Những khó khăn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ nhật bản hàn quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 78 - 79)

3. Giao lưu khu vực (Bộ quản lý công cộng, Bộ Nội vụ, Bưu chính viễn thông)

3.1.2. Những khó khăn:

Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Trong tương lai, quan hệ hai nước chỉ có thể phát triển khi mà hai bên tận dụng được những cơ hội thuận lợi và nó sẽ bị ngừng trệ khi không vượt qua được những trở ngại từ bên ngoài và chính mình. Trên thực tế, hiện tại cũng

như trong tương lai quan hệ hai nước đang đứng trước nhiều thách thức. Đó là những biến đổi khó lường trước của bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như sự thay đổi bên trong của mỗi nước. Nhiều vấn đề đang đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa sẽ là bài toán không dễ dàng cho mỗi một nước cũng như cả thế giới, đặc biệt là những thách thức về sự chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Điều này chắc chắn sẽ làm cho cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Ngay cả Nhật Bản, một cường quốc kinh tế thứ ba trên thế giới hiện nay cũng đang bị suy thoái kinh tế nghiêm trọng: nợ nần, lạm phát, già hóa dân số… và vô số những vấn đề rắc rối của Nhật Bản không chỉ là của nội bộ nước Nhật mà còn là của cả toàn cầu.

Trên thực tế quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc hiện tại vẫn chưa đi vào chiều sâu thực chất, chưa có các hiệp định, cam kết cụ thể và có sức mạnh… Điều đó nói lên tính chưa bền vững và chưa chắc chắn của mối quan hệ này. Đây sẽ là những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển quan hệ giữa hai nước trong tương lai. Rõ ràng, để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ cả hai phía cũng như sự phối hợp, hợp tác với các nước trong khu vực vì sự ổn định và thịnh vượng của mỗi nước và của cả khu vực Đông Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ nhật bản hàn quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)