Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ minh bạch thông tin theo quy định của WTO trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 43 - 48)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ minh bạch thông tin theo quy định của WTO trong

quy định của WTO trong hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam

2.2.1 Việc thực thi nghĩa vụ của Việt Nam khi minh bạch thông tin theo quy định của WTO đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa theo quy định của WTO đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã rà soát các tiêu chuẩn cho phù hợp với những quy định liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại. Việc rà soát đã đƣợc tiến hành trong nhiều năm do nhiều cấp ban ngành, địa phƣơng thực hiện, sau này đƣợc thể hiện trong báo cáo gia nhập WTO với các thông tin liên quan đến hàng rào kỹ thuật.

Vậy hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, những quy định pháp luật mà đặc biệt trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam đã thích ứng đến đâu so với những nguyên tắc của hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT) của WTO?

Tƣơng tự nhƣ các nƣớc thành viên khác trong WTO, Việt Nam cũng đã hình thành một cơ quan đầu mối để thực hiện nghĩa vụ thông báo và hỏi đáp về các thông tin liên quan đến hoạt động về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp theo quy định trong Hiệp định TBT. Cơ quan đầu mối là Văn phòng TBT Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng. Với sự hỗ trợ của Dự án Mutrap II do Liên minh Châu Âu tài trợ năm 2007 ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức trong WTO, Văn phòng TBT Việt Nam đã hình thành một trang tin để cung cấp các thông tin cho WTO qua thƣ điện tử (email) liên quan đến những hoạt động theo quy định.

Tuy nhiên, các thông tin cần phải cung cấp cũng còn một số hạn chế nhƣ: các tin trên trang thông tin còn sơ sài, chƣa tạo lập đầy đủ các cơ sở dữ liệu điện tử đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin trên môi trƣờng mạng. Việc xử lý thông tin trong nƣớc chủ yếu vẫn theo hình thức giấy tờ và các tài liệu đƣợc bảo quản vẫn theo phƣơng pháp truyền thống (lƣu trữ hồ sơ bản cứng) nên khi phát sinh một vấn đề thì mất nhiều thời gian để tìm kiếm và xử lý.

Ngoài ra, thực hiện các cam kết trong khuôn khổ các văn bản pháp lý của WTO, trong thời gian vừa qua Việt Nam cũng có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng khuôn khổ pháp luật về minh bạch hóa. Cụ thể, nội dung minh bạch hóa đã đƣợc thể chế ở nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhƣ: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ƣớc quốc tế năm 2005, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Nghị định về Công báo năm 2004.

Về cơ bản, khuôn khổ pháp luật của nƣớc ta ở chừng mực nhất định đã phù hợp với các yêu cầu của cam kết quốc tế nhƣ: quy định về quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật [2, Điều 4, 33, 35], quy định các văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực sau khi đăng công báo [2, Điều 77], quy định về việc công bố các điều ƣớc quốc tế trên Công báo nhƣ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ƣớc quốc tế, quy định về tính công khai, minh

bạch trong hoạt động xét xử trong Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự. Các thiết chế nhà nƣớc cũng có nhiều nỗ lực trong việc minh bạch hóa hoạt động của mình từ Quốc hội, Chính phủ…

Một điều kh ng định là Việt Nam không thể loại bỏ 100% bất cập đang tồn tại trong quá trình thực hiện Hiệp định TBT cũng nhƣ trong thực thi các cam kết khi gia nhập WTO, bởi có những bất cập lớn có thể loại bỏ nhƣng có những bất cập nhỏ không thể loại bỏ ngay mà phải có thời gian triển khai. Khi đã là thành viên WTO, Việt Nam đã tiếp tục rà soát các hệ thống tiêu chuẩn để phù hợp hơn nữa với các quy định của WTO liên quan đến TBT. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2007 đã hỗ trợ đảm bảo tính tƣơng thích của hệ thống pháp luật liên quan đến TBT nhƣng cần tiếp tục xem xét và đánh giá xem còn phù hợp với tình hình hội nhập sâu nhƣ hiện nay hay không.

2.2.2 Mối liên hệ giữa quản lý thông tin điện tử với việc đáp ứng yêu cầu minh bạch thông tin theo quy định của WTO ở Việt Nam

Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 1 ta có thể thấy đặc điểm nổi bật khi điện tử hóa các thông tin nhƣ sau: Tăng tính minh bạch trong nhiều hoạt động, từ đó các đối tƣợng có liên quan hoặc có quan tâm sẽ cung cấp/đƣợc cung cấp các thông tin, dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng hình thức trực tuyến; và nhờ các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông, cơ quan quản lý nhà nƣớc nhanh chóng thu lƣợm đƣợc ý kiến của các đối tƣợng có liên quan hoặc có quan tâm và giúp họ tham gia dễ dàng hơn trong quá trình ra quyết định của mình. Chính nhờ điều này mà hiệu quả lao động trong các cơ quan quản lý đƣợc tăng lên và giảm chi phí điều hành.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi Internet ra đời và đƣợc ứng dụng trong việc trao đổi dữ liệu thƣơng mại, ngƣời ta đã nhận thấy hệ thống pháp luật quốc tế về thƣơng mại tỏ ra không phù hợp với môi trƣờng kinh doanh mới. Internet xoá nhòa các biên giới quốc gia, rút ngắn thời gian giao dịch tới mức gần nhƣ tức thời và có thể cung cấp nhiều dịch vụ theo thời gian thực, rất khó phát hiện

dàng, v.v... Nhiều tổ chức liên quan tới thƣơng mại ngay lập tức nhận ra sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định quốc tế về thƣơng mại trong môi trƣờng mới.

