Hoạt động CTXH trong đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (Trang 91 - 96)

8. Nội dung luận văn

3.2.4. Hoạt động CTXH trong đào tạo nghề

3.2.4.1. Hoạt động tham vấn tâm lý

Trong những năm gần đây, nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác xã hội, trường Hoa Sữa đã quan tâm nhiều tới việc vận dụng tri thức công tác xã hội vào các hoạt động của trường.

Trường Hoa Sữa có trung tâm y tế -Tham vấn tâm lý dành riêng cho học sinh của trường, hướng sự quan tâm đặc biệt và ưu tiên dành cho đối tượng người khuyết tật vận động. Hoạt động tham vấn tâm lý được thực hiện ngay từ khi học sinh mới nhập học. Quá trình phỏng vấn sâu là rất cần thiết, NVXH sẽ dựa trên cơ sở đó và phân loại học sinh nhằm hỗ trợ các em khi gặp phải các vấn đề khó khăn của cuộc sống. NVXH sẽ có điều kiện quan tâm tới từng học sinh, thông qua việc chọn ra trong số 32 học sinh khuyết tật vận động một em nhanh nhẹn nhất sẽ giúp NVXH có những can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi các em gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống .

Trường hợp em Lê Ngọc Xuyên là một ví dụ cụ thể, em đã có những sự thay đổi tích cực nhờ hoạt động can thiệp về mặt tham vấn tâm lý, nghề nghiệp của nhà trường, là học sinh khuyết tật vận động, em mất bố mẹ trong một vụ tai nạn giao thông. Vì vậy em vẫn luôn bị những ám ảnh về vụ tai nạn đó. Theo học tại Hoa Sữa, nhưng đôi khi em hơi trầm so với các bạn, thường xuyên ngồi một mình trong góc và ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Với kỹ năng quan sát, NVXH đã nhanh chóng nắm bắt được trạng thái tâm lý của em và đã có những can thiệp phù hợp. Thông qua việc trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ với em. Qua đó dạy em cách vượt qua nỗi đau để mạnh mẽ, vươn lên trong cuộc sống và sống tự tin hơn. Khi trò chuyện, em đã có những chia sẻ về quãng thời gian đó: “ Vào

lại và chịu nhiều sự kỳ thị của cộng đồng. Tuy nhiên, dù là những khó khăn nào thì khi vào học tại Hoa Sữa, chúng em cũng được sự hỗ trợ. Không chỉ được học nghề mà chúng em còn được nhà trường định hướng nghề nghiệp, và hỗ trợ về mặt tâm lý khi chúng em gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Em cũng đã từng được nhà trường tham vấn tâm lý khi đối mặt với chuyện tình cảm không được suôn sẻ. Đó là giai đoạn khó khăn với em, nhưng được sự chỉ dạy, bảo ban của các thầy cô em đã vượt qua và vui vẻ trở lại.”

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã hỗ trợ các em thông qua việc cung cấp các sách tham vấn tâm lý nhằm giúp các em nâng cao hiểu biết, kiến thức sống. Giúp các em trở nên tự tin và yêu đời hơn.

Trong quá trình học nghề, việc nhà trường hỗ trợ tham vấn tâm lý giúp người khuyết tật vận động tạo dựng được lòng yêu nghề, tạo sự thay đổi tích cực hơn, người khuyết tật vận động học được những đức tính cần thiết để hoàn thiện bản thân như tính kiên nhẫn, tính kỷ luật. Qua đó có được bản lĩnh sống, bản lĩnh trong các mối quan hệ xã hội.

