Đối với quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 53 - 57)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tiêu chuẩn hóa từ nay đến năm 2020

3.1.1 Đối với quốc tế

Tổ chức WTO thúc đẩy tiêu chuẩn hóa quốc tế liên quan tới thƣơng mại và nhấn mạnh các biện pháp xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn không đƣợc trở thành các rào cản thƣơng mại hay ngăn cản sự phát triển, chuyển giao và phổ biến một cách cạnh tranh những công nghệ liên quan tới hạ tầng thông tin toàn cầu. Hệ thống thông tin toàn cầu bao gồm cả các hệ thống thông tin và viễn thông tạo ra nền tảng hạ tầng cho các hoạt động quản lý tiêu chuẩn hóa sử dụng các ứng dụng điện tử. Bởi vậy, các tiêu chuẩn đóng vai trò thống trị trong thƣơng mại điện tử hơn bất cứ giao dịch hàng hoá nào, thƣơng mại điện tử toàn cầu đòi hỏi tiêu chuẩn hoá cho cả hàng hoá và phƣơng tiện. Sự không phù hợp về tiêu chuẩn không chỉ hạn chế thƣơng mại mà còn làm hỗn loạn hoạt động của hệ thống, có thể gián tiếp tạo ra độc quyền trong thị trƣờng toàn cầu. WTO cũng chỉ ra Hiệp định TBT đƣợc ký kết nhằm loại bỏ các khác biệt giữa những tiêu chuẩn gây hạn chế thƣơng mại và nhấn mạnh tầm quan trọng của các nƣớc đang phát triển cũng nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ đối với ứng dụng phần mềm và hàng hoá đƣợc mua bán để đảm bảo tính liên tác, liên kết và tiếp cận tới hạ tầng thƣơng mại điện tử cho những sản phẩm đó.

Do vậy, WTO đề xuất một số vấn đề để thảo luận: i) phát triển và ứng dụng các tiêu chuẩn cho ứng dụng phần mềm; ii) những bất lợi của hạ tầng thông tin nội địa, đặc biệt của các nƣớc đang phát triển, do những thay đổi mau lẹ về công nghệ bị ảnh hƣởng bởi những doanh nghiệp thống lĩnh thị trƣờng; iii) công nghệ mã hoá; iv) sự thống lĩnh thị trƣờng thiết bị viễn thông; v) sự phù hợp của các giao thức và thiết bị phần cứng để đảm bảo tính liên tác và liên thông; vi) các tiêu chuẩn về nội dung (hàng hoá đƣợc trao đổi ở dạng số hoá);

vii) sự thống trị thị trƣờng của một số công ty tạo ra sự ngăn cản đối với tính liên tác và liên thông.

Ngay từ năm 1996, Đại hội đồng cũng đã nhất trí rằng WTO sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn về những hoạt động của mình cho công chúng và những tài liệu phổ biến cho công chúng, kể cả những tài liệu đƣợc cung cấp chung trong tổ chức này đều có thể đƣợc truy cập trực tiếp trên mạng máy tính.

Đến năm 2002, Đại hội đồng WTO đã quyết định tạo điều kiện cho công chúng dễ dàng tiếp cận số lƣợng tài liệu nhiều hơn nữa ngay từ khi những tài liệu này đƣợc phát hành. Đại hội đồng cũng quyết định rằng một tỷ lệ nhỏ tài liệu không đƣợc lƣu hành rộng rãi sẽ đƣợc công bố công khai sớm hơn, khoảng hai tháng sau khi đƣợc lƣu hành, thay vì sáu tháng nhƣ trƣớc đây. Đây là quyết định quan trọng liên quan đến tính minh bạch.

