Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 97 - 104)

7. Bố cục của luận văn

3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào

3.2.1 Giải pháp chung

Qua phân tích trên có thể nhận định chương trình truyền hình tiếng Thái cần đưa ra được những giải pháp nhất định để khắc phục những hạn chế trên, nhằm mang đến cho khán giả những chương trình thực sự hấp dẫn và hữu ích. Để làm được điều đó, các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện như: chính sách của các cấp ngành lãnh đạo, cơ chế quản lý trong lĩnh vực thơng tin cho đồng bào Thái; nội dung và hình thức truyền đạt thông tin; công tác nhận sự; đầu tư tài chính; đầu tư cở sở vật chất. Cụ thể:

Nâng cao vai trò của các cấp lãnh đạo

Nhà nước cần có chính sách dân tộc tốt, thơng thống đồng thời giảm bớt nhiệm vụ chính trị của chương trình mà tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền những nhận thức mới trên nhiều lĩnh vực để nâng cao trình độ tri thức dân trí. Các quy định về nội dung chương trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc Thái nên giảm bớt sự bó buộc, nới rộng “vùng thơng tin an tồn” để các chương trình có thể cập nhật nhiều vấn đề thực tế mang tính thời sự, điểm nóng phục vụ khán giả.

Bên cạnh đó cần phát huy mối quan hệ gắn bó của chương trình với các cấp, các ngành, các địa phương. Mỗi cán bộ, lãnh đạo ln cần có sự quan tâm, tìm tịi, phát hiện và đóng góp những thơng tin quan trọng hữu ích, giúp ích cho đời sống của đồng bào dân tộc Thái. Mặt khác, các cấp ngành nên dùng kênh truyền hình tiếng dân tộc để tun truyền các cơng việc của mình có liên quan đến đồng bào dân tộc Thái, góp phần vào việc đưa thơng tin của chính quyền đến gần hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn đối với việc đưa công văn giấy tờ văn bản. Đồng thời cán bộ các cấp ngành là người hiểu rõ các vấn đề chuyên môn của mình, nên có sự chủ động phối hợp với đài truyền hình địa phương - phịng dân tộc nói chung và tiếng Thái nói riêng để xây dựng nội dung và hình thức đưa thơng tin tun truyền và hữu ích đến

đồng bào dân tộc Thái một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, mỗi cán bộ nên phát huy vai trò là một cộng tác viên, tuyên truyền viên tiếng Thái hiệu quả nhất cho các chương trình tiếng Thái của đài truyền hình các địa phương. Ông Quàng Hồng Chiến chia sẻ: “Để chương trình tiếng Thái thành cơng hơn nữa những người trực

tiếp sản xuất chương trình mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Đặc biệt là Ban tuyên giáo, Ban dân tộc tỉnh sẽ định hướng sát sao hơn trong công tác tuyên truyền, thực hiện hỗ trợ việc sản xuất chương trình, làm tốt cơng tác kết nối phối hợp giữa các ngành chun mơn có liên quan đến công tác dân tộc, định hướng xây dựng các chuyên mục chuyên sâu về dân tộc để thu hút được khán thính giả xem truyền hình”.

Đổi mới nội dung và hình thức thực hiện

Về nội dung, các chương trình truyền hình tiếng Thái cần thơng tin đúng, đủ, phong phú, đa dạng, phù hợp, thực tiễn, cập nhật về các lĩnh vực: an ninh quốc phịng, y tế sức khỏe, nơng lâm nghiệp, giáo dục, văn hóa, tơn giáo, kinh tế, gương tốt việc tốt… nhằm đem lại cái nhìn đa chiều, đa dạng hố chương trình trên nhiều khía cạnh để người Thái có các nhìn tồn diện hơn về đời sống. Các chương trình nên tập trung đi sâu vào vấn đề định hướng đời sống cho đồng bào cho các đối tượng cụ thể như người cao tuổi, phụ nữ, đặc biệt là thế hệ thanh niên trẻ. Chương trình cũng cần cung cấp nhiều chương trình văn hố văn nghệ đặc sắc dành cho đồng bào dân tộc Thái Tây bắc phù hợp với thuần phong mỹ tục nơi đây.

