Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ nhật bản hàn quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 63 - 68)

B. Các mặt hàng Hàn Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản

2.2.3. Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Hàn Quốc

Chính sách ODA là một trong những công cụ có tính chất trụ cột trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, với mục đích chính nhằm thúc đẩy sự phát triển, ổn định nền kinh tế quốc tế chủ yếu thông qua hỗ trợ cho sự phát triển bền vững các nguồn tài nguyên, kinh tế và cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là để giúp các nước này giải quyết những khó khăn kinh tế phải đối mặt. Nhờ đó mà ảnh hưởng và lợi ích kinh tế của Nhật cũng được củng cố thêm. Chính sách ODA của Nhật Bản chủ yếu được thực hiện thông qua 2 tổ chức là: Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Cơ quan hợp tác và phát triển Nhật Bản (JICA) được thành lập vào tháng 10 năm 1999 trên cơ sở việc sáp nhập hai tổ chức Quỹ hợp tác Kinh tế Hải ngoại Nhật Bản (OECF) và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Nhật Bản (JEXIM). Đây là một tổ chức chuyên cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi dài hạn, chủ yếu cho các nước đang phát triển một cách phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô và chiến lược liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế của Nhật Bản. JBIC và JICA là các tổ chức xúc tiến hợp tác quốc tế và trực tiếp tổ chức thực hiện tài trợ thông qua việc triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực trên các lĩnh vực cho các nước đang phát triển [49].

Kể từ khi thông qua Hiệp định Colombo năm 1954, dưới hình thức bồi thường cho các nước Đông Á sau chiến tranh và nhằm mở rộng các hoạt động kinh tế thương mại và đầu tư ở các nước này, lượng ODA của Nhật đổ vào đây càng lớn. Đến năm 1989 Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành nước đứng đầu cung cấp ODA cho khu vực này. Trong xu thế chung đó, lượng ODA của Nhật cho Hàn Quốc cũng có sự tăng lên nhưng nếu so với các nước Đông Nam Á thì khối lượng này chưa phải là nhiều. Đặc biệt là từ đầu năm 1990 trở đi, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Hàn Quốc, thì lượng ODA của Nhật bị giảm

sút nhanh chóng. Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản chỉ có lợi khi cung cấp ODA cho các nước kém phát triển còn với một NIE Đông Á phát triển mạnh như Hàn Quốc thì ODA của Nhật sẽ không đạt được nhiều hiệu quả như mong muốn.

Bảng 2.7. ODA của Nhật Bản cho Hàn Quốc (1991 – 1993)

Đơn vị: Triệu USD

Năm Lượng ODA Tỷ lệ %

1991 50,36 92,1

1992 40,41 76,8

1993 17,62 40,5

Nguồn: Japan's ODA White Paper

Hình thức ODA của Nhật Bản được chia thành 2 loại đó là ODA song phương và ODA đa phương. Trong đó, ODA song phương bao gồm viện trợ không hoàn lại (Grants) và vay tín dụng (Loans). Viện trợ không hoàn lại được thực hiện với hai cách thức đó là hợp tác kỹ thuật và viện trợ về vốn. ODA đa phương được thực hiện thông qua kênh các tổ chức quốc tế mà Nhật Bản đóng góp vào như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á v.v... Vì vốn vay ODA là khoản vay phải trả nên sự phân bổ nguồn vốn này theo khu vực và ngành cũng có những khác biệt với các loại viện trợ khác là những khoản cho không hoàn lại. Nói một cách cụ thể, vốn vay ODA thường tập trung vào những nước có thu nhập tương đối cao, còn viện trợ không hoàn lại tập trung ở những nước nghèo nhất, chậm phát triển nhất.

Đối với Hàn Quốc, nhìn chung ODA của Nhật cho Hàn Quốc được thực hiện dưới hình thức hợp tác kỹ thuật là phát triển hơn cả. Đây là hình thức hỗ trợ của Nhật đối với các nước có mức thu nhập tương đối cao nhằm giúp các nước này phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Cách thức chính là Nhật Bản chuyển giao công nghệ và kiến thức cho các nước này để mở rộng công nghệ rộng rãi trong nước và đóng góp cho sự

phát triển kinh tế xã hội. Các chương trình hợp tác kỹ thuật chủ yếu mà Nhật Bản thực hiện với Hàn Quốc bao gồm trao đổi giao lưu giữa sinh viên hai nước, hợp tác nghiên cứu giữa các Bộ và Ngành của hai bên.