Trong cuộc phỏng vấn sâu với Em: Nguyễn Đức Tụng, một học sinh là người khuyết tật vận động của Hoa Sữa đã ra trường, em cho biết:” Trước đây,

em thấy rất tự ti vào bản thân. Một phần vì gia đình nghèo không có điều kiện ăn học, phần vì hay bị các bạn trêu đùa nên em chỉ học đến lớp 4 thì gia đình cho em nghỉ học. Tuy nhiên, em rất cám ơn các thầy cô trường Hoa Sữa đã chỉ bảo, rèn rũa em. Mặc dù bây giờ đã ra trường, tuy nhiên em không quên được quãng thời gian học tại nơi đây. Mới đầu, khi học ở Hoa Sữa em khá nhút nhát và mặc cảm. Đồng thời, hoàn cảnh gia đình em khá khó khăn, cha mẹ em đều thuộc hộ nghèo, cha em nghiện rượu và thường xuyên đánh đập, chửi rửa mẹ con em. Em cảm thấy rất buồn và nghĩ rằng, mình là một phần lý do khiến cha em như vậy. Tuy nhiên, khi học tại Hoa Sữa dưới sự động viên, hỗ trợ em về

mặt tâm lý của các thầy cô đã giúp em lấy lại tinh thần và thấy được giá trị bản thân mình. Tuy tàn nhưng không phế. Em vẫn có thể làm việc, kiếm tiền và cố gắng gửi về cho mẹ. Giờ đây, khi đã ra trường và đi làm, em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, bản lĩnh và mạnh mẽ hơn. Em đã học được cách chấp nhận mình và không ngừng nỗ lực cố gắng.”

Nội dung tham vấn tâm lý thường được các em quan tâm nhiều nhất, phần lớn là chuyện tình cảm đôi lứa, bạn bè. Tiếp đó là những vấn đề xoay quanh chuyện gia đình, hoàn cảnh bản thân. Là người khuyết tật vận động nên các em thường có những mặc cảm về bản thân, dễ có những cảm xúc tiêu cực khi đối mặt với những khó khăn. Do vậy, các em cũng rất cần sự lắng nghe, chia sẻ, và trên thực tế các em cũng có những mối quan tâm, lo sợ về công việc sau khi tốt nghiệp ra trường, mong muốn có người chia sẻ để cảm thấy yên tâm hơn để có động lực học tập một cách tốt nhất.

Hình thức tham vấn được nhà trường áp dụng chủ yếu là qua trực tiếp, giữa NVXH với học sinh; hoặc qua hình thức tuyên truyền, qua những buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Có thể nói rằng với một mô hình trường đào tạo nghề như Hoa Sữa, việc lồng ghép CTXH vào các hoạt động của nhà trường thực sự là đáng khen ngợi và đúng đắn. Tuy nhiên, ở Hoa Sữa các hoạt động CTXH, tham vấn tâm lý chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình, hoạt động tham vấn tâm lý mới chỉ dừng lại ở việc trợ giúp các em khi các em có nhu cầu, gặp vấn đề, mà chưa quan tâm tới việc làm thế nào để phòng ngừa. Chưa có những tổ tham vấn, nhóm tham vấn hoạt động một cách chuyên nghiệp. Đồng thời trường cũng chưa có các hoạt động dành cho những nhóm đồng đẳng, đây cũng là một hoạt động hay, bởi vì nhóm đồng đẳng sẽ hỗ trợ nhau về mặt tâm lý rất lớn, chia sẻ với nhau và

tìm cách tháo gỡ những vấn đề, giúp nhau trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sẽ giúp các NVXH dễ quản lý và nắm bắt tình hình nhóm.

Bên cạnh đó, trong các hoạt động công tác xã hội nhà trường mới chỉ quan tâm tới tham vấn tâm lý mà chưa có sự chủ động tham vấn về mặt pháp lý, nên khi tốt nghiệp, các học viên cũng gặp nhiều lung túng khi phải đối diện với những vấn đề cụ thể của cuộc sống. Các nội dung tham vấn pháp lý như: tham vấn cho đối tượng Người khuyết tật vận động về luật người khuyết tật, luật giáo dục có đề cập tới người khuyết tật, luật việc làm,…tham vấn cho các em về quyền và lợi ích hợp pháp của mình để sau này trong quá trình làm việc các em tránh khỏi những va vấp là rất quan trọng. Ngoài ra, nhà trường cũng đã giới thiệu cho các em một số địa chỉ tin cậy về mặt pháp lý và cách thức để sau này các em tiệp cận một cách dễ dàng hơn với các văn phòng, cơ quan tư pháp. Đây là những điểm mới gần đây trong công tác tham vấn về công tác xã hội cho học viên.

