Nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (Trang 82 - 86)

8. Nội dung luận văn

3.2.2. Các hoạt động đào tạo nghề:

3.2.2.2. Nội dung đào tạo

Quy trình đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận động tại trường Hoa Sữa diễn ra theo tiến trình sau: Tuyển sinh, chia lớp => Định hướng nghề nghiệp => Nhập môn nghề => Học Kỹ năng sống, Nghề cơ bản => Thực hành, rèn kỹ năng nghề => Thực tập tại trường => Ra trường và làm việc tại các doanh nghiệp may mặc. Trong quy trình đào tạo nghề, nhà trường đã có sự lồng ghép những tri thức về công tác xã hội. Tuy nhiên, hoạt động được Hoa Sữa chú trọng hơn hết là định hướng nghề cho Người khuyết tật vận động ngay từ khi các em mới vào trường nhằm xây dựng niềm tin yêu nghề đối với các em; bên cạnh đó, nhà trường cũng quan tâm tới việc hướng các em tới học kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp nhằm giúp các em học cách giao tiếp với những người đồng đẳng, với những người binh thường khác trong xã hội và hơn hết dạy các em cách quan hệ với ông chủ sau này, khi các em đi làm. Và cũng qua đó, dạy các em học cách kiên nhân, đương đầu trước những sóng gió.

Sau khi có kết quả tuyển sinh và phân lớp nhà trường sẽ lên lịch tổ chức “tuần sinh hoạt công dân” đầu khóa nhằm: Quán triệt nghị quyết, thông tư, chỉ thị, chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời để định hướng nghề nghiệp cho học sinh gắn với Văn hóa Hoa Sữa: Chia sẻ- hợp tác- cùng phát triển.

Các buổi hướng nghiệp cho Người khuyết tật vận động là một nội dung được Hoa Sữa đặc biệt quan tâm. Trong các buổi hướng nghiệp này, Người khuyết tật vận động có cơ hội được các cán bộ giáo viên trao đổi để có cơ hội tìm hiểu về các ngành nghề mà mình sẽ học. Đặc biệt, được trò chuyện, giao lưu với Người khuyết tật vận động là học sinh cũ của trường. Để được các anh, chị đi trước chia sẻ kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn, bí quyết học tập và những điểm cần lưu ý.

Ngoài ra, một hoạt động nữa nằm trong Chương trình Định hướng nghề nghiệp của trường Hoa Sữa là việc tổ chức cho Người khuyết tật vận động đi thăm quan các Doanh nghiệp, xí nghiệp May thêu là đối tác nhận Người khuyết tật vận động sau khi ra trường đi làm trên địa bàn Hà Nội. Người khuyết tật vận động sẽ có cơ hội trực tiếp tiếp xúc với môi trường làm việc và những công việc trong tương lai của bản thân từ đó có niềm đam mê và định hướng đúng đắn, nâng cao ý thức trong quá trình học tập tại trường.

Trong các dịp kỷ niệm trường Hoa Sữa thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề và đưa người khuyết tật vận động đi thi tại các cuộc thi tay nghề trong và ngoài nước tổ chức. Để người khuyết tật vận động được mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề. Doanh nghiệp, các tổ chức Quốc tế là đối tác của nhà trường cũng thường xuyên cử cán bộ về trường để tham gia giảng dạy, chấm thi, thảo luận, tư vấn cho người khuyết tật vận động. Với những người đạt kết quả cao trong học tập, nhà trường có những chế độ học bổng phù hợp, và tổ chức dã ngoại cho các em tạo động lực giúp các em cố gắng, học tập tốt hơn.