Ngoài ra, trang web cũng hỗ trợ cách tải và tra cứu những tài liệu của Đại hội đồng, báo cáo của Hội đồng Hàng hóa, Dịch vụ, Sở hữu trí tuệ và Ủy ban Thƣơng mại, Ủy ban TBT và Phát triển cũng nhƣ những tài liệu về các đề xuất của thành viên WTO đến các Hội đồng này. Hơn nữa, trang web này cũng tạo điều kiện tối đa nhằm tra cứu tài liệu dễ dàng và nhanh chóng. Chúng ta có thể tra cứu những vấn đề cần quan tâm theo nhiều tiêu chí khác nhau nhƣ tên tài liệu, ngày phát hành, mã số của tài liệu, v.v... Có thể kh ng định www.wto.org là trang tin điện tử cung cấp thông tin phong phú, hữu ích cho tất cả những ai quan tâm đến các vấn đề về thƣơng mại cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến tổ chức WTO. Điều này sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách thông tin giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển và tăng cƣờng sự tham gia của các nƣớc đang phát triển vào hệ thống thƣơng mại đa biên thông qua việc sử dụng thƣơng mại điện tử nói riêng và công nghệ thông tin nói chung, xác định cách thức và phƣơng tiện để đạt đƣợc những mục tiêu cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

Và hiện tại kể từ năm 2013, WTO cải tiến hoạt động quản lý thông tin trao đổi giữa các nƣớc với mong muốn hoạt động điều phối của mình hiệu quả hơn, đƣa ra một số thay đổi liên quan đến các thủ tục/điều kiện về nghĩa vụ

minh bạch thông tin theo xu hƣớng chặt chẽ và khắt khe hơn so với trƣớc kia, đƣợc thể hiện trong các quyết định và khuyến nghị mới nhất của Ủy ban TBT/WTO, mã tài liệu là G/TBT/1/Rev.11 ngày 16/12/2013. Trong đó, các nƣớc đặc biệt cần lƣu ý đối với những yêu cầu mới nhƣ sau:

a) Thiết lập một cơ sở dữ liệu theo đó thành viên có thể cung cấp cho Ban Thƣ ký WTO một phiên bản điện tử của dự thảo văn bản thông báo (đính kèm) cùng với các định dạng thông báo (các nội dung sẽ đƣợc lƣu trữ trên máy chủ của WTO và truy cập thông qua một siêu liên kết trong các định dạng thông báo).

b) Thời gian góp ý kiến đối với dự thảo văn bản đƣợc thông báo có thể kéo dài đến 90 ngày (so với trƣớc kia là 60 ngày);

c) Làm rõ tiêu chí „tác động đáng kể đến thƣơng mại‟ để các nƣớc thành viên xác định rõ những văn bản mà sau khi phân tích, đáp ứng các tiêu chí này thì cần thông báo (tránh tình trạng “lách luật” của một số nƣớc không thực hiện nghĩa vụ thông báo);

d) Nếu không có lý do hợp lý để rút ngắn, thì thời điểm văn bản có hiệu lực là sau 6 tháng kể từ thời điểm ban hành, ngoài ra WTO khuyến khích kéo dài thời gian này hơn 6 tháng, nếu có điều kiện;

e) Tăng cƣờng sử dụng mạng internet để trao đổi thông tin giữa thành viên nhằm đảm bảo việc tiếp cận và xử lý thông tin đƣợc kịp thời hơn. Nếu trƣớc kia các nƣớc thành viên gửi thông báo qua e-mail cho Ban thƣ ký tổng hợp và luân chuyển cho các thành viên khác thì theo xu hƣớng mới các nƣớc sẽ đƣợc hƣớng dẫn để tự gửi thông báo vào một trang tin, các nƣớc khác truy cập vào trang tin này sẽ nhanh chóng tiếp nhận thông tin để nghiên cứu, xử lý, có ý kiến (nếu cần);

Ngoài ra, có 02 nội dung mà WTO khuyến khích thực hiện nhƣng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) mà Việt Nam đang đàm phán lại yêu cầu bắt buộc, đó là:

- Đăng tải ý kiến góp ý và trả lời ý kiến góp ý trên website của nƣớc thành viên và thông tin cho WTO biết địa chỉ của website;

- Thông báo việc văn bản quy chuẩn/quy trình đƣợc thông qua/ban hành; nêu rõ địa chỉ website nơi có thể tải văn bản.

