Vài nét chung về dân tộc, dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 25 - 26)

7. Bố cục của luận văn

1.2 Vài nét về dân tộc thiểu số và cộng đồng ngƣời Thái ở Tây Bắc

1.2.1 Vài nét chung về dân tộc, dân tộc thiểu số

Thuật ngữ dân tộc bắt nguồn từ tiếng Latinh là cộng đồng người có chung một thể chế chính trị, được thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, được điều khiển bởi một nhà nước. Cũng có thể hiểu đó là một cộng đồng nhân dân ổn định được phát triển trong lịch sử, với một lãnh thổ riêng, một nền kinh tế thống nhất, với các đặc trưng văn hóa thống nhất với các đặc trưng văn hóa thống nhất, cùng có tiếng mẹ đẻ thống nhất và được chỉ đạo bởi một nhà nước.

Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ dân tộc quốc gia như dân tộc Việt Nam hay các cộng đồng tộc người cụ thể như dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Kinh… Như vậy trong thực tiễn Việt Nam dân tộc có hai ý nghĩa, một là chỉ dân tộc ở cấp độ quốc gia, hai là chỉ cộng đồng tộc người cụ thể.

Theo ThS. Lô Quốc Toản: “Dân tộc thiểu số là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học dùng để chỉ những dân tộc có ít dân số”.

Diện mạo chung cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc anh em, trong đó ngồi dân tộc Kinh chiếm đa số còn lại 53 dân tộc thiểu số. Quy mô dân số của các dân tộc thiểu số cũng có sự chênh lệch đáng kể, có những dân tộc thiểu số có trên một triệu người như dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Hoa, dân tộc Mường, dân tộc Khmer thì cũng có những dân tộc có dân số rất ít như Si La, Pu Péo, Rơ Măm…

Các dân tộc thường cư trú trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng và mơi trường sinh thái. Mặc dù dân

số không chiếm số đông nhưng vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm gần ¾ diện tích tự nhiên của cả nước (bao gồm 21 tỉnh miền núi vùng cao, 23 tỉnh có miền núi và 10 tỉnh đồng bằng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống). Đồng bào dân tộc thiểu số có một số ít dân tộc cư trú tập trung và ổn định còn lại đa số họ thường cư trú phân tán và xen kẽ nhau. Ở miền núi hầu như khơng có tỉnh, huyện nào chỉ có một dân tộc cư trú mà thường có nhiều dân tộc sống cùng nhau trên một địa bàn rộng lớn. Ví như các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lâm Đồng… đa phần đều có trên 5 dân tộc cùng sinh sống, nhiều xã bản có tới trên 3 dân tộc trên địa bàn.

Do đa dạng về thành phần dân tộc nên nền văn hóa của dân tộc thiểu số Việt Nam có nhiều bản sắc khác nhau phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc đó bao gồm tất cả các giá trị vật chất, tinh thần bao gồm cả tiếng nói chữ viết, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm linh, tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán, tín ngưỡng… được sáng tạo lâu dài trong lịch sử. Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hóa mỗi dân tộc càng làm phong phú thêm nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thống nhất trong đa dạng là nét riêng, độc đáo của nền văn hóa các dân tộc ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)