Quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa của một số nước thành viên WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 35 - 43)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa

2.1.2 Quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa của một số nước thành viên WTO

WTO

Trong khuôn khổ WTO, Hiệp định TBT đƣợc ban hành với mục đích để đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp không đƣợc tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thƣơng mại quốc tế, trong khi đó cũng thừa nhận quyền của các nƣớc Thành viên đƣợc đƣa ra các biện pháp để đạt đƣợc những mục tiêu hợp pháp của mình.

Các nƣớc Thành viên của tổ chức WTO theo yêu cầu của Hiệp định TBT phải thông báo cho WTO tất cả các quy định kỹ thuật đề xuất mà có thể ảnh hƣởng tới thƣơng mại với các nƣớc Thành viên khác. Ban thƣ ký WTO sẽ cung

cấp thông tin này dƣới dạng các thông báo cho tất cả các nƣớc Thành viên. Chính vì vậy, hoạt động TCH hay còn đƣợc hiểu là thông tin về TBT theo WTO là một hệ thống bao gồm các cơ sở dữ liệu về Quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn và Thủ tục đánh giá sự phù hợp. Hệ thống này là công khai và đƣợc xây dựng nhằm mục tiêu thực thi điều khoản về minh bạch hóa của Hiệp định TBT của các nƣớc Thành viên.

Thông thƣờng các hệ thống quản lý thông tin về TBT của các nƣớc Thành viên đều có cơ sở dữ liệu về thông báo của các nƣớc Thành viên khác về các Quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp, các biện pháp kỹ thuật nói chung (bao gồm cả các sửa đổi, phụ lục, đính chính và bổ sung); thông tin liên lạc của các điểm TBT của các nƣớc, các Hiệp định song phƣơng và đa phƣơng về TBT của các nƣớc cũng nhƣ là các quan ngại thƣơng mại của nƣớc đó đƣợc nêu ra tại Ủy ban TBT. Các hệ thống này đa phần đều đƣợc xây dựng ở 2 dạng ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng bản địa của nƣớc Thành viên đó.

Ủy ban TBT đã yêu cầu Ban Thƣ ký thực hiện một cuộc khảo sát về các phƣơng tiện điện tử hiện có tại các điểm hỏi đáp quốc gia. Mục tiêu của cuộc khảo sát này là để xác định xem các bƣớc cần thiết cần tiến hành để thúc đẩy việc trao đổi thông tin, tài liệu giữa các nƣớc Thành viên qua phƣơng tiện điện tử. Ngay từ năm 1999, các câu hỏi đƣợc chuyển cho 89 nƣớc Thành viên thông qua các điểm hỏi đáp quốc gia và thông tin phản hồi nhận đƣợc từ 67 nƣớc Thành viên cho thấy:

- Phần lớn tất cả các điểm hỏi đáp có truy cập Internet và email; và

- 50 điểm hỏi đáp thƣờng xuyên chuyển tài liệu bằng phƣơng tiện điện tử. Trong báo cáo mã tài liệu G/TBT/W/186, mục II.A.2 “Khảo sát hỗ trợ các nƣớc Thành viên đang phát triển để xác định các nhu cầu cần ƣu tiên đặc biệt trong lĩnh vực TBT” đƣợc thực hiện trong năm 2002, các nƣớc Thành viên đang phát triển đã nêu bật nhu cầu của các điểm hỏi đáp về nâng cấp các thiết bị điện

tử.6

Trong khi trang web và địa chỉ email đã đƣợc thiết lập nhƣng các khó khăn về viễn thông đã ngăn cản các điểm hỏi đáp thực hiện công việc một cách có hiệu quả. Một vài nƣớc Thành viên đang phát triển đã thừa nhận tầm quan trọng của việc hình thành cơ sở dữ liệu về các quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia và nƣớc ngoài, nhƣng nhấn mạnh rằng việc duy trì các cơ sở dữ liệu này đôi khi cũng rất khó khăn.

Hiện nay, một số nƣớc thành viên đã xây dựng và khai thác các hệ thống quản lý thông tin trực tuyến để hỗ trợ cho các cơ quan, các doanh nghiệp của mình trong việc tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Dƣới đây là một số hệ thống tiêu biểu của một số nƣớc thành viên đang hoạt động rất hiệu quả phục vụ cho công tác quản lý thông tin về TCH theo yêu cầu của WTO.

a/ Đại diện cho Châu Mỹ (Hoa Kỳ)

Hệ thống Notify US đƣợc xây dựng nhằm mục đích thu thập và đáp ứng các yêu cầu của ngƣời sử dụng về thông tin liên quan tới Hiệp định TBT của Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO). Hoa Kỳ vận hành quản lý thông tin trong một website có tên là Notify U.S tại địa chỉ: https://tsapps/notifyus. Đây là một hệ thống đƣợc xây dựng cung cấp các dữ liệu và dịch vụ miễn phí, hoạt động trên cơ chế đăng ký bằng email cung cấp cho các công dân, các doanh nghiệp và tổ chức của Hoa Kỳ cơ hội để rà soát và góp ý cho các quy chuẩn kỹ thuật hoặc các biện pháp kỹ thuật của nƣớc ngoài đƣợc đề xuất mà có thể ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh cũng nhƣ là việc tiếp cận thị trƣờng của họ.

