Mô hình thông tin điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 59 - 63)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Mô hình thông tin điện tử

3.2.1 Xu thế của thông tin điện tử trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Nền sản xuất thế giới ngày càng mang tính toàn cầu với sự phân công lao động quốc tế hiện đại, tính tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên, tính độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ trở nên tƣơng đối và không một nƣớc nào, dù đó là siêu cƣờng kinh tế, có thể phát triển một cách biệt lập.

Thế giới hội nhập đang và sẽ chứng kiến những tiến bộ thực sự có ý nghĩa về công nghệ thông tin và phát triển cơ cấu thông tin quốc gia. Khởi đầu với quá trình cải cách hành chính đƣợc diễn vào những năm 70 của Thế kỷ trƣớc trong các nƣớc phát triển, tiếp theo là quá trình chính phủ các nƣớc đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các cơ quan chính phủ, khái

niệm chính phủ điện tử đã ra đời vào những năm 90 cùng với những khái niệm khác nhƣ thƣơng mại điện tử, doanh nghiệp điện tử, …

Cách đây hơn 10 năm, chính phủ điện tử đã đƣợc các nƣớc tiếp thu và ứng dụng rộng rãi, thúc đẩy phát triển và ngày càng đƣợc các nƣớc coi nhƣ một giải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan chính phủ, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp tốt hơn. Cho đến nay chính phủ điện tử vẫn tiếp tục đƣợc các nƣớc thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, ngày càng sâu rộng hơn, các nƣớc đã coi phát triển chính phủ điện tử là bắt buộc.

Ngày nay, với sự bùng nổ của các phƣơng tiện di động, băng rộng, công nghệ nên nhiều nƣớc đã đẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử đa dạng hơn, liên thông hơn dƣới khái niệm chính phủ di động (m-government), chính phủ điện tử thế hệ 2 (e-government 2.0), chính phủ ở mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phƣơng tiện (ubiquitous government). Xã hội thông tin toàn cầu và sự phát triển của nền kinh tế tri thức mở ra cho các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam những cơ hội tiếp cận và tiếp nhận những thành quả của tiến bộ KH &CN để xây dựng những ngành nghề mới có hàm lƣợng kỹ thuật và tri thức cao, đồng thời cũng đặt ra những thách thức về vốn, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao để xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin.

Khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, có thể nói rằng, môi trƣờng phát triển của Việt Nam sẽ đi vào quỹ đạo, sẽ lành mạnh với sự phấn đấu thực hiện các cam kết trƣớc khi gia nhập WTO. Trong bối cảnh hội nhập, chúng ta có nhiều khả năng hơn để tiếp cận nhanh, đầy đủ và khách quan những thành tựu KH&CN hiện đại của thế giới, tiếp nhận sự chuyển giao những công nghệ thích hợp mà trong nƣớc chƣa đủ năng lực tự làm lấy, nhằm nâng cao trình độ công nghệ quốc gia, mở mang những ngành nghề mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cho phép tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng con đƣờng đƣợc rút ngắn. Trong điều kiện trình độ KH&CN trong nƣớc còn thấp kém, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu cho phép chúng ta gửi ngƣời đi đào tạo và nghiên cứu ở những nƣớc tiên tiến, nhằm nâng cao trình độ nhân lực

KH&CN, bổ sung các nguồn lực (tri thức, tài chính, thông tin...) để nhanh chóng xây dựng tiềm lực KH&CN quốc gia. Trong điều kiện của nền kinh tế toàn cầu và hội nhập quốc tế (tức là chấp nhận điều kiện cạnh tranh gay gắt về kinh tế, về KH&CN và những đòi hỏi về sự tƣơng hợp với thông lệ quốc tế), với trình độ dân trí và truyền thống hiếu học của dân tộc, Việt Nam có khả năng rút ngắn khoảng cách trong phát triển so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Song đó mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ để khả năng này có thể trở thành hiện thực là Việt Nam cần có nỗ lực đổi mới mang tính hệ thống, tƣơng xứng với tầm cao nhất của trí thức dân tộc Việt Nam, có khả tạo môi trƣờng phát triển lành mạnh và năng động cho tƣ duy sáng tạo và cho mọi tầng lớp lao động.

