Đánh giá tính khả thi của thông tin điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 31)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Mối liên hệ giữa quy định của WTO với thực tế đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa thông tin

1.4.2 Đánh giá tính khả thi của thông tin điện tử

Tại Hội nghị Bộ trƣởng WTO lần thứ hai đã yêu cầu Đại Hội đồng xây dựng Chƣơng trình làm việc toàn diện để xem xét toàn bộ các vấn đề liên quan tới thƣơng mại của thƣơng mại điện tử toàn cầu, có tính tới nhu cầu của các nƣớc đang phát triển về kinh tế, tài chính và phát triển. Đại Hội đồng sẽ xây dựng một báo cáo về sự tiến bộ của Chƣơng trình làm việc và các khuyến nghị triển khai để trình lên Hội nghị Bộ trƣởng WTO lần thứ ba. Do đó, Đại Hội đồng đã xây dựng chƣơng trình làm việc cho các cơ quan liên quan của WTO. Các vấn đề khác có thể đƣợc cập nhật theo yêu cầu của các Thành viên tại mỗi cơ quan đƣợc nêu. Các cơ quan khác của WTO sẽ thông báo cho Đại Hội đồng những hoạt động của mình liên quan tới thƣơng mại điện tử.

Đại Hội đồng sẽ đóng vai trò trung tâm trong toàn bộ tiến trình và liên tục đánh giá, rà soát Chƣơng trình làm việc tại các kỳ họp của mình. Ngoài ra, Đại Hội đồng sẽ cân nhắc mọi vấn đề liên quan tới thƣơng mại và liên quan tới nhiều cơ quan chuyên môn. Đặc biệt, mọi khía cạnh của Chƣơng trình làm việc liên quan tới việc áp thuế nhập khẩu đối với việc truyền dữ liệu điện tử sẽ do chính Đại Hội đồng xem xét. Đại Hội đồng sẽ tiến hành rà soát giữa kỳ về việc thực hiện Chƣơng trình làm việc vào 31 tháng 3 năm 1999. Các cơ quan đƣợc

nêu từ mục 2 tới 5 sẽ báo cáo hoặc cung cấp thông tin tới Đại Hội đồng vào 30 tháng 7 năm 1999. Chính vì vậy, ngay từ năm 1999, Ủy ban TBT đƣa ra các thủ tục sau đây liên quan đến việc sử dụng các công cụ điện tử để đƣa ra các yêu cầu về tài liệu:

- các yêu cầu đối với tài liệu bằng thƣ điện tử cần bao gồm những thông tin về tên, tổ chức, địa chỉ, điện thoại, số fax và địa chỉ e-mail; và

- việc cung cấp tài liệu bằng điện tử đƣợc khuyến khích và các yêu cầu cần nêu rõ mong muốn nhận đƣợc bằng bản điện tử hay bản cứng.

1.4.3 Mối liên hệ giữa quản lý bằng thông tin điện tử với việc đáp ứng yêu cầu minh bạch thông tin theo quy định của WTO

Sử dụng các công cụ điện tử đã đƣợc Ủy ban TBT chấp nhận nhƣ là một phƣơng tiện để tăng cƣờng khả năng tiếp cận, trao đổi thông tin giữa các nƣớc Thành viên. Các công cụ điện tử có thể giúp thực hiện dễ dàng hơn và cho phép dành nhiều thời gian để tiếp nhận các thông báo, thu thập và dịch các tài liệu có liên quan và đƣa ra các góp ý.

Việc sử dụng Internet nhƣ một phƣơng tiện để thuận lợi hóa việc truy cập và trao đổi thông tin đã đƣợc thảo luận thƣờng xuyên tại Ủy ban TBT. Cũng trong báo cáo đánh giá của mình, Ủy ban TBT đã khuyến khích các nƣớc Thành viên, nếu có thể, cần soạn thảo các thông báo bằng cách tải về, điền đầy đủ và gửi lại bản đã hoàn thiện cho Ban Thƣ ký qua email.

