Những hạn chế trong quá trình thực thi nghĩa vụ thành viên của Việt Nam khi minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 48 - 53)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3. Những hạn chế trong quá trình thực thi nghĩa vụ thành viên của Việt Nam khi minh bạch

khi minh bạch thông tin theo quy định của WTO đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam

Hoạt động tiêu chuẩn hóa tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Luật TC&QCKT) liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; một phần của Luật Chất lƣợng sản phẩm hàng hóa liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp. Đối với nghĩa vụ minh bạch thông tin theo quy định của WTO thì có 04 điều trong Luật TC&QCKT có đề cập đến vấn đề công khai. Cụ thể là:

- Điều 14: Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (Khoản 2): Quy hoạch, kế hoạch Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức lập và thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trƣớc khi phê duyệt. Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và thông báo công khai quy hoạch, kế hoạch đó trong thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày phê duyệt.

- Điều 22: Thông báo, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia (Khoản 1): Thông báo công khai việc công bố tiêu chuẩn quốc gia và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia trong thời hạn ít nhất là ba mƣơi ngày, kể từ ngày ra quyết định;

- Điều 29: Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật (Khoản 2): Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan có liên quan tổ chức xây dựng, thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trƣớc khi phê duyệt. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và thông báo công khai quy hoạch, kế hoạch đó trong thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày phê duyệt.

- Điều 36: Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật (Khoản 1 – mục a): Thông báo công khai việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn ít nhất là ba mƣơi ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Về cơ sở pháp lý, nhìn chung Việt Nam quy định bài bản. Tuy nhiên, tại thời điểm xây dựng và ban hành các văn bản khung, Việt Nam chƣa đánh giá hết đƣợc xu hƣớng phát triển, đặc biệt là mô hình “điện tử hóa tập trung” mà các nƣớc hƣớng tới diễn ra nhanh nhƣ vậy. Do vậy, một số văn bản mang tính định khung pháp lý của Việt Nam cần phải sửa đổi cho phù hợp hơn. Cụ thể là:

Khi thực hiện Hiệp định WTO, các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn thách thức. Doanh nghiệp phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế nhƣ là ngôn ngữ quốc tế thống nhất về tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hoá. Điều này cần phải có thời gian và các biện pháp thích hợp để khắc phục hạn chế này vì trình độ công nghệ, quản lý và khai thác tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Mặt khác doanh nghiệp thiếu thông tin về tiêu chuẩn, chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho doanh nghiệp khó có những bƣớc đi thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá của mình, đặc biệt về chất lƣợng. Tuy nhiên vẫn có thể khắc phục đƣợc một phần nếu doanh nghiệp tận dụng khai thác tối đa thông tin từ các cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn chất lƣợng và tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Và các cơ quan Nhà nƣớc cũng gặp phải những khó khăn nhƣ phải đảm bảo tính minh bạch trong quá trình soạn thảo ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và các thủ tục, trình tự đánh giá hợp quy. Tổ chức ban hành tiêu chuẩn quốc gia phải đảm bảo minh bạch, chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù tiêu chuẩn là văn bản tự nguyện áp dụng theo quy định của Hiệp định TBT, song để thuận lợi hoá thƣơng mại, tránh phân biệt đối xử Hiệp định TBT khuyến khích các tổ chức tiêu chuẩn của các nƣớc thành viên chấp nhận tuân thủ quy chế thực hành tốt trong soạn thảo, chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn của Hiệp định TBT. Phải đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan Trung ƣơng

và địa phƣơng trong việc soạn thảo, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và thủ tục, trình tự đánh giá hợp quy. Điều này có nghĩa các quy định của cơ quan Nhà nƣớc không đƣợc mâu thuẫn với nhau, các quy định của cơ quan quản lý Nhà nƣớc địa phƣơng không đƣợc trái với các quy định của cơ quan Nhà nƣớc Trung ƣơng.

Năng lực thông tin còn hạn chế ảnh hƣởng tới việc đảm bảo thông tin phục vụ quản lý Nhà nƣớc và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khó khăn cuối cùng là thiếu kinh nghiệm trong xử lý các tranh chấp thƣơng mại liên quan đến TBT (nếu có) giữa Việt Nam và các thành viên khác của WTO.