Notify U.S là một hệ thống thông tin về WTO TBT và cho phép ngƣời sử dụng yêu cầu toàn văn của các quy định kỹ thuật với các đặc tính rất thuận lợi cả về nội dung lẫn tính tiện ích trực tuyến nhƣ: Hƣớng dẫn ngƣời sử dụng trong việc xây dựng các góp ý với các quy định kỹ thuật; Cho phép ngƣời sử dụng gửi

6

https://docs.wto.org: Committee on Technical Barriers to Trade, Secretariat, "A Survey to Assist

góp ý một các dễ dàng thông qua Trung tâm Thông tin về Chứng nhận và Tiêu chuẩn Quốc gia (NCSCI) - điểm hỏi đáp WTO TBT của Hoa Kỳ; Cung cấp các thông tin về dịch vụ dịch thuật các quy định kỹ thuật; và Cung cấp các tin tức và thông tin về tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp và thông tin chung về WTO TBT.

Dịch vụ và trang web này đƣợc quản lý và vận hành bởi NCSCI, đây là một tổ chức thuộc Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST) thuộc Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ. NCSCI là một cơ quan cung cấp các dịch vụ nghiên cứu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm phi nông nghiệp. Trung tâm này là kho lƣu trữ trung tâm về các thông tin liên quan tới tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và của nƣớc ngoài cũng nhƣ quốc tế. Trung tâm này có thể tiếp cận đƣợc các tài liệu của Hoa Kỳ, nƣớc ngoài và quốc tế và các điểm hỏi đáp thông qua vai trò của nó là một điểm hỏi đáp Quốc gia của Hoa Kỳ.

Hình 1: Giao diện trang chủ của Notify US

Trong trang thông tin điện tử Notify U.S. có các đƣờng dẫn tới các trang thông tin điện tử khác rất thuận tiện trong quá trình sử dụng trang này, bao gồm:

- Trang thông tin điện tử về Thông báo của WTO;

- Trang thông tin điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣơng mại( một nguồn

thông tin toàn diện của Chƣơng trình hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ);

- Trang thông tin điện tử của Trung tâm tuân thủ Thƣơng mại( đầu mối trung

tâm của Chính phủ Hoa Kỳ về việc giám sát sự tuân thủ của nƣớc ngoài với các hiệp định thƣơng mại);

- Trang thông tin điện tử của Cơ quan quản lý Thƣơng mại Quốc tế Hoa Kỳ;

- Trang thông tin điện tử của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế;

- Cổng thông tin về xuất khẩu của Chính phủ Hoa Kỳ;

- Trang thông tin điện tử về tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ

quốc gia Hoa Kỳ (NIST).

Hiện nay, cơ cấu ngƣời sử dụng trang Notify U.S nhƣ đƣợc trình bày trong sơ đồ dƣới đây cho thấy 60% số lƣợng ngƣời dùng là doanh nghiệp Hoa Kỳ, một số lƣợng nhỏ (6%) các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài cũng sử dụng trang này.

Bắt đầu đƣợc khai thác từ năm 2005, cho đến nay số lƣợng ngƣời sử dụng dịch vụ này đã tăng lên nhanh chóng và đóng góp một phần không nhỏ cho việc gia tăng giá trị cho nền kinh tế Hoa Kỳ thông qua việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Tham khảo sơ đồ dƣới đây về sự gia tăng này.

3,000 9,000 39,500 36,000 55,000 63,000 46,000 57,000 67,676 37,701 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 (to date) 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 (to date)

b/ Đại diện cho Châu Âu (Liên minh Châu Âu - EU)

Để thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa theo Hiệp định TBT của WTO và hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin liên quan đến TBT trong tiếp cận thị trƣờng các nƣớc thành viên WTO, EU duy trì trang TBT trực thuộc Tổng cục Doanh nghiệp và Công nghiệp (EU Directorate for Enterpriese and Industry), tham khảo trang chủ dƣới đây:

Hình 3: Giao diện trang thông tin TBT của EU

Trang này chủ yếu đề cập đến các thông báo về TBT theo quy định của Hiệp định TBT. Theo đó các dịch vụ sau đƣợc cung cấp:

- Danh mục các thông báo của WTO trong tháng qua (WHAT HAPPENED LAST MONTH View | Archives): Trong mục này EU liệt kê các ý kiến của mình đối với các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật đƣợc thông báo trong tháng qua và toàn bộ các thông báo của của EU, các nƣớc thành viên EU và các nƣớc thành viên WTO khác trong tháng qua. Ngoài ra còn cung cấp danh mục thông kê các thông báo TBT qua các năm;