Trong đoạn 17 báo cáo đánh giá định kỳ ba năm một lần của Ủy ban TBT mã tài liệu là G/TBT/13 “Ủy ban TBT lưu ý rằng trong tương lai việc trao đổi thông tin giữa các nước Thành viên về việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp sẽ được thực hiện bằng phương thức điện tử. Để thúc đẩy điều này, các nước Thành viên được khuyến khích gửi cho Ủy ban những thông tin được điện tử hóa”.5 Do vậy, Ủy ban TBT đề nghị các nƣớc Thành viên chuyển thông báo của họ cho Ban Thƣ ký bằng phƣơng thức điện tử

5

https://docs.wto.org: Committee on Technical Barriers to Trade, Third Triennial Reviews of the

thông qua Central Registry of Notifications (CRN) gửi vào hộp thƣ crn@wto.org để tăng tốc độ xử lý.

Ngoài ra, Ủy ban TBT cũng tán thành nghiên cứu tính khả thi của việc tạo thành kho chứa trung tâm các thông báo trên trang web của WTO, điều này cho phép các nƣớc Thành viên hoàn thành các bản thông báo trực tuyến. Đây sẽ chỉ là bổ sung, chứ không phải thay thế việc gửi các thông báo cho CRN. Tính đến thời điểm hiện nay thì nó ngày một hoàn thiện và phát triển với các yêu cầu cao hơn, hiện đại hơn đối với các yêu cầu sử dụng công cụ điện tử.

Kết luận Chƣơng 1

Với những cơ sở lý luận cơ bản nêu trên, đặc biệt căn cứ vào quy định pháp lý của WTO đƣa ra đối với các nƣớc thành viên của mình thì Việt Nam cần thiết phải đánh giá thực trạng hiện có, đối chiếu các hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa kể từ lúc trƣớc và sau khi gia nhập WTO để xem xét việc Việt Nam đã đáp ứng đến đâu các quy định của WTO, từ đó đề xuất giải pháp cho phù hợp.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN HÓA CỦA VIỆT NAM

2.1. Quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa

2.1.1 Vai trò của công tác quản lý tiêu chuẩn hoá

Hoạt động TCH ở Việt Nam là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc thuộc chuyên ngành KH&CN, trong đó các cơ quan quản lý nhà nƣớc bằng các hình thức và phƣơng pháp tác động đến quá trình xây dựng, áp dụng và đảm bảo áp dụng các tài liệu về kỹ thuật theo quy trình, thủ tục, trình tự phù hợp với trình độ khoa học, công nghệ và điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam nhằm tạo ra nền tảng cơ sở kỹ thuật, công nghệ cho sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hoạt động TCH có vai trò ngày càng quan trong trong xu thế hội nhập do nhiều nƣớc đang ra sức tìm kiếm các biện pháp để tăng cƣờng xuất khẩu, mở rộng thị phần quốc tế. Xuất khẩu không những góp phần to lớn trong việc tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia mà còn tăng cƣờng vai trò, vị thế của quốc gia đó trên thị trƣờng quốc tế. Thế nhƣng, tăng trƣởng kinh tế, phát triển tự do thƣơng mại hoá kéo theo sự cạn kiệt tài nguyên, sự ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời. Vì vậy để hạn chế tác động tiêu cực của vấn đề tự do hoá thƣơng mại, các tổ chức quốc tế, các quốc gia đƣa ra các quy định với mục tiêu nhằm đảm bảo phát triển bền vững, đồng thời tạo rào cản trong vấn đề thƣơng mại.

WTO đã phân tích các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại gồm các văn bản quy định bắt buộc tuân thủ đối với một quốc gia áp dụng nhằm kiểm soát và hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm không đáp ứng với các tiêu chuẩn về môi trƣờng, an toàn và sức khoẻ của quốc gia đó. Ở hầu hết các nƣớc, số lƣợng các quy định kỹ thuật bắt buộc ngày càng tăng lên. Xu hƣớng này cho thấy phản ứng của chính phủ trƣớc đòi hỏi ngày một tăng của công chúng về mức độ đáp ứng về chất lƣợng và an toàn của hàng nhập khẩu. Những đòi hỏi tƣơng tự thƣờng gây sức ép đối với các cơ quan có chức năng khi xây dựng và áp dụng những quy định chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, để quản lý hoạt động TCH thì Hiệp định TBT đƣa ra