Ngoài việc học nghề, học sinh khuyết tật vận động còn được học văn hóa hỗ trợ, cụ thể các môn như: Kỹ năng sống, SKSS, Vẽ, Kỹ năng giao tiếp,… giúp các em trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng tối thiểu để hiểu

Em Nguyễn Hữu Tính, học sinh khuyết tật vận động tại lớp may hiện đã ra trường và đang làm việc tại nhà may Chula đã có những chia sẻ riêng của mình:” Trước đây khi chưa học tại Hoa Sữa, bản thân em là người khá

nhút nhát và ngại giao tiếp với mọi người. Em cảm thấy rất mặc cảm vì mình là người khuyết tật. Tuy nhiên, khi trở thành học sinh của Hoa Sữa và sau này khi ra trường, dưới sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô nơi đây em đã trở thành con người khác, thời gian học tập tại Hoa Sữa khiến em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Chúng em không chỉ học nghề mà còn được trao dồi kiến thức xã hội, được rèn luyện bản lĩnh, nghị lực, và học cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống, tạo dựng cuộc sống mới.”

Trường Hoa Sữa áp dụng khung chương trình trong đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận động dựa trên thực hành, còn lý thuyết được dạy bằng thực tế, cầm tay chỉ việc. Thông qua đó Người khuyết tật vận động có điều kiện rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề, và có một tay nghề vững chắc khi ra trường. Với thời gian học đều đặn, liên tục từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần. Sáng bắt đầu từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h.

Với chương trình đào tạo liên tục và tương đối nhiều so với khả năng của người khuyêt tật vận động. Nhưng nhằm đảm bảo tiến độ học, cũng như giúp người khuyết tật được rèn luyện kỹ năng liên tục để thành thục hơn và quãng thời gian thực hành được nhiều hơn. Điều đó, không tránh khỏi việc đôi lúc các em sẽ cảm thấy mệt mỏi vì áp lực học hành. Các giáo viên của Trung tâm cũng là những người biết nắm bắt tâm lý các em, hiểu được đặc điểm về sức khỏe của các em và tính chất ngành học nên trong quá trình học, giáo viên của hai lớp May – Thêu luôn tạo bầu không khí thân thiện, quan tâm chia sẻ, động viên học sinh của mình.

Khi được hỏi về chương trình học của trường có phù hợp với các em không?. Em Tống Văn Bách đã có những chia sẻ rất chân thành: “ Em nghĩ rằng chương trình học phù hợp với khả năng của chúng em. Tuy lúc đầu mới học cũng có nhiều khó khăn do chưa quen việc, các kỹ năng chưa thành thạo. Nhưng sau một thời gian học, em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều và đã có kỹ năng thuần thục.”

Song song với quá trình đào tạo nghề cho học sinh khuyết tật vận động, nhà trường còn chú trọng tới việc phát triển kỹ năng mềm để mỗi học sinh trưởng thành từ ngôi trường Hoa Sữa đều được đào tạo để trở thành những con người có ích và sống một cách tích cực trong xã hội, hoàn thiện bản thân không chỉ bằng kiến thức, mà các em còn được trang bị sự tự tin, tính kiên nhẫn vượt qua khó khăn, xóa bỏ được những mặc cảm tự ti để vươn lên hòa nhập cộng đồng. Để làm được điều đó, ngoài việc các em được rèn luyện kỹ năng nghề, nhà trường còn quan tâm tới đời sống tinh thần của học sinh thông qua các phương thức hoạt động mang tính công tác xã hội như: giao lưu văn hóa cộng đồng, văn nghệ, diễn đàn, tổ chức các phong trào thể dục, thể thao phù hợp nhằm giúp các em được rèn luyện sức khỏe, tạo cơ hội để các em xây dựng tốt hơn mối quan hệ với mọi người xung quanh. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa cũng là cơ hội giúp các em có thêm những kiến thức để củng cố lòng yêu nghề, yêu quê hương, đất nước và hơn hết giúp các em hiểu sâu sắc hơn những việc nên và không nên làm trong cuộc sống. Ví dụ như tuyên truyền về tác hại HIV/AIDS và biện pháp phòng tránh, những buổi ngoại khóa về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cũng được xem là những hoạt động hết sức có ý nghĩa,… hay những buổi tham vấn cũng không nằm ngoài mục đích trên. Vì vậy có thể nói rằng, nội dung đào tạo của Hoa Sữa khá đặc biệt, trường không chỉ dạy nghề mà còn giúp các em hoàn thiện nhân cách một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)