Đối với các Điểm TBT do Văn phòng TBT Việt Nam điều phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 70 - 77)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Tính khả thi của việc quản lý bằng thông tin điện tử đáp ứng hiệu quả xử lý thông tin kh

3.3.2 Đối với các Điểm TBT do Văn phòng TBT Việt Nam điều phối

Đối với các trang thông tin riêng về TBT của các Điểm TBT của Bộ và Địa phƣơng, cần xem xét cơ chế liên kết với Cổng thông tin của Văn phòng TBT Việt Nam trên cơ sở bảo đảm sự kết nối chặt chẽ giữa các trang này với Cổng này để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Mạng lƣới đƣợc giao, song vẫn cho phép sự chủ động để thực hiện các yêu cầu riêng biệt, đặc thù có yêu cầu từ phía Bộ và Địa phƣơng có liên quan. Điều này sẽ giúp mang lại một số hiệu quả nhƣ:

- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều phối của các Điểm TBT trong Mạng lƣới;

- Phát triển hệ thống quản lý thông tin tổng thể của Mạng lƣới bao gồm Văn phòng TBT Việt Nam, các Điểm TBT của Bộ và các Điểm TBT của Địa phƣơng;

- Xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công tác tại mỗi Điểm TBT của Mạng lƣới;

- Nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin khác trong công tác nội bộ theo hƣớng hiệu quả hơn, mở rộng kết nối.

Kết luận Chƣơng 3

Từ những trình bày nhƣ trên, có thể kh ng định việc thiết lập Cổng Thông tin điện tử chính thức - một kênh thông tin thống nhất - để kết nối các Điểm TBT trong Mạng lƣới TBT Việt Nam, Văn phòng TBT Việt Nam với Ủy ban TBT của WTO và các cơ quan, doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài là một giải pháp hết sức quan trọng cần đƣợc xúc tiến thực hiện, càng sớm, càng tốt. Cổng Thông tin điện tử này có nhiệm vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về TBT trên diện rộng, giúp cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc minh bạch hơn khi đƣa ra các quy định trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, hoạt động lập quy kỹ thuật và chất lƣợng đối với sản phẩm, hàng hóa. Cổng Thông tin điện tử này cũng có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin dễ dàng và hình thành kỹ năng phân tích, dự báo tình hình thị trƣờng hàng hóa trong nƣớc và thế giới, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thâm nhập thị trƣờng hiệu quả của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa là giải pháp hết sức quan trọng nhằm giúp Việt Nam thực hiện một cách hiệu quả các cam kết của mình đối với WTO. Đây cũng là cách thức khắc phục tốt nhất những hạn chế về lƣu trữ, truy xuất, chia sẻ hay tìm kiếm thông tin đáp ứng các yêu cầu về thông tin đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa theo quy định của WTO.

Qua đánh giá thực trạng và những phân tích nêu trên, giải pháp tạo lập thông tin điện tử là phù hợp với tình hình hiện nay. Nó vừa đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Mạng lƣới TBT Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Mạng lƣới, đáp ứng các mục tiêu cải cách hành chính và bảo đảm tính chuyên nghiệp của Mạng lƣới trong việc thực thi nghĩa vụ công khai, minh bạch theo yêu cầu của Hiệp định TBT của WTO và FTA mà Việt Nam là bên tham gia vừa bảo đảm sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan của Mạng lƣới với Văn phòng TBT Việt Nam - trung tâm của Hệ thống thông tin trực tuyến và các cơ sở dữ liệu của Mạng lƣới - trong việc cung cấp thông tin và tƣ vấn cho doanh nghiệp về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại và các vấn đề có liên quan.

Hệ thống thông tin đƣợc điện tử hóa theo hình thức trực tuyến và các cơ sở dữ liệu của Mạng lƣới TBT Việt Nam phải đƣợc xây dựng, hoàn thiện dựa trên kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam; đáp ứng các yêu cầu của WTO và các FTA mà Việt Nam đã và sẽ tham gia, tận dụng tối đa hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến đã có, bảo đảm sự liên thông với các hệ thống có liên quan.

KHUYẾN NGHỊ

Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu công khai minh bạch thông tin theo xu hƣớng phát triển của WTO và cam kết trong các FTA mà Việt Nam đang và sẽ phải thực hiện, tác giả khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp để cơ quan quản lý có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét nhƣ sau:

1. Thiết lập và xây dựng Cổng thông tin điện tử TBT chính thức

a) Tạo một kênh thông tin thống nhất và duy nhất (single) để kết nối các điểm TBT trong Mạng lƣới TBT Việt Nam hoặc các thành viên là đối tác nƣớc ngoài, doanh nghiệp Việt Nam hoặc nƣớc ngoài (nếu có đăng ký).

b) Chuẩn hóa các dữ liệu, văn bản, hồ sơ xử lý quan ngại thƣơng mại về TBT để khai thác và xử lý thông tin tốt hơn, tăng hiệu quả xử lý công việc, dễ theo dõi và ít tốn kém chi phí đầu tƣ cũng nhƣ chi phí giấy tờ, điện thoại, in ấn đi lại.

c) Tích hợp các phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu liên quan đến TBT phục vụ cho các yêu cầu quản lý của Văn phòng TBT Việt Nam và ngƣời dung, đảm bảo khả năng cung cấp tức thời, xuyên suốt đồng thời hỗ trợ cho cấp quản lý (đầu mối quốc gia về TBT) điều hành trực tuyến, làm việc từ xa.

d) Đầu tƣ một phần mềm cổng lõi hiện đại tại thời điểm hiện tại và đảm bảo khả năng nâng cấp phát triển giai đoạn 2015 - 2020 và thực hiện việc tùy biến, xây dựng các chức năng khác trên nền công nghệ cổng lõi (core portal) đáp ứng yêu cầu của Văn phòng TBT Việt Nam.

2. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về TBT

a) Xây dựng một cơ sở dữ liệu (CSDL) của đầu mối trung tâm trong mạng lƣới (Văn phòng TBT Việt Nam) để thực hiện việc cập nhật duy trì CSDL, bao gồm:

- Các văn bản pháp lý của Ủy ban TBT/WTO mà các nƣớc thành viên phải căn cứ để triển khai thực thi hiệp định TBT;

- Các hồ sơ về tranh chấp của WTO trong lĩnh vực TBT;

- Các quan ngại thƣơng mại của Việt Nam trong lĩnh vực TBT; - Các thông báo của WTO;

- Các dữ liệu khác.

b) Đồng nhất, đảm bảo khai thác dễ dàng và phân phối CSDL văn bản mang yếu tố TBT tới các điểm TBT trong cả nƣớc…

c) Kết xuất CSDL mới dễ dàng cho các hệ thống khác, cũng nhƣ các báo cáo theo mẫu dựng sẵn hoặc theo yêu cầu.

d) Chuyển đổi dữ liệu từ các hệ thống cũ lên một hệ thống mới đảm bảo tính nhất quán, toàn vẹn của dữ liệu đồng thời lƣu trữ nhiều định dạng dữ liệu để dễ dàng khai thác, nâng cấp mà vẫn đảm bảo khả năng ổn định.

3. Xây dựng Phần mềm Văn phòng điện tử

a) Quản lý công văn đi, công văn đến, xử lý công việc tại Văn phòng TBT Việt Nam;

b) Điều hành, giao việc, phân phối văn bản từ Văn phòng TBT Việt Nam tới các điểm TBT trong cả nƣớc;

c) Xử lý văn bản, xử lý công việc, báo cáo công việc theo yêu cầu trong nƣớc và nƣớc ngoài giữa các Điểm TBT thuộc Mạng lƣới TBT Việt Nam…

d) Tích hợp các hệ thống khác đảm bảo việc liên thông và kết nối giữa các hệ thống theo quy định.

4. Xây dựng Phần mềm đào tạo trực tuyến (E-Learning)

a) Xây dựng và triển khai phần mềm hỗ trợ đào tạo, tập huấn trực tuyến về TBT bao gồm các hợp phần đào tạo khác phục vụ việc duy trì và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho nhân lực của Mạng lƣới TBT Việt Nam; phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức về TBT cho các cơ quan, doanh nghiệp;

b) Xây dựng các hợp phần nội dung bài giảng, đào tạo phù hợp với các đối tƣợng khác nhau và phù hợp với các lĩnh vực, nhóm sản phẩm, hàng hóa và thị trƣờng khác nhau.

5. Hệ thống giao ban điện tử đa phƣơng tiện (Video conference)

a) Thiết lập hạ tầng kỹ thuật để triển khai hệ thống giao ban điện tử đa phƣơng tiện (hội nghị truyền hình) phục vụ cho các cuộc họp trực tuyến của Văn phòng TBT Việt Nam với các nƣớc thành viên trong WTO hoặc với các nƣớc thành viên thuộc các Hiệp định tự do thƣơng mại mà Việt Nam đã, đang và sẽ đàm phán.

b) Tích hợp sử dụng hệ thống đƣờng truyền VinaRen để triển khai 1 điểm cầu phục vụ cho các cuộc họp trực tuyến trong giai đoạn đầu tại Văn phòng TBT Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổ chức Thƣơng mại thế giới (1995), Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT)

2. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam QH12 (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

3. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam QH11 (2006), Luật Công nghệ thông tin

4. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam QH13 (2013), Luật Khoa học và công nghệ

5. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam QH11 (2006), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

6. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/2/2014 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ

7. Ủy ban về Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (2013), Minutes of the meeting of 17, 19 and 20 June 2013 (G/TBT/M/60, phần về Thông báo trực tuyến “Online Notification”)

8. Ủy ban về Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (2002), Decisions and Recommendations Adopted by the Committee since 1 January 1995 - Note by the Secretariat - Revision (G/TBT/1/Rev.8, par.11-18)

9. Ủy ban về Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (2000), Second triennial review of the operation and implementation of the Agreement on Technical barriers to trade (G/TBT/9, par.8-23)

10. Ủy ban về Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (2003), Third Triennial Review of the Operation and Implementation of the Agreement on Technical Barriers to Trade (G/TBT/13, par.17, 26)

11. Tôn Nữ Thục Uyên (2013), Báo cáo phân tích, đánh giá các nghĩa vụ minh bạch hóa trong các Chương TBT của các FTA với quy định trong nước của Việt Nam.

12. Hoàng Thị Cẩm Tú (2011), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với sản xuất chè xuất khẩu của Lâm Đồng, Thông tin Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng.

13. Dƣơng Công Chiến (2011), Xuất khẩu vào EU cảnh giác với hàng rào kỹ thuật, TC Thƣơng mại.

14. Phạm Thị Kim Yến (2010), Hàng rào kỹ thuật của các nước đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh gia tăng chính sách bảo hộ, Nghiên cứu kinh tế.

15. Nguyễn Văn Tân (2010), Một số vấn đề về thực hiện hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tại Quảng Ninh, Bản tin Khoa học và Phát triển Quảng Ninh.

16. Lê Thành Kông (2009), Tại sao phải đẩy mạnh xây dựng hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Khoa học và Công nghệ Bắc Giang.

17. Hồng Anh (2009), Việt Nam với rào cản kỹ thuật non yếu, Tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng.

18. Văn Hợp (2009), TBT song hành cùng hội nhập kinh tế quốc tế, Thông tin Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)