Những gì đã làm đƣợc trong thời kỳ đổi mới là đáng khích lệ nhƣng chỉ là những thay đổi mang tính khai phá, còn thiếu chủ thuyết phát triển xã hội cho cả một thời kỳ mới với những điều kiện phát triển mới về cơ bản đã hoàn toàn khác so với trƣớc đây. Xu thế hội nhập và sự hình thành nền kinh tế tri thức đang làm mất đi lợi thế so sánh của các yếu tố nhƣ: Lao động giản đơn, nguồn tài nguyên thiên nhiên dạng thô ở những nƣớc đang phát triển. Nguồn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài ngày càng đổ về những nƣớc có lợi thế về KH &CN, trí tuệ và tay nghề cao của nguồn nhân lực. Việt Nam hiện nay đang thiếu hụt rất lớn nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng cao. Hệ thống dịch vụ KH&CN (bao gồm hệ thống thông tin KH&CN; hệ thống tƣ vấn, đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ; hệ thống sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng) hầu nhƣ chỉ mới đƣợc để tâm trong vài năm gần đây, nên chƣa đƣợc định hình, còn yếu kém cả về cơ sở hạ tầng cũng nhƣ khả năng cung cấp dịch vụ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

Thực tế cho thấy, dù đã có nhiều bƣớc phát triển trong những năm qua, công tác tin học hóa số hóa các trong tiêu chuẩn hóa của nhà nƣớc ta vẫn đang ở trong thời kỳ hoàn thiện, phần nào chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nƣớc trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

3.2.2 Hiệu quả của việc quản lý bằng thông tin điện tử

Thống kê cho thấy 90% thông tin quan trọng đều đƣợc thể hiện trên giấy và 70% giao dịch có thể bị phá hỏng nếu nhƣ văn bản bằng giấy thất lạc. Việc lƣu trữ và sử dụng tài liệu giấy gây ra nhiều bất tiện từ bảo quản, quản lý, khai thác cho đến truy xuất, sử dụng …. Ngoài ra việc lƣu trữ các tài liệu cũng chiếm nhiều không gian. Tài liệu giấy các tổ chức, doanh nghiệp hàng ngày phải xử lý đã tăng gấp 10 lần trong 5 năm qua, làm tăng chi phí quản lý. Tỉ lệ thất lạc tài liệu giấy rất cao, có 7% tổng số tài liệu trong một công ty hay cơ quan bị mất hoàn toàn, 3% tổng số tài liệu bị nhầm lẫn. Làm cách nào để giảm thiểu những vấn đề này?

Số hóa để lƣu trữ và trao đổi văn bản, tài liệu, thông tin trong môi trƣờng mạng là lời đáp để giải quyết vấn đề nêu trên và đang là xu thế đƣợc nhiều tổ chức quan tâm, không phân biệt qui mô hay lĩnh vực hoạt động. Khi thông tin đƣợc điện tử hóa sẽ đến với cộng đồng một cách rộng rãi hơn, giúp ngƣời dùng có thể tận dụng tối đa những tài nguyên có sẵn và nâng cao giá trị của thông tin.

Hiện tại, việc thu thập đầy đủ, kịp thời các quy định (biện pháp kỹ thuật) mà các nƣớc thành viên khác đã thông báo cho Ủy ban TBT/WTO và phổ biến trên trang web của Văn phòng TBT Việt Nam là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp, các tổ chức có quan tâm, các cơ quan quản lý liên quan trong nƣớc sớm biết về quy định của các nƣớc ngay từ giai đoạn dự thảo để có sự điều chỉnh kịp thời trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có định hƣớng phát triển tại các thị trƣờng xuất khẩu cho phù hợp.

Tuy nhiên, việc phổ biến về các biện pháp kỹ thuật của nƣớc ngoài trên trang web của Văn phòng TBT Việt Nam mới dừng ở việc dịch chọn lọc một số thông tin để làm tin cảnh báo, phần lớn các thông báo và nội dung các quy định đó đều không đƣợc việt hóa. Trở ngại về ngôn ngữ có thể là rào cản khiến các bên liên quan trong nƣớc bỏ qua thông tin do Văn phòng TBT Việt Nam cung cấp. Việc chƣa thực hiện gửi thông báo tự động qua email (nhƣ một số nƣớc

thành viên WTO đang làm) về TBT cho các bên có quan tâm cũng là một hạn chế vì không phải lúc nào các bên cũng truy cập vào trang web kịp thời. Nếu khắc phục đƣợc điều này sẽ giúp việc rà soát, chọn lọc, dịch, phân tích sơ bộ một số biện pháp kỹ thuật đƣợc hiệu quả hơn, từ đó có thể đề xuất với các cơ quan quản lý, các tổ chức (Hiệp hội) có liên quan xem xét mức độ ảnh hƣởng đến thƣơng mại của Việt Nam và kỳ vọng trong tƣơng lai không xa Việt Nam sẽ bày tỏ đƣợc quan điểm đối với quy định của một nƣớc nào đó tại diễn đàn của Ủy ban TBT hoặc để hỗ trợ thông tin cho các Bộ nghiên cứu phƣơng án, đề xuất xây dựng 1 biện pháp kỹ thuật tƣơng ứng nhằm bảo vệ thị trƣờng nội địa nếu thấy quy định của nƣớc đó ảnh hƣởng đáng kể đến thƣơng mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)