Quan hệ thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ nhật bản hàn quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 47 - 53)

201 1 Ngoại trưởng Seiji Maehara (1/1)

2.2.1. Quan hệ thương mạ

Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là nét nổi bật nhất trong quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng. Kể từ khi hai nước thực hiện trao đổi buôn bán, kim ngạch thương mại giữa hai nước luôn gia tăng hàng năm và Nhật Bản luôn là bạn hàng lớn của Hàn Quốc. Nếu như trước đây trong một thời gian dài Mỹ luôn là đối tác buôn bán chính của Hàn Quốc thì kể từ khi quan hệ Nhật - Hàn đi vào bình thường hóa, Nhật Bản đã dần dần lấn át vị trí này của Mỹ bằng sự gia tăng liên tục quan hệ thương mại với Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong buôn bán với Nhật Bản, do sự yếu kém hơn về vốn và công nghệ so với Nhật Bản đã buộc Hàn Quốc phải nhập nguyên liệu sản xuất từ Nhật Bản để chế biến xuất khẩu. Điều này dẫn đến tình trạng là cho đến hiện nay, Hàn Quốc luôn là bên phải chịu thâm hụt thương mại với Nhật Bản. Đặc biệt từ cuối những năm 1980, mức thâm hụt này ngày càng lớn từ 4 tỷ USD năm 1989 đã tăng lên 5,9 tỷ USD năm 1990 [4, tr.10]. Để khắc phục sự thâm hụt này, kể từ đầu thập niên 90 trở đi Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chính sách phát triển kinh tế mới, đó là tận dụng cơ hội chiến tranh lạnh chấm dứt để mở rộng quan hệ kinh tế với các nước mà trước đây Hàn Quốc chưa có quan hệ. Đặc biệt là Hàn Quốc rất chú trọng quan hệ kinh tế với hai nước lớn phương bắc là Nga và Trung Quốc nhằm giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Nhật Bản và Mỹ. Bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế với hai nước này sẽ tạo ra một tam giác kinh tế Hàn - Trung - Nga để cân bằng với tam giác kinh tế Hàn - Nhật - Mỹ. Có thể nói rằng, chính sách này của Hàn Quốc đã thu được những thành công tốt đẹp, nhất là trong trường hợp với Trung Quốc. Nếu năm 1989 kim ngạch mậu dịch Hàn Quốc - Trung Quốc mới chỉ đạt 3,1 tỷ USD thì đến năm 2001 con số này đã lên tới 31,49 tỷ USD, có nghĩa là sau 12 năm kim ngạch mậu dịch Hàn Quốc - Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần. Đến năm 2001, xuất khẩu

của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã đạt 18,2 tỷ USD và Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Hàn Quốc sau Mỹ. Đến năm 2004 thì Trung Quốc cũng vượt cả Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc với kim ngạch là 49,763 tỷ USD. Nếu xét về nhập khẩu thì Trung Quốc cũng vươn lên là thị trường lớn thứ ba của Hàn Quốc với kim ngạch là 12,79 tỷ USD, đứng sau Mỹ và Nhật Bản và đến năm 2004 thì Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Hàn Quốc chỉ sau Nhật Bản.

Tuy nhiên, cho dù tăng cường thúc đẩy quan hệ chính trị và buôn bán với các thị trường mới thì Hàn Quốc vẫn coi Nhật Bản là một trong những thị trường chính của mình, và ngược lại đối với Nhật Bản cũng vậy. Chính vì thế, kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, cho dù quan hệ Nhật - Hàn vẫn gợn sóng bởi vấn đề lịch sử để lại hoặc tranh chấp lãnh thổ thì hai nước vẫn phải tăng cường quan hệ song phương trong tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những chính sách kinh tế mới để khắc phục sự yếu kém về tiềm lực kinh tế của mình. Cùng với việc thực hiện chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao trình độ kỹ thuật, tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa, chính phủ Hàn Quốc còn thực hiện chính sách mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước như đàm phán với các nước để gia nhập WTO, ký hiệp định thương mại tự do với Chilê và Singapore. Riêng đối với Nhật Bản, Hàn Quốc đã có những chính sách hết sức táo bạo như tháng 7 năm 1999 phía Hàn Quốc đã bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện chế độ đa phương hóa nhập khẩu mà đây vốn là một trong những chính sách nhằm hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản. Tiếp đến năm 1998, trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung, hai nước đã ra tuyên bố chung Nhật - Hàn xác định hai nước là đối tác chiến lược của nhau trong thế kỷ 21 [4, tr.12]. Đến tháng 3 - 1999, trong chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Obuchi hai bên đã khẳng định nỗ lực hợp tác trong 5 lĩnh vực là: Thúc đẩy đầu tư; Hiệp ước thuế; Hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn cấp phép; Hợp tác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ; và Tổ chức vòng đàm phán tiếp theo về gia nhập WTO. Ngoài ra, hai nước còn ký Hiệp định đầu tư song