Về hình thức chương trình, hiện nay qua khảo sát đa phần có chung một phong cách dẫn cho tất cả các chương trình là người dẫn ngồi thơng tin dẫn, tiếp đó là hình ảnh tư liệu gây nên sự rập khuôn nhàm chán không thu hút được khán giả. Chương trình cần thay đổi phong cách dẫn cho phù hợp từng nội dung chương trình. Ví như, phóng viên có thể dẫn ngay tại hiện trường đối với các nội dung mang tính đối thoại, chương trình thực tế, chương trình phóng sự chuyên đề vời nông nghiệp, nơng thơn, chương trình kinh tế, văn hố… thật gần gũi thân thiện và dễ tiếp thu với các nhìn của đồng bào dân tộc Thái. Chọn những cơ gái Thái có ngoại hình xinh xắn, năng động, có trình độ chun mơn để làm người dẫn một số chương trình nhất

định sẽ đem lại sự mới lạ, thu hút cho chương trình và sự chú ý của đồng bào Thái. Bên cạnh đó đổi mới hình thức thể hiện thể loại chương trình: bản tin, phóng sự, thời sự, chuyên đề…làm phong phú hố nội dung chương trình.

Thời gian phát chương trình nên bố trí lại cho phù hợp với giờ giấc sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái. Do đồng bào Thái có đặc điểm sinh hoạt chung là đi lao động sản xuất vào ban ngày, chỉ dành thời gian nghỉ ngơi và tranh thủ xem truyền hình vào buổi trưa hoặc buổi tối. Tuy nhiên sau một ngày lao động mệt mỏi người Thái thường có thói quen đi ngủ sớm, vì thế các chương trình phát sóng vào buổi tối cũng khơng nên quá muộn. Khung giờ phát sóng đề xuất hợp lý nhất có thể từ 11h- 12h buổi trưa và từ 19h - 21h buổi tối sẽ giúp đồng bào có điều kiện theo dõi được chương trình.

Tần suất phát sóng cần tăng lên hàng ngày để cung cấp được tin tức thường xuyên liên tục cho đồng bào. Về thời lượng, độ dài mỗi chương trình cần tăng lên gấp đơi, gấp ba theo lộ trình từ 1 – 2 năm đi vào quy củ. Thực hiện liên kết sản xuất chương trình giữa các địa phương với nhau nhằm tận dụng lợi thế của các bên, đồng thời tăng cường độ phủ sóng các các chương trình địa phương, đây cũng là cơ hội để các đài trao đổi học hỏi lẫn nhau một cách nhanh chóng, hữu ích và thực tế nhất. Đồng tăng cường sự đa dạng, phong phú về nội dung chương trình của các Đài địa phương với nhau, giữa các đài địa phương và trung ương để nâng cao chất lượng của chương trình.

Đầu tư yếu tố nhân sự cần được quan tâm hàng đầu

Đối với sự phát triển của chương trình truyền hình thì vai trị của đội ngũ phóng viên, biên tập viên chiếm vị trí rất quan trọng. Vai trị của con người có thể coi là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của chương trình truyền hình tiếng Thái. Đội ngũ làm chương trình truyền hình tiếng Thái càng có trình độ, năng động, chịu khó và tâm huyết bao nhiêu thì đem lại sự phát triển của chương trình bấy nhiêu. Vì thế, lãnh đạo Đài cần có các chính sách đào trợ nâng cao nghiệp vụ chuyên mơn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để họ có thể kịp thời nắm bắt được sự phát triển của xã hội và bắt kịp sự tiến bộ của công nghiệp thông tin hiện đại ngày nay để ứng

dụng ngay vào trong công việc hiện tại tránh sự tụt hậu về công nghệ so với xã hội. Trong đó, cần nhấn mạnh việc qui định bắt buộc sự tự rèn luyện và học tập nâng cao trình độ chun mơn cho mỗi phóng viên biên tập viên nhằm nâng cao mặt bằng trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghiệp vụ của đội ngũ làm chương trình để bắt kịp sự phát triển của nghề nghiệp và xã hội. Bên cạnh đó, lãnh đạo đài cần có một định hướng, cơ chế chính sách, qui định, qui trình tác nghiệp một cách cụ thể rõ ràng để cho mỗi phóng viên, biên tập viên phát huy tối đa năng lực của mình, cũng như khai thác tối đa khả năng bản thân mà mình có thể để làm tốt nhất cơng việc họ đảm nhận. Ông Quàng Hồng Chiến chia sẻ: “Ban lãnh đạo đài cần chú trọng cơng

