7. Bố cục của luận văn
3.1 Nguyên nhân thành công và hạn chế
3.1.1 Ngun nhân thành cơng
Các chương trình truyền hình tiếng Thái ngày càng được các cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để thông tin được cung cấp ngày càng sâu rộng đến từng hộ gia đình đồng bào dân tộc Thái ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, do nhận thức đúng về vai trị, tầm quan trọng của chương trình truyền hình tiếng Thái nên lãnh đạo các Đài PT - TH đã có sự quan tâm chỉ đạo sản xuất, tạo điều kiện phát triển các chương trình truyền hình tiếng Thái. Với những thành cơng nhất định của chương trình truyền hình tiếng Thái ở Đài PT-TH Sơn La, Ơng Và A Vừa chia sẻ về định hướng phát triển chương trình ở đài mình: “Đối với chương trình truyền
hình tiếng Thái chúng tơi ln xây dựng cả chương trình dài hạn và chương trình ngắn hạn. Bên cạnh những chương trình lớn của Tỉnh về nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh Sơn La thì đài sẽ căn cứ vào đó để làm những chương trình ngắn hạn đáp ứng yêu cầu của bà con người Thái. Trước hết làm được những điều ấy, chúng tôi thực hiện thăm hỏi ý kiến của người dân, của bà con ở vùng sâu vùng xa để tìm hiểu bà con xem bà con có thích khơng, có ý kiến đóng góp gì, muốn được xem những chương trình như thế nào. Trên cơ sở đó đài sẽ xem xét để thay đổi phù hợp với yêu cầu của bà con”. Ông Quàng Hồng Chiến trưởng phòng tiếng Thái của Đài
PT-TH Sơn La chia sẻ về những thuận lợi trong quá trình sản xuất chương trình như sau: “Chương trình truyền hình tiếng Thái ln nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát
sao về nội dung của Ban lãnh đạo Đài, Từ khi bắt đầu lên sóng chương trình đã được hỗ trợ kinh phí sản xuất các chương trình truyền hình, được hỗ trợ, trang bị thiết bị phục vụ sản xuất chương trình như: Bộ dựng hình, máy quay phim, các tin, bài sản xuất mới đều được tính nhuận bút theo quy định”.
Hiện nay, tồn thể đội ngũ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên chương trình tiếng dân tộc của đài đã và đang ra sức học tập rèn luyện nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ để đưa chương trình PT - TH Tiếng dân tộc ngày càng phát triển, hiệu quả và trở thành kênh thông tin quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái trong tỉnh. Ban lãnh đạo và các biên tập viên, phóng viên thấu hiểu phần nào tâm tư nguyện vọng, đề xuất của đồng bào dân tộc Thái đến với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, góp phần kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách, cịn tồn đọng tại địa phương gây khó khăn cho cuộc sống đồng bào dân tộc Thái. Chị Hoàng Thị Thu Đài PT-TH Sơn La chia sẻ: “Về nguyên nhân thành cơng của chương trình có
thể kể đến sự tâm huyết gắn bó của những cán bộ sản xuất chương trình, từ những bản tin hồn tồn được dịch bằng tay từ khi chưa có phần mềm chữ Thái trên máy tính. Chương trình được rất nhiều khán thính giả ủng hộ đón xem, yêu cầu phát sóng lại các bản tin hay, các gương điển hình tiên tiến để bà con học tập làm theo”.
Chị Lị Thị Hồn kênh VTV5 cũng bày tỏ: “Thuận lợi của Chị là bản thân là một
người dân tộc Thái, được sinh ra và lớn lên trong cộng đồng người Thái nên hiểu rõ về vốn từ cổ của dân tộc mình, cũng như văn hóa, mong muốn thực sự của đồng bào mình, biết họ cần và muốn những thơng tin gì. Bên cạnh đó, chị cũng đi học cao lên, ra ngồi xã hội nhiều nên vốn tiếng Kinh cũng rất thuần thục, như tiếng mẹ đẻ vậy, và chị cũng cập nhật được nhiều kiến thức mới để biết nó có phù hợp, có cần với đồng bào mình hay khơng. Chị cũng cơng tác ở chương trình tiếng Thái lâu năm, nên có nhiều kinh nghiệm làm nghề”. Với tầm nhìn là một nhà quản lý, ơng Lị
Văn Dương nhận định: “Nguyên nhân thành công là do anh chị em trong phịng rất
tâm huyết, nhiệt tình, ln cố gắng thu xếp thời gian để hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc”.