Bảng 2.8. Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Hàn Quốc theo hình thức

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Viện trợ không hoàn lại Cho vay

Tổng số Viện trợ về vốn Hợp tác kỹ thuật Tổng số Gộp Ròng 1994 Không 67,17 67,17 94,99 162,37 -95,21 1995 Không 90,75 90,75 266,21 -26,54 64,21 1996 Không 95,00 95,00 141,06 222,94 -127,94 1997 Không 61,82 61,82 7,81 202,40 -140,58 1998 Không 96,39 96,39 - 145,50 -49,10 Tổng số - 913,72 1.147,55 3.601,54 28,58 1.176,12

Nguồn: Japan's ODA White Paper

Bảng 2.9. Các chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trong những năm 1990.

Năm Các hình thức hợp tác kỹ thuật

Tổng cộng đến năm 1990

- Nhận 4.173 nghiên cứu sinh - Cử 1.121 chuyên gia

- Cử đoàn điều tra 766 người

- Cung cấp máy móc 58,96 triệu yên - 15 dự án hợp tác kỹ thuật

- 17 đoàn điều tra phát triển

1991

- Nhận 262 nghiên cứu sinh - Cử 65 chuyên gia

- Cử đoàn điều tra: 70 người

- Cung cấp máy móc 2,83 triệu yên - 5 dự án hợp tác kỹ thuật

- 2 đoàn điều tra phát triển

1992

- Nhận 299 nghiên cứu sinh - Cử 84 chuyên gia

- Cử đoàn điều tra: 62 người

- Cung cấp máy móc 95,08 triệu yên - 6 dự án hợp tác kỹ thuật

- 1 đoàn điều tra phát triển

1993

- Nhận 210 nghiên cứu sinh - Cử 91 chuyên gia

- Cử đoàn điều tra: 31 người

- Cung cấp máy móc 69,6 triệu yên - 6 dự án hợp tác kỹ thuật

- 1 đoàn điều tra phát triển

1994

- Nhận 208 nghiên cứu sinh - Cử 86 chuyên gia

- Cử đoàn điều tra: 28 người

- Cung cấp máy móc 51,7 triệu yên - 5 dự án hợp tác kỹ thuật

1995

- Nhận 189 nghiên cứu sinh - Cử 77 chuyên gia

- Cử đoàn điều tra: 8 người

- Cung cấp máy móc 30,99 triệu yên - 4 dự án hợp tác kỹ thuật

1996

- Nhận 176 nghiên cứu sinh - Cử 50 chuyên gia

- Cử đoàn điều tra: 22 người

- Cung cấp máy móc 27,65 triệu yên - 3 dự án hợp tác kỹ thuật

1997

- Nhận 4.173 nghiên cứu sinh - Cử 1.121 chuyên gia

- Cử đoàn điều tra: 766 người

- 15 dự án hợp tác kỹ thuật

1998

- Nhận 4.173 nghiên cứu sinh - Cử 1.121 chuyên gia

- Cử đoàn điều tra: 766 người

- Cung cấp máy móc 58,96 triệu yên - 15 dự án hợp tác kỹ thuật

Nguồn: Japan's ODA White Paper

Cuối năm 1997, Hàn Quốc phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ do sự giảm mạnh giá trị tiền tệ và cổ phiếu. Với quan điểm cung cấp tất cả hỗ trợ có thể với tư cách là một nước láng giềng có quan hệ hợp tác hữu nghị với Hàn Quốc, Nhật Bản đã tuyên bố cung cấp 10 tỷ USD với tư cách là hỗ trợ dự trữ trong hỗ trợ cả gói 58 tỷ USD cùng với Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho Hàn Quốc. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn thông qua Ngân hàng xuất nhập khẩu hỗ trợ thêm cho Hàn Quốc 4 tỷ USD để giúp khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng này. Có thể nói đây là khoản viện trợ không hoàn lại lớn nhất của Nhật Bản cho Hàn Quốc từ trước đến nay; giúp cho Hàn Quốc xây dựng những cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn với số tiền này, Hàn Quốc đã xây dựng 70% những con đập giữ nước, 50% cơ sở thiết bị xử lý nước thải. Ngoài ra, khoản viện trợ hợp tác kỹ thuật dành cho Hàn Quốc đang thực hiện sẽ vẫn đóng góp vào việc đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ các dự án, đặc biệt nó có tác dụng hàn gắn tình cảm giữa nhân dân hai nước và củng cố mối quan hệ giữa hai nhà nước.

Như vậy, nhìn một cách tổng thể mặc dù lượng ODA của Nhật Bản cho Hàn Quốc chưa phải là lớn nhưng không thể phủ nhận vai trò của nó trong sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cũng như phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng của Hàn Quốc. Chính nhờ vào lượng ODA này mà Hàn Quốc đã thúc đẩy được cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và khu vực sản xuất của mình, đồng thời thông qua sử dụng ODA và FDI của Nhật, Hàn Quốc còn thu được lợi từ việc chuyển giao kỹ thuật và kỹ năng quản lý của Nhật để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ nhật bản hàn quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)