tác nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho anh em, đặc biệt các phóng viên cần trau dồi vốn ngơn ngữ dân tộc, am hiểu phong tục tập quán để góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền tiếng Thái trên sóng truyền hình của Đài PT- TH Sơn La”.

Công tác giao lưu học hỏi, hội thảo chuyên đề giữa các đài truyền hình địa phương với nhau và giữa đài truyền hình địa phương với trung ương, đặc biệt là đài truyền hình trung ương và quốc tế để trao đổi kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm của những người trong nghề với nhau là điều vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay khi mà đội ngũ nhân lực cho chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái Tây Bắc hiện nay đang rất yếu và thiếu. Đối với vấn đề biệt phái chuyển cán bộ địa phương lên trung ương để thực hiện chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc, Đài THVN - VTV5 và các đài địa phương cần có sự định hướng rõ ràng, ổn định và lâu dài. Một mặt để bản địa hố ngơn ngữ và nội dung phù hợp với đồng bào dân tộc Thái, một mặt là cơ hội để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ địa phương. Do vậy sự điều chuyển này phải được đảm bảo thống nhất thường xuyên, cân đối và phù hợp giữa các tỉnh, đồng thời các tỉnh có cơ chế tiếp nhận lại cán bộ một cách hiệu quả nhất để sử dụng trình độ năng lực chun mơn phù hợp với khả năng nghiệp vụ đã được nâng cao.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính, cũng như các chế độ ưu đãi đặc biệt cho độ ngũ phóng viên đang đảm nhận chương trình để họ an tâm công tác, cống hiến hết mình cho sự phát triển của chương trình. Đồng thời có như vậy họ mới mong muốn gắn bó lâu dài với chương trình và đóng góp hết mình để chương trình ngày càng thiết thực, hiệu quả và lớn mạnh hơn.

Ngoài tập trung tạo điều kiện cho các nhà báo nâng cao trình độ chun mơn, có điều kiện tốt nhất để tác nghiệp, phát huy năng lực trong cơng tác, các đài có thể tăng cường và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên ở các địa phương. Với sự phát triển khơng ngừng của khoa học cơng nghệ và trình độ tri thức ngày nay, thì hầu như rất nhiều người có thể cung cấp thơng tin đơng đảo, thường xuyên, liên tục, tức thời, hữu ích, thời sự và phản ảnh chân thực cũng như đúng nhu cầu của đồng bào dân tộc Thái ở mỗi địa phương. Đội ngũ cộng tác viên này thực sự là những người cung cấp thơng tin nhanh, chính xác, đầy đủ và hữu ích nhất đối với nơi họ đang sống, lao động và học tập mà đội ngũ phóng viên chương trình truyền hình tiếng Thái cịn q ít, yếu và thiếu thời gian để thực hiện được. Chính vì thế cần có kế hoạch, định hướng lâu dài cho sự phát triển đội ngũ cộng tác viên cho chương trình truyền hình tiếng Thái. Đồng thời có chính sách ưu tiên, ưu đãi và khuyến khích nhiều hơn nữa về vật chất cũng như tinh thần và hỗ trợ chi phí cho đội ngũ cộng tác viên này để họ có thể làm tốt nhất vai trị của mình. Đặc biệt có sự hướng dẫn, giúp đỡ và đào tạo chuyên môn cơ bản cho đội ngũ cộng tác viên này để họ có thể tự tác nghiệp đối với các thông tin đơn giản, cập nhật, thời gian để có những tư liệu tức thời và quý giá ngay khi sự việc diễn ra mà phóng viên chương trình truyền hình tiếng Thái chưa đến kịp hoặc tác nghiệp hỗ trợ cho đội ngũ phóng viên tại hiện trường. Từ đó cũng có thể có chính sách đặc biệt để đào tạo và tuyển dụng đối với những cộng tác viên có tâm, có tài, có nhiệt huyết với chương trình về làm phóng viên cho chương trình truyền hình tiếng Thái ở địa phương. Điều này địi hỏi mỗi đài đều có một kế hoạch, định hướng cụ thể, rõ ràng và quyết tâm để thực hiện hiệu quả vấn đề đặt ra. Về vấn đề sử dụng cộng tác viên, hiện nay Đài PT-TH Sơn La đã bước đầu thực hiện hiệu quả, chị Hoàng Thị Thu chia sẻ: “Hiện nay đài có sử dụng