Ngoài ra, liên quan đến việc vận hành các trang thông tin điện tử cũng gặp một số hạn chế nhƣ sau:

- Về mặt nội dung: Nhiều cơ quan hiện nay đều có trang thông tin ở mức độ khác nhau, Mạng lƣới TBT Việt Nam với đầu mối là Văn phòng TBT Việt Nam cũng có hệ thống thông tin bao gồm Cổng thông tin vủa Văn phòng và các trang web của các Điểm TBT của Bộ và Địa phƣơng (có thể độc lập hoặc là một bộ phận của trang thông tin của Bộ hoặc Địa phƣơng), tuy nhiên các dữ liệu thông tin trên các trang tin đó không đƣợc cập nhật đầy đủ. Việc không cập nhật đầy đủ là do các thông tin chƣa đƣợc số hóa, vẫn lƣu ở dạng các bản cứng.

- Về mặt kỹ thuật: hệ thống khó vận hành do công nghệ đã lạc hậu, chính vì vậy khi xây dựng các phần mềm cũng không đáp ứng đƣợc tính tƣơng thích, không đảm bảo khả năng liên thông dữ liệu. Các trang thông tin không cung cấp đƣợc nhiều dịch vụ và cũng không dễ dàng khai thác và sử dụng do các giao diện không thân thiện. Và về nguyên tắc ngôn ngữ của Cổng Thông tin là tiếng Việt trong khi đó các nguyên bản lại là tiếng nƣớc ngoài nên mất thời gian để chuyển dịch tiêu đề hoặc/và tóm tắt nội dung (abstract) kèm theo nguyên bản.

- Văn phòng TBT Việt Nam - đầu mối quốc gia thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa theo quy định của WTO - đã có trang thông tin điện tử riêng đƣợc xây dựng năm từ năm 2007 và chính thức hoạt động ngày 8/1/2008 (địa chỉ

www.tbtvn.org). Về tổng thể, Trang thông tin điện tử về TBT đã phần nào cung cấp đƣợc một số thông tin nhất định. Tuy nhiên, Trang thông tin điện tử này còn rất sơ sài và thiếu hàng loạt những nội dung thông tin, cũng nhƣ những công cụ liên kết quan trọng, cụ thể là:

+ Thiếu các tính năng tích hợp nhƣ quản lý nguồn cơ sở dữ liệu thống nhất; + Không có cơ chế quản lý văn bản;

+ Thiếu các phần tƣơng tác với các Điểm TBT trực thuộc; + Thiếu các nội dung thống kê, báo cáo;

+ Phần nhập cơ sở dữ liệu rất thủ công;

+ Phần hiển thị nội dung tin tức và quản trị chƣa đảm bảo về tính tiện ích sử dụng;

+ Phần hỏi đáp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn nhƣ hệ thống báo tin khi có câu hỏi...

+ Các chức năng quản trị thành phần của trang tin rất phức tạp và khó sử dụng, chƣa có tính hệ thống.

Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ sử dụng cho Trang tin điện tử của TBT đã quá lạc hậu về công nghệ, chƣa đáp ứng đƣợc chức năng của một Cổng thông tin điện tử hiện đại.

Kết luận Chƣơng 2

Đánh giá tình hình quản lý thông tin của các nƣớc và thực trạng quản lý của Việt Nam đối với hoạt động TCH, nhận định rằng giải pháp để có thể đáp ứng tốt hơn các công việc cũng nhƣ thực hiện hiệu quả hơn nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong WTO thì cần thiết phải khắc phục đƣợc các hạn chế đã nêu ở trên. Và việc xây dựng các hệ thống hiện đại hóa hơn bằng hình thức nâng cấp hoặc xây mới các trang tin theo hƣớng điện tử hóa các thông tin nhiều hơn, đồng bộ hơn là điều cần thiết, từ đó sẽ dần dần tháo gỡ các vƣớng mắc trong quá trình hoạt động của Việt Nam đối với lĩnh vực TCH.

Việt Nam cần đảm bảo có những hệ thống thông tin đáp ứng đƣợc các yêu cầu ngày càng cao của WTO về minh bạch hóa; hƣớng dẫn ngƣời sử dụng trong việc xây dựng các góp ý với các quy định kỹ thuật; cho phép ngƣời sử dụng gửi góp ý một các dễ dàng thông qua các điểm hỏi đáp; tích hợp nhiều loại thông tin cho phép xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tƣợng sử dụng; tổng hợp một nguồn dữ liệu khổng lồ, đƣợc sắp xếp một cách hợp lý, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và ổn định; và cung cấp các dữ liệu cho ngƣời sử dụng trên một quy mô rất rộng lớn một cách hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc tìm kiếm, thu thập thông tin cho ngƣời sử dụng.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TẠO LẬP THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của việt nam (Trang 48 - 53)