Từ năm 1998 Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đã triển khai các hoạt động nghiên cứu về thƣơng mại điện tử. Theo yêu cầu của các nƣớc thành viên, Ban Thƣ ký WTO đã tiến hành nhiều nghiên cứu về vai trò của WTO đối với phát triển thƣơng mại điện tử. Nhiều nƣớc thành viên, cả các nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển, đã tích cực nghiên cứu và tham gia nhiều cuộc họp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của thƣơng mại điện tử thông qua hệ thống các quy tắc thƣơng mại đa biên chặt chẽ của WTO.

Việt Nam hiện đã là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực. Minh bạch và công khai là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của WTO và các hiệp định đa phƣơng liên quan. Theo đó, các quốc gia nhƣ Việt Nam phải có trách nhiệm đăng tải công khai các văn bản pháp luật, quy định của mình trƣớc khi có hiệu lực, phải thực hiện nghĩa vụ tham vấn các đối tƣợng liên quan. Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác Việt Nam phải thực hiện nhƣ thông báo về các biện pháp thƣơng mại đƣợc ban hành hoặc sửa đổi, thành lập điểm hỏi đáp cung cấp thông tin cho các thành viên quan tâm đến các vấn đề cụ thể, rà soát chính sách, v.v.

Trong thời gian qua, các tỉnh, thành phố đã có những nỗ lực rất lớn nhằm phát triển hệ thống các website chính thức của mình, nhiều địa phƣơng đã đầu tƣ nhiều tiền để phát triển hệ thống cổng thông tin với nhiều tính năng tiên tiến. Tuy vậy, hạn chế của nhiều website cơ quan nhà nƣớc nói chung và chính quyền địa phƣơng nói riêng thƣờng gặp nhƣ: khả năng cập nhật thông tin còn kém, thông tin cũ, lạc hậu, quản trị website chƣa chuyên nghiệp, khả năng vận hành chƣa ổn định: thƣờng giai đoạn đầu khi khai trƣơng thì rầm rộ nhƣng sau đó hiệu quả kém dần, các thông tin đƣa lên website là những thông tin có sẵn, đơn

giản mà không hƣớng theo định hƣớng đối tƣợng, phiên bản tiếng nƣớc ngoài kém hoặc không hoạt động.

Chức năng của một website của một đơn vị rất quan trọng vì nó thể hiện là ”bộ mặt” của cơ quan đó. Không cần phải đến tận nơi, những ai quan tâm đến địa phƣơng đó đều có thể truy cập đƣợc các thông tin đầy đủ và cần thiết. Với doanh nghiệp (gồm cả trong nƣớc và nƣớc ngoài), nếu đƣợc vận hành tốt, đây là kênh cung cấp thông tin chính thống, tin cậy từ các thông tin về định hƣớng, kế hoạch, các dự án đầu tƣ của tỉnh cho đến các thông tin về các chính sách, văn bản pháp luật mà tỉnh mới ban hành. Đặc biệt, thông qua website nhà đầu tƣ và doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục hành chính và giảm thiểu thời gian đi lại. Qua đây, nếu có khó khăn các doanh nghiệp có thể phản ánh các khó khăn của mình, có thể trao đổi với lãnh đạo tỉnh, và có thể sử dụng đƣờng dây nóng phản ánh các khó khăn, phiền hà mà mình gặp phải.

Các hệ thống thông tin trực tuyến này đem lợi hiệu quả không nhỏ cho doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí trong việc tìm hiểu thị trƣờng và các quy định mới nhất, các luật lệ tại thị trƣờng tiềm năng mà họ nhắm đến. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có cơ hội bày tỏ các quan ngại của mình thông qua các góp ý cho từng biện pháp dự thảo đƣa ra mà có thể tạo ra các cản trở thƣơng mại không cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và ngƣời sản xuất.

Để đƣa truy xuất nguồn gốc điện tử vào thực hiện rộng rãi cần vận động, thuyết phục nhằm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, đồng thời biến nó thành quy định bắt buộc, chuẩn hóa quy trình áp dụng. Coi minh bạch hóa thông tin là một trong những cách để xây dựng thƣơng hiệu cho hàng hóa xuất khẩu của nƣớc ta, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 43 - 48)