phương, thành lập diễn đàn mậu dịch tự do Nhật - Hàn để doanh nghiệp hai nước trao đổi ý kiến, ký hiệp định hỗ trợ lẫn nhau về thuế quan… Tiếp đến tại Hội nghị cấp cao của Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Thái Lan năm 2003, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thỏa thuận tiến hành đàm phán để ký kết hiệp định thương mại tự do Nhật - Hàn. Tất cả các bước trên đã thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do Nhật - Hàn cũng gặp nhiều khó khăn do Hàn Quốc cho rằng nếu bãi bỏ hàng rào thuế quan thì các ngành sản xuất trong nước của Hàn Quốc sẽ chịu thiệt hại bởi phải gia tăng nhập khẩu nguyên vật liệu của Nhật Bản và như vậy cũng sẽ làm gia tăng thâm hụt cán cân thương mại vốn đã rất lớn đối với Nhật Bản. Còn phía Nhật Bản cũng thận trọng về những ảnh hưởng gây ra cho ngành sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp của mình.

Không chỉ Nhật Bản chiếm vị trí quan trọng trong cán cân mậu dịch của Hàn Quốc mà ngược lại, Hàn Quốc cũng là đối tác thương mại lớn của Nhật Bản.

Bảng 2.2. Những đối tác thương mại chính của Nhật Bản (2002)

(Đơn vị: triệu USD, %)

Vị

trí Nước khẩu Xuất Nhập khẩu

Cán cân thương mại Giá trị thương mại Tỷ lệ phần trăm 1 Mĩ 118.409 57.616 60.793 176.025 23,4 2 Trung Quốc 39.645 61.522 -21.877 101.167 13,5 3 Hàn Quốc 28.441 15.419 13.022 43.860 5,8 4 Đài Loan 26.122 13.525 12.597 39.647 5,3 5 Hồng Kông 25.287 1.417 23.870 26.704 3,6 6 Đức 14.085 12.362 1.697 26.420 3,5 7 Thái Lan 13.125 10.466 2.659 23.590 3,1 8 Úc 8.270 13.959 -5.689 22.228 3,0 9 Malaixia 10.967 11.156 -189 22.124 2,9 10 Inđônêxia 6.208 14.123 -7.915 20.331 2,7 11 Singapo 14.127 4.990 9.138 19.117 2,5 12 Anh 11.925 5.392 6.533 17.317 2,3 13 Ả rập Xê út 3.741 11.582 -7.841 15.323 2,0

14 Philippin 8.420 6.512 1.908 14.933 2,0 15 Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 2.935 11.546 -8.610 14.481 1,9 Tổng cộng 414.847 336.179 78.668 751.027 100

Nguồn: Trade Statistic, Ministry of Finance, Japan

Bảng 2.3. Những đối tác thương mại chính của Hàn Quốc (2002)

(Đơn vị: triệu USD, %)

Vị

trí Nước khẩu Xuất Nhập khẩu

Giá trị thương mại Tỷ lệ phần trăm 1 Mĩ 32.780 23.009 55.789 24 2 Nhật 15.143 29.856 44.999 19 3 Trung Quốc 23.754 17.400 41.154 17 4 Hồng Kông 10.146 1.695 11.841 5 5 Đài Loan 6.632 4.832 11.464 5 6 Đức 4.287 5.472 9.759 4 7 Ả rập xêut 1.259 7.551 8.810 4 8 Úc 2.340 5.973 8.313 4 9 Inđônêxia 3.145 4.723 7.868 3 10 Singapo 4.222 3.430 7.652 3 11 Malaysia 3.218 4.041 7.259 3 12 Anh 4.255 2.437 6.692 3 13 Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 2.269 4.210 6.479 3 14 Philippin 2.950 1.867 4.817 2 15 Italia 2.217 2.274 4.491 2 Tổng cộng 118.617 118.770 237.387 100