các nghĩa vụ liên quan đến tới việc minh bạch hóa khi cung cấp thông tin giữa các thành viên về quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp và các tiêu chuẩn. Ngoài ra, Ủy ban TBT còn đƣa ra các quy trình chi tiết tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và phổ biến thông tin, ví dụ nhƣ “Các nước Thành viên sẽ phải thông tin trong một ấn phẩm ở thời điểm đủ sớm, thích hợp để tạo điều kiện cho các bên quan tâm của các Thành viên khác biết rằng họ dự định ban hành một quy chuẩn kỹ thuật/quy trình đánh giá sự phù hợp cụ thể” [1, điều 2.9.1 và điều 5.6.1] hay “Ít nhất sáu tháng một lần, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải công bố chương trình xây dựng tiêu chuẩn gồm tên và địa chỉ của mình, các tiêu chuẩn đang biên soạn và các tiêu chuẩn đã chấp nhận trong thời gian trước đó. Một tiêu chuẩn đang trong quá trình soạn thảo được tính từ khi có quyết định xây dựng cho đến khi tiêu chuẩn đó được chấp thuận. Các tiêu đề của các dự thảo tiêu chuẩn dự thảo phải bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Phải đưa tin về chương trình xây dựng tiêu chuẩn hiện có trong một ấn phẩm quốc gia hoặc ấn phẩm khu vực về các hoạt động tiêu chuẩn hóa, nếu có thể. Chương trình xây dựng tiêu chuẩn này phải chỉ rõ đối với từng tiêu chuẩn, theo các quy định của ISONET, sự phân loại về chủ đề của tiêu chuẩn, giai đoạn của quá trình xây dựng tiêu chuẩn và việc dẫn chiếu bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào được sử dụng làm căn cứ” [1, Phụ lục 3, Đoạn J].

2.1.2 Quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa của một số nước thành viên WTO WTO

Trong khuôn khổ WTO, Hiệp định TBT đƣợc ban hành với mục đích để đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp không đƣợc tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thƣơng mại quốc tế, trong khi đó cũng thừa nhận quyền của các nƣớc Thành viên đƣợc đƣa ra các biện pháp để đạt đƣợc những mục tiêu hợp pháp của mình.

Các nƣớc Thành viên của tổ chức WTO theo yêu cầu của Hiệp định TBT phải thông báo cho WTO tất cả các quy định kỹ thuật đề xuất mà có thể ảnh hƣởng tới thƣơng mại với các nƣớc Thành viên khác. Ban thƣ ký WTO sẽ cung

cấp thông tin này dƣới dạng các thông báo cho tất cả các nƣớc Thành viên. Chính vì vậy, hoạt động TCH hay còn đƣợc hiểu là thông tin về TBT theo WTO là một hệ thống bao gồm các cơ sở dữ liệu về Quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn và Thủ tục đánh giá sự phù hợp. Hệ thống này là công khai và đƣợc xây dựng nhằm mục tiêu thực thi điều khoản về minh bạch hóa của Hiệp định TBT của các nƣớc Thành viên.

Thông thƣờng các hệ thống quản lý thông tin về TBT của các nƣớc Thành viên đều có cơ sở dữ liệu về thông báo của các nƣớc Thành viên khác về các Quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp, các biện pháp kỹ thuật nói chung (bao gồm cả các sửa đổi, phụ lục, đính chính và bổ sung); thông tin liên lạc của các điểm TBT của các nƣớc, các Hiệp định song phƣơng và đa phƣơng về TBT của các nƣớc cũng nhƣ là các quan ngại thƣơng mại của nƣớc đó đƣợc nêu ra tại Ủy ban TBT. Các hệ thống này đa phần đều đƣợc xây dựng ở 2 dạng ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng bản địa của nƣớc Thành viên đó.

Ủy ban TBT đã yêu cầu Ban Thƣ ký thực hiện một cuộc khảo sát về các phƣơng tiện điện tử hiện có tại các điểm hỏi đáp quốc gia. Mục tiêu của cuộc khảo sát này là để xác định xem các bƣớc cần thiết cần tiến hành để thúc đẩy việc trao đổi thông tin, tài liệu giữa các nƣớc Thành viên qua phƣơng tiện điện tử. Ngay từ năm 1999, các câu hỏi đƣợc chuyển cho 89 nƣớc Thành viên thông qua các điểm hỏi đáp quốc gia và thông tin phản hồi nhận đƣợc từ 67 nƣớc Thành viên cho thấy:

- Phần lớn tất cả các điểm hỏi đáp có truy cập Internet và email; và

- 50 điểm hỏi đáp thƣờng xuyên chuyển tài liệu bằng phƣơng tiện điện tử. Trong báo cáo mã tài liệu G/TBT/W/186, mục II.A.2 “Khảo sát hỗ trợ các nƣớc Thành viên đang phát triển để xác định các nhu cầu cần ƣu tiên đặc biệt trong lĩnh vực TBT” đƣợc thực hiện trong năm 2002, các nƣớc Thành viên đang phát triển đã nêu bật nhu cầu của các điểm hỏi đáp về nâng cấp các thiết bị điện

tử.6

Trong khi trang web và địa chỉ email đã đƣợc thiết lập nhƣng các khó khăn về viễn thông đã ngăn cản các điểm hỏi đáp thực hiện công việc một cách có hiệu quả. Một vài nƣớc Thành viên đang phát triển đã thừa nhận tầm quan trọng của việc hình thành cơ sở dữ liệu về các quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia và nƣớc ngoài, nhƣng nhấn mạnh rằng việc duy trì các cơ sở dữ liệu này đôi khi cũng rất khó khăn.

Hiện nay, một số nƣớc thành viên đã xây dựng và khai thác các hệ thống quản lý thông tin trực tuyến để hỗ trợ cho các cơ quan, các doanh nghiệp của mình trong việc tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Dƣới đây là một số hệ thống tiêu biểu của một số nƣớc thành viên đang hoạt động rất hiệu quả phục vụ cho công tác quản lý thông tin về TCH theo yêu cầu của WTO.

a/ Đại diện cho Châu Mỹ (Hoa Kỳ)

Hệ thống Notify US đƣợc xây dựng nhằm mục đích thu thập và đáp ứng các yêu cầu của ngƣời sử dụng về thông tin liên quan tới Hiệp định TBT của Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO). Hoa Kỳ vận hành quản lý thông tin trong một website có tên là Notify U.S tại địa chỉ: https://tsapps/notifyus. Đây là một hệ thống đƣợc xây dựng cung cấp các dữ liệu và dịch vụ miễn phí, hoạt động trên cơ chế đăng ký bằng email cung cấp cho các công dân, các doanh nghiệp và tổ chức của Hoa Kỳ cơ hội để rà soát và góp ý cho các quy chuẩn kỹ thuật hoặc các biện pháp kỹ thuật của nƣớc ngoài đƣợc đề xuất mà có thể ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh cũng nhƣ là việc tiếp cận thị trƣờng của họ.

Notify U.S là một hệ thống thông tin về WTO TBT và cho phép ngƣời sử dụng yêu cầu toàn văn của các quy định kỹ thuật với các đặc tính rất thuận lợi cả về nội dung lẫn tính tiện ích trực tuyến nhƣ: Hƣớng dẫn ngƣời sử dụng trong việc xây dựng các góp ý với các quy định kỹ thuật; Cho phép ngƣời sử dụng gửi

6

https://docs.wto.org: Committee on Technical Barriers to Trade, Secretariat, "A Survey to Assist

góp ý một các dễ dàng thông qua Trung tâm Thông tin về Chứng nhận và Tiêu chuẩn Quốc gia (NCSCI) - điểm hỏi đáp WTO TBT của Hoa Kỳ; Cung cấp các thông tin về dịch vụ dịch thuật các quy định kỹ thuật; và Cung cấp các tin tức và thông tin về tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp và thông tin chung về WTO TBT.

Dịch vụ và trang web này đƣợc quản lý và vận hành bởi NCSCI, đây là một tổ chức thuộc Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST) thuộc Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ. NCSCI là một cơ quan cung cấp các dịch vụ nghiên cứu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm phi nông nghiệp. Trung tâm này là kho lƣu trữ trung tâm về các thông tin liên quan tới tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và của nƣớc ngoài cũng nhƣ quốc tế. Trung tâm này có thể tiếp cận đƣợc các tài liệu của Hoa Kỳ, nƣớc ngoài và quốc tế và các điểm hỏi đáp thông qua vai trò của nó là một điểm hỏi đáp Quốc gia của Hoa Kỳ.

Hình 1: Giao diện trang chủ của Notify US

Trong trang thông tin điện tử Notify U.S. có các đƣờng dẫn tới các trang thông tin điện tử khác rất thuận tiện trong quá trình sử dụng trang này, bao gồm:

- Trang thông tin điện tử về Thông báo của WTO;

- Trang thông tin điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣơng mại( một nguồn

thông tin toàn diện của Chƣơng trình hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ);

- Trang thông tin điện tử của Trung tâm tuân thủ Thƣơng mại( đầu mối trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 31)