3.2.4.2 Một số nhận xét về việc đưa CTXH vào hoạt động ĐTN cho Người khuyết tật vận động tật vận động

Từ trước tới nay, Hoa Sữa đã làm rất tốt vai trò của mình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Quốc gia, thông qua hoạt động đào tao nghề và giới thiệu việc làm cho những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, người khuyết tật vận động. Tuy nhiên, nếu như Hoa Sữa vận dụng có hiệu quả hơn nữa phương pháp và kỹ năng CTXH vào thực tế nhà trường, thì hoạt động đào tạo nghề sẽ mang lại những kêt quả tich cực hơn.

Người khuyết tật vận động là một trong những nhóm yếu thê, bản thân họ có những khiếm khuyết trên thân thể, trên các cơ quan vận động, họ gặp phải những trở ngại trong đi lại, cử động nên họ không thể lao động, làm việc như

những người bình thường khác. Do vậy, Người khuyết tật vận động rất cần được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ công tác xã hội.

Dịch vụ CTXH ở đây được hiểu đơn giản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu của con người, từ những điều cơ bản nhất nhằm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống của con người.

Người khuyết tật vận động cũng như những người bình thường. Có nhu cầu từ cơ bản nhất như ăn, uông, nghỉ ngơi,...cho đến những nhu cầu cao hơn về việc được thể hiện bản thân, thụ hưởng. Chính vì vậy, họ không chỉ mong muốn được học nghề, được tạo cơ hội việc làm. Mà hơn hết, họ mong muồn có được môi trường sống lành mạnh, sự sẻ chia, đồng cảm từ những người đồng đẳng với mình. Và bên cạnh đó, họ mong muốn được học cách giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng, được bình đẳng như những người lành lặn trong cuộc sống.

Đối tượng Người khuyết tật vận động đang theo học ở Hoa Sữa cũng không nằm ngoài những nhu cầu đó. Chính vì vậy, rất cần sự giúp đỡ của đội ngũ NVXH , giúp Người khuyết tật vận động được tiếp cận gần hơn tới các nguồn lực, như sự huy động nguồn lực khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho Người khuyết tật vận động đang theo học tại trường, tạo điều kiện sức khỏe tốt nhất cho Người khuyết tật vận động có thể yên tâm học hành. Ngoài ra NVXH cũng tham vấn tâm lý cho Người khuyết tật vận động khi cần thiết, hỗ trợ họ khi có nhu cầu.

Bên cạnh việc đào tạo nghề, thông qua các hoạt động CTXH, nhà trường cũng đã đào tạo thêm cho Người khuyết tật vận động các kỹ năng sống, sự tự tin, nghị lực để bước vào đời, hòa nhập cùng cộng đồng. Người khuyết tật vận động cũng biết cách vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống, biết cách xây dựng các mối quan hệ tốt trong quá trình lao động nghề nghiệp, trong sinh hoạt, giải trí. Đây là điều mà nếu không có sự trợ giúp về CTXH, Người khuyết tật

Có thể nói rằng CTXH có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi tích cực dối với đời sống Người khuyết tật vận động, thúc đẩy đời sống XH phát triển. Chính vì vậy, CTXH có ý nghĩa rất lớn trong đời sống Người khuyết tật vận động nếu như nó được thực hiện một cách nghiêm túc và đáp ứng được nhu cầu của Người khuyết tật vận động, góp phần nâng cao hiệu quả ĐTN cho Người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)