Vai trò của công tác quản lý tiêu chuẩn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 34 - 35)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa

2.1.1 Vai trò của công tác quản lý tiêu chuẩn hoá

Hoạt động TCH ở Việt Nam là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc thuộc chuyên ngành KH&CN, trong đó các cơ quan quản lý nhà nƣớc bằng các hình thức và phƣơng pháp tác động đến quá trình xây dựng, áp dụng và đảm bảo áp dụng các tài liệu về kỹ thuật theo quy trình, thủ tục, trình tự phù hợp với trình độ khoa học, công nghệ và điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam nhằm tạo ra nền tảng cơ sở kỹ thuật, công nghệ cho sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hoạt động TCH có vai trò ngày càng quan trong trong xu thế hội nhập do nhiều nƣớc đang ra sức tìm kiếm các biện pháp để tăng cƣờng xuất khẩu, mở rộng thị phần quốc tế. Xuất khẩu không những góp phần to lớn trong việc tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia mà còn tăng cƣờng vai trò, vị thế của quốc gia đó trên thị trƣờng quốc tế. Thế nhƣng, tăng trƣởng kinh tế, phát triển tự do thƣơng mại hoá kéo theo sự cạn kiệt tài nguyên, sự ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời. Vì vậy để hạn chế tác động tiêu cực của vấn đề tự do hoá thƣơng mại, các tổ chức quốc tế, các quốc gia đƣa ra các quy định với mục tiêu nhằm đảm bảo phát triển bền vững, đồng thời tạo rào cản trong vấn đề thƣơng mại.

WTO đã phân tích các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại gồm các văn bản quy định bắt buộc tuân thủ đối với một quốc gia áp dụng nhằm kiểm soát và hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm không đáp ứng với các tiêu chuẩn về môi trƣờng, an toàn và sức khoẻ của quốc gia đó. Ở hầu hết các nƣớc, số lƣợng các quy định kỹ thuật bắt buộc ngày càng tăng lên. Xu hƣớng này cho thấy phản ứng của chính phủ trƣớc đòi hỏi ngày một tăng của công chúng về mức độ đáp ứng về chất lƣợng và an toàn của hàng nhập khẩu. Những đòi hỏi tƣơng tự thƣờng gây sức ép đối với các cơ quan có chức năng khi xây dựng và áp dụng những quy định chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, để quản lý hoạt động TCH thì Hiệp định TBT đƣa ra

các nghĩa vụ liên quan đến tới việc minh bạch hóa khi cung cấp thông tin giữa các thành viên về quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp và các tiêu chuẩn. Ngoài ra, Ủy ban TBT còn đƣa ra các quy trình chi tiết tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và phổ biến thông tin, ví dụ nhƣ “Các nước Thành viên sẽ phải thông tin trong một ấn phẩm ở thời điểm đủ sớm, thích hợp để tạo điều kiện cho các bên quan tâm của các Thành viên khác biết rằng họ dự định ban hành một quy chuẩn kỹ thuật/quy trình đánh giá sự phù hợp cụ thể” [1, điều 2.9.1 và điều 5.6.1] hay “Ít nhất sáu tháng một lần, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải công bố chương trình xây dựng tiêu chuẩn gồm tên và địa chỉ của mình, các tiêu chuẩn đang biên soạn và các tiêu chuẩn đã chấp nhận trong thời gian trước đó. Một tiêu chuẩn đang trong quá trình soạn thảo được tính từ khi có quyết định xây dựng cho đến khi tiêu chuẩn đó được chấp thuận. Các tiêu đề của các dự thảo tiêu chuẩn dự thảo phải bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Phải đưa tin về chương trình xây dựng tiêu chuẩn hiện có trong một ấn phẩm quốc gia hoặc ấn phẩm khu vực về các hoạt động tiêu chuẩn hóa, nếu có thể. Chương trình xây dựng tiêu chuẩn này phải chỉ rõ đối với từng tiêu chuẩn, theo các quy định của ISONET, sự phân loại về chủ đề của tiêu chuẩn, giai đoạn của quá trình xây dựng tiêu chuẩn và việc dẫn chiếu bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào được sử dụng làm căn cứ” [1, Phụ lục 3, Đoạn J].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 34 - 35)