Hiện nay rất nhiều nƣớc thành viên đã xây dựng và khai thác các hệ thống quản lý thông tin trực tuyến để hỗ trợ cho các cơ quan, các doanh nghiệp của mình trong việc tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Các hệ thống thông tin trực tuyến này đem lợi hiệu quả không nhỏ cho doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí trong việc tìm hiểu thị trƣờng và các quy định mới nhất, các luật lệ tại thị trƣờng tiềm năng mà họ nhắm đến. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có cơ hội bày tỏ các quan ngại của mình thông qua các góp ý cho từng biện pháp dự thảo đƣa ra mà có thể tạo ra các cản trở thƣơng mại không cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và ngƣời sản xuất.

Hiện tại, ngoài việc đáp ứng các quy định của WTO thì xây dựng hệ thống thông tin điện tử còn là mục tiêu đáp ứng nghĩa vụ minh bạch hóa theo các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết và đang đàm phán. Hiện nay Việt Nam đã ký kết tham gia vào các hiệp định FTAs sau đây: ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN - Trung Quốc; ASEAN - Nhật Bản; ASEAN - Ấn Độ; Việt Nam - Nhật Bản; và Việt Nam - Chi Lê. Các hiệp định đang đàm phán bao gồm: Hiệp định Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP); Việt Nam-EFTA (bao gồm 4 nƣớc Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein); Việt Nam-EU; Việt Nam-Hàn Quốc; Việt Nam- Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan).

Nhìn chung, các quy định về minh bạch hóa nêu trong các chƣơng/điều khoản về TBT của các Hiệp định này phù hợp với các nghĩa vụ mà Hiệp định TBT/WTO đòi hỏi các nƣớc thành viên. Trong một số trƣờng hợp có đƣa ra các quy định mang tính đặc thù cho các bên tham gia vào FTAs đó, hoặc làm rõ những điều khoản, đặc biệt những điều khoản về hợp tác nhƣ hình thức hợp tác,

trao đổi thông tin, hình thức tham vấn. Một đặc điểm chung của các FTA song phƣơng là không áp đặt cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cho các bên tham gia FTA.

Các FTA nói trên đều có một chƣơng hoặc một số điều về TBT. Trong số các FTA đã liệt kê phải kể đến Hiệp định Xuyên Thái Bình Dƣơng (gọi tắt là Hiệp định TPP, đang có 12 nƣớc tham gia đàm phán, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Chi Lê, Pê Ru, Mexico, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam) với tham vọng của các nƣớc khởi xƣớng là mong muốn hiệp định trở thành hiệp định hình mẫu của thế kỷ 21. Theo đó, hiệp định đƣa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn rất cao cho tất cả các lĩnh vực (trong đó có TBT) và nghĩa vụ minh bạch thông tin cao hơn yêu cầu của WTO rất nhiều. Cụ thể là:

- Yêu cầu các nƣớc thành viên hình thành một trang/cổng thông tin chính thức thống nhất đăng tải các dự thảo và văn bản quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan truy cập và tham khảo. Trên trang này, các ý kiến góp ý và trả lời ý kiến góp ý cũng đƣợc yêu cầu đăng tải.

- Yêu cầu các nƣớc thông báo các tiêu chuẩn có tác động đáng kể đối với thƣơng mại quốc tế, kể cả khi các tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài việc các sử dụng hệ thống thông tin điện tử để làm phƣơng tiện cung cấp, lƣu trữ thông tin, WTO áp dụng việc đào tạo kiến thức cơ bản cho nhiều đối tƣợng, với thời gian dài (có thể từ 1-3 tháng) theo mô hình đào tạo trực tuyến (e-learning). Trong khi đó, TPP đi theo xu hƣớng sử dụng mô hình họp trực tuyến (teleconference) để bàn bạc, trao đổi các vấn đề đang/sau đàm phán nhằm giảm bớt các chi tiêu công khi phải cử cán bộ đi công tác nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 53 - 57)