hiện nay nhà trường có sự cam kết 100% người khuyết tật của trường, sau khi tốt nghiệp được giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó, vận dụng lý thuyết hệ thống, chúng ta có thể thấy, trong quá trình học tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)