cộng tác viên và phối hợp với phóng viên Đài huyện như: Phỏng vấn, lấy tiếng động nhân vật bằng tiếng Thái, có cộng tác viên viết tin bài và gửi tiếng động bằng chữ Thái, tiếng Thái khá hiệu quả”.

Tài chính

Hầu như tất cả các chương trình tiếng dân tộc Thái dành cho đồng bào Thái Tây Bắc đều 100% dựa và nguồn ngân sách phân bổ của nhà nước nên ln có sự bị động và phụ thuộc và nguồn tài chính này khi thực hiện chương trình. Vì vậy, tài chính là bài tốn nan giải cho các chương trình truyền hình tiếng dân tộc nói chung và chương trình truyền hình tiếng Thái nói riêng hiện nay. Chính vì lẽ đó nên đa dạng hố các nguồn tài chính để thực hiện chương trình để giảm sự bị động và lệ thuộc nguồn vốn ngân sách là điều cấp thiết và cần nên làm. Một trong những giải pháp tại chỗ là huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân có tiềm lực kinh tế đang đầu tư làm ăn trên địa bàn cùng tham gia tài trợ, hỗ trợ cho chương trình. Đây là sự tương tác 2 chiều, đơi bên cùng có lợi của doanh nghiệp và người dân mà ở đây đài truyền hình địa phương là chiếc cầu nối giữa 2 bên để cho 3 bên cùng đạt được lợi ích như mong muốn. Mặt khác kêu gọi các tổ chức phi chính phủ tài trợ cũng như giúp đỡ cho những chương trình mang tính văn hoá, giáo dục, dân số, y tế… để giảm sức ép lên nguồn ngân sách nhà nước đồng đem lại sự đột phá mới cho sự phát triển của chương trình tiếng Thái dành cho đồng bào dân tộc Thái.

Đầu tư nguồn vốn để hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện chương trình là điều rất cần hiện nay ở các đài truyền hình địa phương. Đây là giải pháp hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng hình ảnh, âm thanh, màu sắc, đường truyền của chương trình. Nhà nước nên bố trí nguồn ngân sách hợp lý để duy trì sự đầu tư này hàng năm, nhằm nâng cao năng lực của các đài đồng thời bắt kịp sự phát triển của sự phát triển công nghiệp hiện đại ngày nay, tránh sự tụt hậu so với xã hội và các đơn vị tư nhân đang làm truyền hình.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố then chốt đảm bảo sự chất lượng các chương trình truyền hình. Trong nhiều năm trở lại đây, kỹ thuật truyền hình đã có nhiều

bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ những thước phim trắng đen ban đầu, ngày nay đã được thể hiện bởi hàng triệu màu sắc chân thực, sinh động, bắt mắt và đa dạng là cho hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, chuyển động… ngày càng đẹp và thu hút người xem. Đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của các phần mềm công nghệ thông tin hiện đại để giúp cho việc xây dựng kỹ thuật chương trình hiệu quả hơn. Do vậy đầu tư hiện đại cho cơ sở vật chất kỹ thuật là điều tất yếu ở các đài truyền hình, nhất là các đài truyền hình có chương trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc, trong đó có đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc.

Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận sản xuất chương trình truyền hình tiếng Thái là dùng chung của phịng truyền hình tiếng Thái nên có sự bị động trong vấn đề chủ động thực hiện chương trình. Với vấn đề đó lãnh đạo Đài cần quan tâm bố trí biên chế riêng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đội ngũ đảm nhận chương trình truyền hình tiếng Thái để họ chủ động trong công tác và nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)