Nguồn: Korea Trade Information Services (KOTIS)

Qua bảng 2.2 và 2.3 cho ta thấy, năm 2002, Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc thì Hàn Quốc cũng chiếm vị trí cao, là đối tác thương mại lớn thứ ba của Nhật Bản chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Tất nhiên nếu xét từ góc độ tăng trưởng, kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản với Hàn Quốc còn kém xa giữa Nhật Bản với Trung Quốc. Nguyên nhân là do đầu tư của Nhật Bản vào Hàn Quốc còn hạn chế nên phần nguyên liệu nhập khẩu

phục vụ sản xuất cho các xí nghiệp do Nhật đầu tư cũng còn ít; do các mặt hàng cùng chủng loại của Hàn Quốc sản xuất có giá thành cao nên khó cạnh tranh ở thị trường Nhật Bản với hàng sản xuất ở Trung Quốc; và cuối cùng là do phía Hàn Quốc vẫn muốn thi hành chính sách hạn chế nhập khẩu hàng hóa Nhật Bản nhằm giảm bớt sự thâm hụt cán cân thương mại với nước này.

Bảng 2.4: Kim ngạch thương mại Hàn Quốc - Nhật Bản

(Đơn vị: triệu USD)

Năm Xuất khẩu sang Nhật Bản Nhập khẩu từ Nhật Bản Cán cân thương mại với Nhật Bản 1965 45 175 -130 1980 3.039 5.858 -2.819 1991 12.356 21.120 -8.764 1993 11.564 20.016 -8.452 1995 17.049 32.606 -15.557 1997 14.771 27.097 -13.136 1998 12.238 16.840 - 4.602 2000 20.466 31.828 -11.362 2002 15.143 29.858 -14.713 2004 21.707 46.144 -24.403 2008 28.252 60.956 -32.704 2009 21.771 49.428 -27.657 1-6/2010 12.834 30.906 -18.072 Nguồn: Tổng hợp từ http://www.mofa.go.jp/region/asia-paci/korea/fta/report0310.pdf http://www.koreaherald.com/business/Detail.jsp?newsMLId=20100811000617

Qua bảng trên cho thấy, nhìn chung kim ngạch thương mại giữa hai nước đều gia tăng hàng năm, trừ hai năm 1997 - 1998 do tác động của khủng hoảng tài chính châu Á mà kim ngạch thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc năm 1998 bị giảm sút mạnh chỉ còn 29,078 tỷ USD. Nhưng với nỗ lực không ngừng của hai chính phủ, khối lượng thương mại giữa hai nước đã tăng lên đáng kể cùng với