3.1.2 Nguyên nhân hạn chế
Một phần do qui định của Uỷ ban Dân tộc về nội dung chương trình được phát sóng, nên cũng có sự bó buộc nội dung và sự phong phú của chương trình. Đồng thời, do đặc thù của từng địa phương về chính sách dân tộc tại cơ sở và việc quản lý văn hố, chính trị và đời sống của đồng bào dân tộc tiếng Thái nói riêng và dân tộc thiểu số khác nói chung mà chương trình bị giới hạn về đề tài thực hiện và tính thực
tế, thời sự. Chính vì vậy, truyền hình địa phương sẽ bị hạn chế về nhiều khía cạnh, thơng tin thường mang tính lối mịn và ít có góc nhìn mới, đột phá.
Tây Bắc là vùng lãnh thổ phức tạp về địa hình, đa số đồng bào Thái ở nơi xa xôi, vùng sâu vùng xa, đồi dốc hiểm trở và phân bố rải rác thưa thớt, cộng với việc đường xá đi lại khó khăn và đặc biệt vào mùa mưa lũ và mùa đơng. Trong khi đó phương tiện đi lại, cơ sở vật chất kỹ thuật tác nghiệp của của các Đài PT-TH Tây Bắc: Sơn La, Điện Biên còn yếu, thiếu, cũ, chất lượng kém. Vì vậy việc đưa tin, phản ánh, lấy tin, biên soạn và phát sóng những chương trình thực tế phản ánh đời sống sinh hoạt, văn hoá, xã hội của đồng bào dân tộc Thái gặp rất nhiều khó khăn cản trở, thực hiện cịn thụ động, khơng kịp thời cũng như nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh truyền thơng hiện đại như ngày nay, việc đưa tin làm sao phù hợp về nội dung, đặc trưng về văn hoá, phản ánh đúng đời sống xã hội của dân tộc Thái cũng là thách thức chung của những người làm chương trình truyền hình tiếng Thái.
Nguồn nhân lực làm chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào dân tộc Thái có số lượng ít nhưng lại phải kiêm nhiều việc. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên là người dân tộc thiểu số ở địa phương số lượng ít và hạn chế về chuyên môn nên chưa đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền đến đồng bào Thái trong tình hình mới. Vấn đề khó khăn về số lượng và chất lượng nhân sự là nguyên nhân trực tiếp đến đa số những hạn chế về nội dung và hình thức thể hiện chương trình như đã nêu ở trên. Chia sẻ về khó khăn này chị Lị Thị Hồn cơng tác tại kênh VTV5 nói: “…ở chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh, một mình chị phải dịch chương
trình, dẫn chương trình hàng ngày nên khối lượng cơng việc rất lớn”. Chị Hồng
Thị Thu cơng tác tại đài Sơn La cũng có chia sẻ: “… với bản tin 15 phút hàng ngày
cùng các chuyên đề, chuyên mục, tạp chí mà chúng tơi chỉ có 4 người thay phiên nhau sản xuất chương trình mới, dịch tin bài, dẫn chương trình, sơ dựng… nên rất bận, ai cũng phải cố gắng rất nhiều thì mới có thể hồn thành cơng việc”. Đồng
thời hạn chế của công tác nhân sự là việc chủ động tìm kiếm, ni dưỡng và đào tạo cán bộ cơ sở từ những học sinh, sinh viên ưu tú về phục vụ Đài PT-TH tiếng dân
tộc nói chung và tiếng Thái nói riêng chưa được đặt ra và đề cao để xây dựng đội ngũ, lực lượng cán bộ chun trách có trình độ chun mơn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề. Vì thế, tuy có nhiều cố gắng nhưng chất lượng chương trình tiếng Thái chưa thực sự chinh phục được nhu cầu của người xem, bởi với quỹ thời gian hạn hẹp, việc nhiều, nhân sự ít các nhà báo chỉ kịp hồn thành định mức về số lượng cơng việc chứ chưa có đủ thời gian cho sự sáng tạo để chương trình đạt nhiều tiêu chí về độ hay, hấp dẫn. Ơng Lị Văn Dương cho biết: “…nguyên nhân hạn chế cũng
là do mình cịn ít biên chế, trình độ anh em chưa được cao và nhiều yếu tố khách quan khác nên chưa khắc phục được hết những khó khăn đó, đơi khi mình muốn làm chương trình hay hơn nhưng việc nhiều chưa làm được”.
