Đối với trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 57 - 59)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tiêu chuẩn hóa từ nay đến năm 2020

3.1.2 Đối với trong nước

Các chủ trƣơng, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nƣớc về CNTT trong 10 năm tới đƣợc thể hiện khá rõ nét trong các văn bản mới đƣợc ban hành

gần đây, tiêu biểu là Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đƣa Việt Nam trở thành nƣớc mạnh về CNTT và truyền thông”. Các văn bản đã nêu rất rõ mục tiêu và quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các giải pháp phát triển CNTT tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020.

Nhận thấy các yêu cầu về minh bạch hóa chiếm vị trí quan trọng trong chƣơng TBT khi đàm phán, điều này đồng nghĩa với nhận thức về áp lực mới đối với việc tổ chức và vận hành các điểm TBT, đặc biệt của các nƣớc có trình độ phát triển thấp nhƣ Việt Nam. Chính vì vậy, nếu Việt Nam có sự chuẩn bị tốt để đáp ứng cho các yêu cầu cao nhất về minh bạch hóa thông tin trong WTO và TPP thì các Hiệp định FTA khác dự kiến đàm phán ký kết sau này (nếu có) sẽ không còn là trở ngại.

Với xu thế chung của kinh tế thế giới, không chỉ Việt Nam mà ngay cả những nƣớc phát triển cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính trong việc cử cán bộ đi họp, đi đào tạo ở nƣớc ngoài. Việc xây dựng mô hình đào tạo trực tuyến là một giải pháp hiệu quả đã đƣợc xây dựng và áp dụng rộng. Xây dựng hệ thống thông tin điện tử ngoài việc khắc phục những hạn chế trong việc thực thi nghĩa vụ minh bạch hóa mà Ban thƣ ký WTO nêu ra trong đợt rà soát chính sách của Việt Nam thực hiện cam kết khi gia nhập WTO thì cơ quan đƣợc giao đầu mối về TBT nhận thức rõ trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển nhƣ ngày nay thì việc hình thành mô hình trao đổi thông tin theo hƣớng điện tử hóa qua mạng internet cũng nhƣ xây dựng ngân hàng dữ liệu dƣới dạng số hóa là xu hƣớng tất yếu do bởi các tiện ích, tính năng vô cùng hữu ích của nó.

Mạng lƣới TBT Việt Nam đƣợc thành lập nhằm thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa theo yêu cầu của Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại đối với thành viên của WTO. Ngày 26/5/2005 Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định

số 114/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lƣới cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (gọi tắt là Mạng lƣới TBT Việt Nam). Mạng lƣới có hai chức năng sau:

- Chức năng thông báo cho các nƣớc thành viên thông qua Ban thƣ ký của WTO về những quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp ở dạng dự thảo hoặc đã có hiệu lực do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam ban hành, có khả năng tạo ra những hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại giữa Việt Nam với các nƣớc thành viên của WTO.

- Tiếp nhận và chuyển tải các câu hỏi hoặc câu trả lời của các nƣớc cũng nhƣ các câu trả lời hoặc câu hỏi của Việt Nam đến các địa chỉ cần thiết, đáp ứng nhu cầu thông tin và minh bạch hóa của các nƣớc thành viên WTO và Việt Nam về hàng rào kỹ thuật. Trong quá trình này, xử lý và góp ý kiến về các thông báo nhận đƣợc của các nƣớc thành viên nhằm đảm bảo các biện pháp kỹ thuật mà các nƣớc đang áp dụng hoặc sẽ áp dụng không hạn chế thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 57 - 59)