Tác động của quan hệ Nhật Bả n Hàn Quốc đối với khu vực Đông Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ nhật bản hàn quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 82 - 84)

3. Giao lưu khu vực (Bộ quản lý công cộng, Bộ Nội vụ, Bưu chính viễn thông)

3.3.1. Tác động của quan hệ Nhật Bả n Hàn Quốc đối với khu vực Đông Á

Như đã phân tích trong chương 1, chúng ta có thể thấy rằng bối cảnh quốc tế và khu vực đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của quan hệ các nước nói chung trong đó có quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc. Đồng thời chính sự phát triển của quan hệ hai nước đến lượt nó cũng đã tác động và góp phần thúc đẩy sự ổn định và hợp tác của khu vực.

Có thể nói sự phát triển quan hệ tốt đẹp Nhật Bản - Hàn Quốc trong thời gian qua trước hết đưa lại lợi ích cho bản thân hai nước. Những lợi ích đó không chỉ được tính bằng các con số cụ thể trong lĩnh vực kinh tế mà còn được thể hiện rõ rệt trong hoạt động ngoại giao con thoi giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước, giao lưu văn hóa khá nhộn nhịp giữa nhân dân hai nước. Cũng chính trong giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là trong những năm gần đây khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak lên nắm quyền; ông và những người đồng cấp Nhật Bản cũng đã đề cập và trao đổi ý kiến thẳng thắn trong các lĩnh vực chính trị, an ninh khá nhạy cảm giữa hai nước. Sự tham gia tích cực của hai nước vào các hoạt động quốc tế, nhất là ở khu vực Đông Á nói chung, ASEAN nói riêng không chỉ tăng cường quan hệ hiểu biết giữa hai nước mà còn góp phần thúc đẩy sự hợp tác của các nước trong khu vực vì sự ổn định và phồn

vinh của khu vực. Có thể nhận thấy rõ tác động của quan hệ giữa hai nước đối với sự phát triển của khu vực ở các khía cạnh như sau:

Thứ nhất là đóng góp tích cực vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau: Sự phát triển của quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc không chỉ tăng sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước mà chính điều đó đã góp phần tăng trao đổi và tin cậy giữa các nước trong khu vực với nhau. Không chỉ riêng kinh tế, chính trị - ngoại giao mà các chương trình giao lưu văn hóa giữa hai nước cũng sẽ là một kênh hợp tác có hiệu quả giữa các nước trong khu vực.

Thứ hai là thúc đẩy sự liên kết trong lĩnh vực kinh tế

Như chúng ta đã biết, trong khu vực Đông Á, không kể AFTA (Khu vực thương mại tự do ASEAN), thành lập năm 1992, thì các FTA cũng bắt đầu được bàn đến từ năm 1999 bằng sự kiện Nhật Bản và Hàn Quốc thoả thuận cùng nghiên cứu khả năng và hiệu quả của một FTA giữa hai nước. Tuy đến thời điểm này hai nước vẫn chưa đi đến một sự thoả thuận cụ thể để ký FTA, nhưng sự kiện này đã châm ngòi cho những thảo luận, những đề án về FTA rất sôi nổi tại Đông Á. Những FTA này có phạm vi hợp tác rộng nên có thể kỳ vọng là nó sẽ thúc đẩy một cách trực tiếp, nhanh chóng những hiệu quả làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hiệu suất hơn. Hơ nữa, việc ký kết FTA song phương sẽ có tác dụng nâng cao sự hợp tác trong khu vực Đông Á, và góp phần hình thành thể chế ASEAN + 3.

Thứ ba là, sự phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị và ổn định giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tác động tích cực đến việc đảm bảo hòa bình, an ninh tại Đông Á.

Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á có vai trò không thể thiếu trong việc giải quyết những thách thức an ninh và nhân đạo trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia Đông Á nói chung, Nhật Bản và Hàn Quốc nói riêng đang đóng góp vào nỗ lực chung ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, gìn giữ hòa bình. Như chúng ta đã biết, tiến trình phát triển của Đông Á không được đảm bảo chắc

chắn. Đông Á không chỉ là nơi có những cường quốc đang nổi lên, mà còn là xứ sở của những chế độ bị cô lập; không chỉ là nơi tồn tại những thách thức lâu đời, mà còn là mảnh đất của những mối đe dọa chưa từng thấy. Các mối nguy hiểm của hoạt động phổ biến vũ khí hạt nhân, cạnh tranh quân sự, thiên tai bạo lực cực đoan, khủng hoảng tài chính, biến đổi khí hậu, bệnh tật lây lan xuyên biên giới quốc gia và gây nên mối nguy hiểm chung cho mọi người. Và chúng ta phải thừa nhận rằng mỗi quốc gia trong khu vực Đông Á phải đối mặt với những thách thức khác nhau. Một số nước đạt được nhiều tiến bộ về chính trị hơn là kinh tế, một số nước khác thì ngược lại. Một số nước đang củng cố tiến trình cải cách, trong khi những nước khác đang vật lộn với những bất ổn dai dẳng. Trong bối cảnh này, rõ ràng sự mở rộng và phát triển quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc không chỉ đáp ứng lợi ích cuả hai nước mà góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng môi trường ổn định vì hòa bình và thịnh vượng của Đông Á để

hướng tới một Cộng đồng Đông Á trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ nhật bản hàn quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 82 - 84)