Trong công tác biên dịch, ngơn ngữ sử dụng ngồi các vốn từ có sẵn, đúng nghĩa tương đương của dân tộc Thái, các biên dịch viên trong tổ cịn gặp khó khăn trong việc dịch các từ chuyên ngành, từ mới của các ngành, các lĩnh vực mới. Vì vậy khơng có từ tương đương, chỉ giải nghĩa theo cách hiểu, đôi khi chưa sát nghĩa, dẫn đến khó hiểu cho người nghe, chất lượng tuyên truyền chưa cao. Chia sẻ về khó khăn này ơng Lị Văn Dương nói: “Nói chung, thứ nhất là hiện nay vốn từ Thái cổ
của mình khơng thể đủ để dịch hết được tiếng phổ thơng. Ví dụ như từ "tai nạn giao thơng" mình phải diễn giải nghĩa ra là người đang đi xe rồi bị ngã hay bị đâm nhau.v.v. thì người Thái mới hiểu và mình mới đáp ứng được khả năng tiếp thu của đồng bào. Thứ hai là đa số nhân sự của mình hiện nay đều rất trẻ nên nhiều khi không hiểu được ngôn ngữ cổ”. Là người trực tiếp làm chương trình chị Hồng Thị
Thu chia sẻ: “Hiện nay, xã hội phát triển xuất hiện rất nhiều thuật ngữ mới trong
nhiều lĩnh vực, trong khi ngôn ngữ dân tộc lại khơng có từ ngữ tương ứng vì vậy việc biên dịch cũng gặp khó khăn, phải tra cứu nghĩa của các từ mới rồi mới giải nghĩa ra cho bà con hiểu”. Với tư cách là người am hiểu về ngôn ngữ Thái và là
khán giả ông Cà Văn Chung cũng lý giải một phần nguyên nhân hạn chế này: “…cách thức thông tin hiện nay chủ yếu là dịch từ tiếng phổ thông một các máy
phát huy. Những người làm công tác thông tin chưa được đào tạo, bồi dưỡng và tiếp xúc nhiều với tầng lớp nhân dân”.
Các đài truyền hình địa phương cịn hoạt động theo cơ chế bao cấp tồn bộ, các chương trình truyền hình tiếng Thái sử dụng ngân sách sản xuất chương trình 100% từ nguồn ngân sách của nhà nước nên có sự bị động hồn tồn vào nhà đài trong tất cả các chương trình. Tài chính để thực hiện chương trình cịn hạn chế và ít nên phóng viên khó có thể thực hiện nhiều chương trình và đi thực địa nhiều để lấy tin khi đồng lương cịn ít ỏi, phương tiện đi lại khó khăn nhiều khi phải tự bỏ tiền và phương tiện cá nhân để thực hiện chương trình là khó khăn lớn hiện nay. Thực tế, với nguồn nhân sách đó nhiều đài địa phương mới chỉ đủ sức đảm bảo vấn đề tồn tại của của đài mình chứ chưa lo được đến việc chương trình hay và hấp dẫn như các chương trình ở đài trung ương.
Thời gian phát sóng chưa hợp lý và thời lượng chương trình cịn ít là do sự sắp xếp của lãnh đạo đại căn cứ vào khung biểu của các chương trình khác nên khó có thể ưu tiên được giờ phát sóng phù hợp và thời lượng tối ưu dành riêng cho đồng bào dân tộc Thái. Mặt khác nếu ưu tiên cho chương trình tiếng Thái thì ảnh hưởng đến các chương trình khác cũng có tầm quan trọng rất lớn với đài và địa phương. Trao đổi về vấn đề này Ơng Lị Văn Dương – Tổ trưởng tổ PT-TH Tiếng Thái Đài PT-TH Điện Biên cho biết: “Nói chung thời lượng 2 số 1 tuần như vậy là hơi ít so
với nhu cầu của bà con. Bà con cũng muốn chương trình nhiều hơn nhưng mình chưa đáp ứng được vì biên chế nhân sự hạn hẹp. Cịn thời gian phát sóng vào lúc 22h55 phút thì muộn quá, khi ấy hầu hết bà con đi ngủ rồi. Chúng tôi cũng đã đề xuất với ban lãnh đạo của Đài nhưng vấn đề này cũng khó, vì có nhiều chương trình quan trọng khác, mà chương trình nào cũng muốn khung giờ vàng thì khơng sắp xếp được”.
Các phương tiện kỹ thuật sản xuất chương trình đã cũ, lạc hậu, chưa được nâng cấp nên chất lượng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh và tác nghiệp chưa được hiệu quả như mong muốn. Đa phần tất cả cơ sở vật chất kỹ thuật này đều là dùng chung cho
việc sản xuất các chương trình tiếng dân tộc của nhà đài chứ không chỉ dùng riêng cho việc sản xuất các chương trình tiếng Thái.