Ngôn ngữ, lời bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 73 - 77)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Hình thức thể hiện các chƣơng trình truyền hình tiếng Thái

2.3.2 Ngôn ngữ, lời bình

Ngôn ngữ, chữ viết có vai trò rất to lớn trong việc phản ánh cũng như bảo lưu bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Ngôn ngữ và chữ viết sẽ là di sản văn hoá phi vật thể “chết”, sẽ bị mai một theo thời gian nếu chúng không gắn với đời sống văn hoá của cộng đồng, không được sử dụng đúng với chức năng. Chúng được sáng tạo ra với tư cách là công cụ cho tư duy và phương tiện giao lưu, trao đổi thông tin giữa các thành viên của cộng đồng. Do đó, có thể khẳng định là, môi trường và phương pháp hữu hiệu nhất để lưu giữ, truyền dạy ngôn ngữ và chữ viết chính là gia đình và cộng đồng, theo nguyên tắc là ngôn ngữ và chữ viết phải được tồn tại một cách sống động trong lòng cộng đồng, phục vụ cho cộng đồng, mà ở đó, con người với ý thức coi trọng di sản văn hoá phi vật thể, sẽ chủ động ứng dụng những phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất để bảo tồn và khai thác phát triển ngôn ngữ, chữ viết. Và chương trình truyền hình tiếng Thái của các đài không chỉ là phương thức để truyền tải thông điệp truyền thông đến công chúng mà còn là môi trường đã giữ gìn, phát huy vốn ngôn ngữ của người dân tộc Thái. Vì vậy việc sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực, đúng với vốn từ của dân tộc Thái trong chương trình là điều cực kỳ quan trọng.

Ngôn ngữ trong chương trình truyền hình tiếng Thái có đặc điểm nổi bật là sử dụng ngôn ngữ chuyên biệt dành cho đồng bào dân tộc Thái. Người Thái Đen là một trong số rất ít dân tộc (nhất là dân tộc thiểu số) sớm có chữ viết riêng. Người ta chưa thể xác định rõ chữ Thái Đen ra đời từ khi nào, tuy nhiên người ta đã biết đến các cuốn sách ghi chép từ thế kỷ XI, do đó có thể chữ Thái đen đã ra đời từ trước đó khá lâu. Chữ Thái Đen là chữ tượng thanh đạt đến trình độ cao và là nguồn gốc của nhiều chữ viết khác như chữ Thái Lan, Chữ Lào.v.v. Hàng ngàn năm nay chữ Thái vẫn tồn tại, phát triển và là động lực phát triển trí tuệ, khẳng định sự sáng tạo tinh thần của cả một dân tộc, lịch sử của dân tộc mình đã được dân tộc ghi lại và bảo tồn, gìn giữ cho đến nay đủ các lĩnh vực tri thức, lịch sử, lễ nghi, trang phục, sử thi,

thơ ca.v.v. Trong cuộc sống sinh hoạt của người Thái đã có những câu chuyện truyền miệng rất cảm động là: Trong hỏa hoạn, loạn lạc và chiến tranh người Thái lo chạy cứu, cất giấu trước hết là sách cổ chứ không phải là của cải, vàng bạc. Có thể nói chữ Thái là một di sản văn hóa truyền thống đã trở thành máu thịt đối với dân tộc Thái ở Việt Nam.

Tiếng Thái tựu chung có thể chia ra làm ngữ âm Thái Đen và ngữ âm Thái trắng. Ngữ âm thái Đen được sử dụng chính trong các chương trình truyền hình tiếng Thái, cũng như giọng phổ thông chuẩn sẽ được chọn trong các chương trình truyền hình phổ thông.

Qua khảo sát có thể nhận thấy ngôn ngữ của chương trình truyền hình tiếng Thái được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Có thể là ngôn ngữ báo chí khi thể hiện lời bình của phóng viên, nhưng cũng có thể là ngôn ngữ trực tiếp của người dân, các nhân vật được mời tham gia phỏng vấn. Ngôn ngữ trong chương trình truyền hình tiếng Thái có tính chất pha trộn giữa ngôn ngữ đại chúng với ngôn ngữ chuyên biệt. Mặc dù có vốn ngôn ngữ cổ nhưng do xã hội ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhiều ngành nghề mới, đi cùng với đó là nhiều thuật ngữ chuyên ngành cũng xuất hiện mới, đòi hỏi những người biên dịch phải tìm hiểu và tìm ra câu từ để dịch cho phù hợp nhất, nhưng để thống nhất được câu từ cũng như góp phần để công tác biên dịch đạt hiệu quả cao hơn thay vì sử dụng nguyên gốc từ phổ thông. Khi bắt gặp những trường hợp như trên, người biên dịch đã xác định được đâu là cụm từ xuất hiện mới rồi tìm từ ngữ phù hợp nhất để chuyển thể sang ngôn ngữ Thái, tránh việc dùng thẳng từ tiếng việt không dịch nghĩa, như thế người nghe và đọc sẽ không hiểu nghĩa muốn nói, mất đi sức hấp dẫn của nội dung muốn truyền tải.

Do là chương trình dành riêng cho đồng bào dân tộc Thái nên một số từ ngữ chuyên môn khoa học, hoặc các từ mới chưa có trong ngôn ngữ tiếng Thái cổ đã sự

lý giải kèm theo hoặc dân dã hóa để công chúng dễ hiểu. Ví dụ như từ “Biến đổi khí

đổi, các mùa trong năm không rõ ràng, bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra thiên tai bão lũ” và dịch thật tóm nghĩa cho hành văn không bị dài.

