7. Bố cục của luận văn
1.2 Vài nét về dân tộc thiểu số và cộng đồng ngƣời Thái ở Tây Bắc
1.2.3 Người Thái ở Tây Bắc
Người Thái có mặt trên tất cả 63 tỉnh thành phố nhưng tập trung đến 2/3 ở các tỉnh phía Tây Bắc (chiếm tới 963.006 người trong tổng số 1550.423 người Thái trên cả nước), phân bố chủ yếu ở các tỉnh Sơn La (36,9%), Điện Biên (12%), Lai Châu (7,7%), Yên Bái (3,4%)… Theo tác giả Cầm Trọng thì khoảng thế kỷ XII - XIII trên miền Tây Bắc đã có nhóm địa phương thuộc một tộc Thái cư trú, khởi đầu cho việc phát triển nhóm Thái ở vùng đất này.
Từ trước đến nay, cho dù vùng người Thái trải qua những năm tháng bị đế quốc, phong kiến chia rẽ, bị phân thành từng vùng nhỏ khác nhau, hạn chế về giao thơng có núi non hiểm trở, nền kinh tế chậm phát triển, khó khăn về giao lưu giữa các nhóm người Thái… nhưng người Thái ở miền Tây Bắc vẫn phát triển thành một khối dân tộc thống nhất. Đó là một dân tộc ít người thuộc đại gia đình dân tộc Việt Nam, có màu sắc riêng của địa phương nằm trong sắc thái chung của dân tộc Việt Nam thống nhất.
Sống trên miền đất Tây Bắc, người Thái đã trải qua một quá trình lao động bền bỉ để không ngừng biến đổi những tài nguyên thiên nhiên thành những sản phẩm cần thiết để phục vụ cho các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại… Trải qua các thế hệ xây dựng bản mường với sức lao động của mình, người Thái đã tạo ra một địa vực cư trú ổn định. Ngoài một số người sống lẻ tẻ trên các rẻo cao cùng dân tộc anh em khác, còn hầu hết họ sống tập trung tương đối đông trong các thung lũng, bình nguyên, lịng chảo hay vùng cao ngun mà có thể gọi chung là vùng đất thấp.
Cũng như người Thái ở nhiều nơi khác trên cả nước, người Thái sinh sống trên địa bàn tỉnh Tây Bắc có những phong tục tập quán khá khác biệt so với các dân tộc khác. Người Thái sống rất thật thà, thân thiện dễ mến, trong cộng đồng của mình họ sống rất đồn kết. Có lẽ do địa bàn cư trú ở vùng cao, giao thơng đi lại khó khăn, cuộc sống mang tính tự cấp tự túc kéo dài nên người Thái đa phần vẫn làm nghề nông nghiệp, trồng lúa nước, lúa nương, chỉ có một số ít thốt ly làm cơng chức và kinh doanh, buôn bán. Hiện nay với sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật cũng như sự đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc Thái đã giúp bà con dần phá bỏ được lối sống khép kín, tăng cường giao lưu văn hóa với các dân tộc khác, biểu hiện như người Thái ở những vùng trung tâm đã xây nhà, mặc đồ… như người Kinh. Ngày nay, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chất lượng đời sống kinh tế của người Thái cũng dần được nâng cao hơn, tuy nhiên phần lớn người Thái vẫn ở mức cận nghèo và nghèo. Người Thái có đời sống chính trị khá ổn định, một lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Mặc dù vậy, do là thành phần dân tộc chiếm tỉ lệ lớn ở nước ta, trình độ dân trí cịn thấp, đời sống kinh tế cịn nghèo, sinh sống chủ yếu ở các vị trí biên giới có tính chiến lược quan trọng như Tây Bắc nên người Thái cũng là mục tiêu của nhiều thế lực xấu nhắm đến nhằm kích động, lơi kéo phản động, chống lại chính quyền.
Vì thế có thể nói, người Thái nói chung và người Thái ở vùng Tây Bắc nói riêng rất cần được Đảng và Nhà nước quan tâm trên mọi phương diện. Bởi, Tây Bắc rất đa dạng về thành phần dân tộc với trên 20 dân tộc anh em nhưng trong số đó đơng nhất là dân tộc Thái chiếm 32% dân số trong vùng. Khơng chỉ là nơi có nhiều người
Thái sinh sống nhất, về phương diện lãnh thổ, địa hình Tây Bắc cũng là vùng địa lý khá phức tạp. Đây là vùng miền núi phía Tây Bắc của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Về mặt hành chính Tây Bắc gồm 6 tỉnh Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai. Địa hình Tây Bắc hiểm trở có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới hơn 180km, rộng 30km với một số đỉnh núi cao từ 2800 – 3000 mét. Dãy núi sơng Mã dài 500km, có những đỉnh núi cao trên 1800m so với mực nước biển. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp khu vực sông, ngồi sơng Đà là sơng lớn cịn lại vùng Tây Bắc chỉ có sơng suối nhỏ. Với địa hình đồi núi phức tạp Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong an ninh - quốc phòng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số là địa bàn chiến lược xung yếu, là chiến tuyến trấn giữ và bảo vệ vùng biên cương của tổ quốc, là những khu căn cứ địa vững chắc của cách mạng, là nơi cung cấp sức người, sức của góp phần tạo nên thắng lợi của dân tộc. Bên cạnh đó, Tây Bắc là vùng miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, nơi đầu nguồn của những con sơng lớn, có hệ thống rừng phịng hộ, rừng đặc dụng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Mặc dù điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, được Đảng, Nhà Nước quan tâm nhưng hiện nay Tây Bắc vẫn là vùng có đời sống khó khăn, trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế của bà con còn nhiều hạn chế hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Điều này thể hiện trên cách phương diện mặt bằng trình độ học vấn cịn thấp, năng lực kinh tế cịn nghèo, chăm sóc đời sống chưa được tốt, tiếp cận nguồn tri thức mới chưa được nhiều và cập nhật, chất lượng cuộc sống của bà còn dân tộc còn khá thấp. Chính vì thế người dân Tây Bắc và đồng bào dân tộc thiểu số ở đây nói chung và đồng bào dân tộc Thái nói riêng cần được đặc biệt quan tâm, không chỉ về đời sống vật chất mà bao gồm cả đời sống tinh thần.