- Tìm kiếm cơ sở dữ liệu (SEARCH THE DATABASE Standard | By keywords | By fields of activity and objectives): CSDL này cho phép tìm kiếm các thông báo mà ngƣời sử dụng quan tâm bằng công cụ tìm kiếm chuẩn, Tìm kiếm bằng từ chuẩn, Tìm kiếm theo lĩnh vực và mục tiêu. Ngoài ra, các ý kiến góp ý đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và toàn văn dự thảo của quy chuẩn kỹ thuật cũng đƣợc cung cấp, nếu có;

- Danh sách thƣ điện tử (MAILING LIST How it works | Subscribe): mục này cho phép ngƣời sử dụng đăng ký email của mình để nhận đƣợc thông báo về dự thảo quy chuẩn đối với sản phẩm, vấn đề ở thị trƣờng mà mình quan tâm;

- Thƣ viện (LIBRARY Browse | Search): trong mục này các tài liệu liên quan đến hoạt động của EU và WTO liên quan đến thực thi Hiệp định TBT đƣợc cung cấp để tham khảo;

- Các địa chỉ liên hệ và các đƣờng liên kết hữu ích (CONTACT AND USEFUL LINKS EU/TBT Notification Point | TBT Notification and Information Points | Links): mục này cung cấp các đƣờng liên kết với các điểm TBT của các nƣớc thành viên WTO và trong EU; một số đƣờng liên kết có liên quan khác.

Đối với các thành viên EU, trang này còn nhiều tiện ích nhằm hỗ trợ cho hoạt động thông báo của các Điểm TBT của 27 nƣớc thành viên và hoạt động tham vấn của các doanh nghiệp liên quan đến các thông báo của EU và WTO về TBT.

c/ Đại diện cho Châu Á (Malaysia)

SIRIM cơ quan Tiêu chuẩn hóa quốc gia của Malaysia là đầu mối hỏi đáp WTO/TBT của Malaysia, cũng nhƣ các điểm hỏi đáp quốc gia khác, điểm hỏi đáp này cung cấp các dịch vụ tƣ vấn về các yêu cầu kỹ thuật và trả lời các câu hỏi về quy định xuất khẩu. Với chức năng chủ yếu là trả lời các câu hỏi về các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và hệ thống đánh giá sự phù hợp của nƣớc ngoài,

điểm hỏi đáp của Malaysia còn cung cấp dịch vụ về việc xây dựng Tiêu chuẩn và quy định của Malaysia. Điểm hỏi đáp quốc gia của Malaysia có một hệ thống quản lý thông tin hoạt động rất hiệu quả thông qua trang web SIRIM Export Alert - cảnh báo xuất khẩu.

Dịch vụ cảnh báo xuất khẩu của SIRIM cung cấp dịch vụ đăng ký miễn phí, dịch vụ này cập nhất các thay đổi ảnh hƣởng tới các sản phẩm ở các thị trƣờng xuất khẩu nƣớc ngoài. Dịch vụ này cho phép ngƣời sử dụng có thể tùy chỉnh nội dung thông tin yêu cầu theo loại sản phẩm và theo nƣớc mà họ quan tâm do đó ngƣời sử dụng có thể nhận đƣợc các thông tin theo đúng nhu cầu kinh doanh của họ. Các dịch vụ mà Export Alert bao gồm nhƣ sau:

 Đƣợc thông báo về các thay đổi ảnh hƣởng tới thị trƣờng xuất khẩu, điều chỉnh yêu cầu theo sản phẩm và thị trƣờng ngƣời sử dụng quan tâm.

 Đọc và phân tích dự thảo quy định trƣớc khi chúng có hiệu lực.

 Đƣa ra các góp ý và quan ngại liên quan tới dự thảo biện pháp mà ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của ngƣời sử dụng. Có cơ hội đƣợc cảnh báo các thay đổi cần phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình theo tình hình của thị trƣờng.

SIRIM với chức năng là điểm hỏi đáp quốc gia về WTO/TBT của Malaysia, nhận đƣợc các thông tin mới nhất về các thay đổi sắp tới của các biện pháp kỹ thuật của tất cả các nƣớc Thành viên WTO. Ngƣời đăng ký sử dụng dịch vụ của Export Alert sẽ nhận đƣợc các thông báo qua email về bất kỳ thay đổi nào của các biện pháp với các loại sản phẩm và quốc gia mà họ quan tâm từ SIRIM. Khi các quy định mới đƣợc đề xuất, ngƣời sử dụng có thể yêu cầu bản sao của dự thảo quy định trƣớc khi nó có hiệu lực. Theo cách này, ngƣời sử dụng có thể nghiên cứu các quy định trƣớc nhằm chuẩn bị và thích ứng với các thay đổi trong tƣơng lai. Doanh nghiệp có thể đƣa ra các góp ý với các biện pháp dự thảo mà ảnh hƣởng tới thị trƣờng xuất khẩu của họ đồng thời có thời gian để chuẩn bị và điều chỉnh các sản phẩm và hoạt động kinh doanh của mình

phù hợp với các quy định do đã đƣợc thông báo sớm tránh việc đứt quãng, trì hoãn và thất thoát do các quy định mới này tạo ra.

Hình 4: Giao diện trang thông tin TBT của Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 35 - 43)