Do đặc điểm ngôn ngữ của đồng bào Thái thường có tiết tấu chậm hơn ngôn ngữ phổ thông và vốn ngôn ngữ Thái cổ không được đa dạng phong phú như tiếng phổ thông nên khi diễn đạt thông tin bằng tiếng Thái thì nhiều nội dung thông tin đã được giản lược cho ngắn gọn hơn trước khi biên dịch. Việc giản lược thông tin là nên làm để thông tin ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với trình độ, năng lực tiếp nhận thông tin của đồng bào. Các biên dịch viên cũng đã cố gắng chuyển ngữ đúng nghĩa gốc của thông tin bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc diễn giải nghĩa của từ phổ thông đó sang tiếng Thái.

Có thể nhận thấy các chương trình truyền hình tiếng Thái ngoài nhiệm vụ là tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới bà con nhân dân các dân tộc, còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là tuyên truyền làm sao cho bà con dễ nghe, dễ hiểu và làm theo được, đây cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi mỗi cán bộ làm công tác biên dịch, biên tập tiếng dân tộc phải có vốn ngôn từ phong phú, am hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc. Ngoài những tin, bài khai thác và viết bằng ngôn ngữ Thái được sử dụng trực tiếp trong các chương trình truyền hình tiếng Thái còn biên dịch nhiều tin, bài từ văn bản tiếng phổ thông. Để chuyển thể được nội dung từ tiếng phổ thông sang tiếng Thái làm sao không bị mất đi “cái hồn” trong mỗi tác phẩm, mỗi cán bộ biên dịch đã phải tìm tòi, trao đổi, tìm ra cách dịch phù hợp nhất. Vì thế một trong các tác phẩm ta thấy đều được biên tập ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ làm theo, phù hợp trình độ dân trí, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc Thái. Ví như, thay vì dùng những con số phức tạp, có thể thay bằng đơn vị ước tính quy đổi mà bà con có thể hình dung, bắt chước làm theo. Khi được hỏi về vấn đề biên dịch tiếng Thái chị Hoàng Thị Thu- Phòng biên tập tiếng Dân tộc Đài PT-TH Sơn La chia sẻ: “… trong quá trình dịch, nếu gặp cụm từ nào không rõ nghĩa hoặc không có từ tương đương thì anh em trong phòng sẽ cùng thảo luận tìm ra nghĩa dịch đúng nhất, phù hợp nhất. Hiện tại, Phòng biên tập tiếng dân tộc đang sử dụng cách dịch

theo nghĩa từ. Phương pháp dịch này cho phép mở nghĩa bài dịch đúng và đầy đủ hơn, song còn chưa tương ứng được với các chuẩn mực của tiếng mẹ đẻ. Phương pháp dịch này chưa phải là mục đích của những người làm công tác biên dịch tại phòng Biên tập tiếng Dân tộc, Đài phát thanh, truyền hình Sơn La, mà chỉ được sử dụng như một phương tiện để mở nội dung bài dịch một cách đầy đủ hơn với sắc thái riêng của từng bài viết và cách dịch này rất cần thiết khi cần dịch các cụm từ không có tương đương của tiếng mẹ đẻ. Phương pháp dịch tương đương (dịch đúng ý tác giả) mới chính là mục đích của những người làm công tác biên dịch tiếng Thái… Đây là phương pháp dịch truyền đạt đúng và đủ nội dung nguyên bản bằng chuẩn của tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, cách dịch này chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu vì: Không phải câu, từ tiếng phổ thông nào cũng có từ tiếng Thái tương đương, chính vì vậy, khi gặp phải những câu, từ mang tính chuyên ngành, những từ tiếng Thái không có, người dịch đành phải dịch theo nghĩa từ hoặc giữ nguyên theo tiếng phổ thông…”.

Qua khảo sát cũng nhận thấy các tác phẩm trong các chương trình tiếng Thái được phát của các đài hầu hết đảm bảo chất lượng, có sáng tạo trong cách dịch, nhiều từ không có từ tiếng Thái tương đương người dịch đã biết dịch theo nghĩa rất khéo léo, vừa không bị mất đi ý đồ tác giả mà vẫn giữ được văn phong, ngôn ngữ dân tộc mình. Các chương trình được phát sóng luôn đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng.

Trong 3 đài được khảo sát, chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-TH Điện Biên và kênh VTV5 có sử dụng phụ đề tiếng Việt chạy dưới chân trang. Yếu tố này giúp cho những thế hệ trẻ không có nhiều vốn ngôn ngữ Thái, những người dân tộc khác cũng có thể xem được chương trình đồng thời đây cũng là kênh để học hỏi ngôn ngữ của đồng bào Thái. Riêng trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-TH Sơn La lại không dùng phụ đề tiếng Việt. Cũng có thể lý giải do nhân sự hạn chế, lượng công việc quá nhiều nên chương trình không kịp làm phụ đề tiếng Việt cho tất cả, nhưng cũng có thể hiểu đây là chương trình truyền hình dành riêng cho đồng bào Thái nên được ưu tiên sử dụng hoàn toàn tiếng Thái. Tuy nhiên, nếu phụ dề

tiếng Việt được thay thế bằng phụ đề chữ viết Thái thì sẽ mang lại nhiều hiệu quả to lớn hơn nữa cho các chương trình tiếng Thái hiện nay. Nhưng tựu chung lại, các đài đều cố gắng truyền tải thông tin một cách sinh động và hấp dẫn nhất đến cho đồng bào Thái, điều đó cũng đồng nghĩa các chương trình đều đang thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ thông tin của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)