các hoạt động thương mại diễn ra sôi động. Ví dụ vào năm 1991 kim ngạch thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc mới chỉ là 33,476 tỷ USD thì đến năm 2008 đã lên tới 89,208 tỷ USD, tăng gấp 2,7 lần so với năm 1991. Khi xem xét quan hệ thương mại giữa hai nước ta thấy nổi lên những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Hàn Quốc luôn ở trong tình trạng nhập siêu của Nhật Bản. Theo tính toán của các nhà kinh tế Hàn Quốc, thâm hụt thương mại tích lũy trong 10 năm 1998 - 2008 của Hàn Quốc với Nhật Bản là 174,9 tỷ USD. Thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản tăng từ 22,1 tỷ USD năm 2005 lên 25,3 tỷ USD năm 2008 [39]. Kim ngạch thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản càng lớn thì thâm hụt càng lớn. Điều này có nghĩa là thâm hụt thương mại của Hàn Quốc tỷ lệ thuận với kim ngạch thương mại với Nhật Bản. Điều đó càng rõ hơn khi xem xét tổng thể thương mại của Hàn Quốc. Chẳng hạn, từ năm 1998 là năm Hàn Quốc bắt đầu có được thặng dư thương mại trong cán cân ngoại thương với toàn thế giới và cho tới nay thì con số này đều nằm trong khuynh hướng gia tăng hàng năm. Năm 1998 con số thặng dư này mới chỉ đạt 3,90 tỷ USD thì đến năm 2004 con số này đã lên tới 29,38 tỷ USD, tăng hơn 7 lần. Ngược lại, nếu kim ngạch thương mại Nhật - Hàn năm 1991 là 33,476 tỷ USD thì Hàn Quốc nhập siêu là 8,76 tỷ USD, nhưng đến năm 2004 khi kim ngạch thương mại đạt 67,851 tỷ USD thì kim ngạch nhập siêu cũng lên đến 24,4 tỷ USD. Bốn năm sau con số nhập siêu đã tăng lên tới 32,7 tỷ USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 74,646 tỷ USD thì Hàn Quốc nhập siêu là 18 tỷ USD. Trái lại, đối với bạn hàng quan trọng khác là Mỹ và Trung Quốc thì tình hình lại ngược lại. Nếu năm 1987 thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với Mỹ là 9,7 tỷ USD thì từ đầu những năm 1990 Hàn Quốc lại trở thành nước xuất siêu. Năm 2004 Hàn Quốc đã xuất siêu sang Mỹ 14,126 tỷ USD. Thặng dư thương mại với Trung Quốc còn lớn hơn, năm 2004 Hàn Quốc xuất siêu đối với Trung Quốc là 20,178 tỷ USD và thặng dư thương mại tích lũy của Hàn Quốc với Trung Quốc trong 10 năm từ 1998 - 2008 là 138,9 tỷ USD [39].

Thứ hai, trong cơ cấu thương mại giữa hai nước thì Hàn Quốc xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu sang Nhật Bản là các mặt hàng thuộc lĩnh vực gia công như điện tử, điện máy, sản phẩm công nghiệp nhẹ và sản phẩm ngành công nghiệp nặng… Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gia công sang Nhật chiếm tới 70%, trong đó sản phẩm công nghiệp nặng đạt trên 10 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và chất bán dẫn cũng đạt xấp xỉ 10 tỷ USD.

Bảng 2.5. Cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước A. Các mặt hàng Hàn Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản

Đơn vị: triệu USD

Năm Kim ngạch Lương thực và các mặt hàng khác Nguyên vật liệu Hàng công nghiệp nhẹ Sản phẩm tơ sợi Hàng công nghiệp nặng Sản phẩm sắt thép Máy móc chính xác Điện, điện tử Chất bán dẫn 1996 15.766,8 1.836,1 1.927,2 3.827,9 1.967,8 8.130,6 1.457,8 1.128,2 2.379,5 2.250,5 1997 14.771,2 1.652,6 1.912,4 2.933,7 1.408,4 8.272,4 1.577,4 1.080,9 2.571,6 2.006,4 1998 12.237,6 1.606,1 1.541,4 2.416,8 958,2 6.673,2 1.606,0 1.017,7 2.380,3 1.605,4 1999 15.862,4 2.016,6 2.263,8 2.798,4 1.112,7 8.783,7 1.667,7 1.570,2 3.921,4 1.876,9 2000 20.466 1.748,2 3.885,6 2.979,7 1.076,5 11.852,5 1.957,6 1.355 6.296,3 2.773,5 2001 16.508,8 1.465,3 3.327,7 2.384,6 804 9.328,1 1.590,7 1.340,2 4.545,3 1.978 2002 15.143,7 1.327,3 2.598,3 2.102,6 604,1 9.115 1.365,1 1.285,7 4.484,8 2.598,9 2003 17.276,1 1.306,5 2.892 2.080 481,2 10.997,2 1.744,1 1.604,5 5.296,2 3.191,1 Nguồn:http://www.onekoreanews.net

Cơ cấu mặt hàng phía Hàn Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào máy móc và trang thiết bị. Việc nhập khẩu mặt hàng này có giảm đôi chút vào cuối thập niên 1990, song lại tăng trở lại vào đầu những năm 2000.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ nhật bản hàn quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)