Vai trò của chƣơng trình truyền hình tiếng Thái đối với ngƣời Thái ở Tây Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 36 - 43)

7. Bố cục của luận văn

1.4. Vai trò của chƣơng trình truyền hình tiếng Thái đối với ngƣời Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc

Báo chí nói chung, truyền hình nói riêng có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Một số chức năng của báo chí thường được nhắc đến nhiều đó là: các chức năng thông tin; chức năng tư tưởng; chức năng khai sáng - giải trí; chức năng tổ chức - quản lý giám sát và phản biện xã hội; chức năng kinh tế - dịch vụ. Truyền hình ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác, giúp nhân dân kịp thời nắm bắt được đường lối chính sách và pháp luật, góp phần nâng cao dân trí, trình độ của nhân dân, là công cụ quan trọng tuyên truyền đối ngoại, đấu tranh chống các âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch đối với đất nước ta.

Truyền hình có nhiều đặc trưng nổi bật như tính thời sự; ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh; tính phổ cập và quảng bá; khả năng thuyết phục công chúng; khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân. Nhờ đó, truyền hình luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Truyền hình truyền tải cả hình ảnh và

âm thanh cùng một lúc, người xem truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác nên thu nhận được lượng thông tin lớn hơn so với các loại hình báo chí khác.

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa. Khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa giúp truyền hình đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng, tăng khả năng thuyết phục của thông tin. Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu hút hàng tỉ người xem cùng một lúc, vì thế, truyền hình có khả năng tác động mạnh mẽ vào dư luận và có khả năng trở thành diễn đàn của nhân dân. Truyền hình hiện nay đáp ứng được một cách cao nhất nhu cầu thông tin giải trí cho khán giả xem truyền hình, chính vì vậy mà mặc dù xuất hiện sau các loại hình báo chí khác nhưng truyền hình đã nhanh chóng khẳng định được vị trí và có được một lượng khán giả đông đảo.

Đối với công chúng người Thái, do trình độ dân trí còn hạn chế nên việc thông tin một cách chính xác và hấp dẫn đến bà con là rất quan trọng. Và có thể nói truyền hình là một trong các kênh truyền thông đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về thông tin và giải trí của đồng bào Thái. Đặc biệt, người Thái ngày nay vẫn còn có nhiều người chưa thông thạo nhiều tiếng phổ thông, vì thế các chương trình truyền hình tiếng Thái ra đời đã góp phần làm cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của đồng bào Thái có nhiều thay đổi.

Đối với việc nắm bắt các chủ trương của Đảng và Nhà nước

Truyền hình tiếng Thái giúp tuyên truyền thường xuyên, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, giúp đồng bào nắm bắt, nhận thức đúng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Về mặt bằng chung, đồng bào dân tộc Thái có trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau; trình độ dân trí của một bộ phận còn hạn chế, nhiều tục tập lạc hậu. Vì vậy, báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường

lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Truyền hình cung cấp các nguồn thông tin quan trọng chính là bước đầu tiên trong chu trình truyền thông nhằm tác động làm thay đổi những nhận thức, quan niệm lạc hậu của bà con.

Với sự phát triển của các chính sách về giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào Thái đã được cải thiện rất nhiều. Hiện nay, tỷ lệ không biết chữ của người dân đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người Thái chưa có điều kiện tiếp cận với các chương trình giáo dục, ít tiếp xúc với tiếng phổ thông nên vẫn còn mù chữ, có nguy cơ tái mù chữ là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu như vậy việc tiếp cận với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là hết sức khó khăn. Báo giấy đã được phát miễn phí đến đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có người Thái nhưng do người Thái ít có điều kiện tiếp nhận thông tin từ ngoài bản, ngoài xã của mình nên phần lớn bà con không có thói quen đọc báo, một phần vì ít người biết chữ, một phần các ấn phẩm truyền thông này chưa có sự phù hợp, ít hấp dẫn với bộ phận công chúng lao động ở vùng nông thôn, miền núi. Vì thế, báo in không phát huy nhiều vai trò trong việc truyền thông tin tới đồng bào dân tộc Thái. Các chương trình phát thanh tiếng dân tộc ra đời được nhiều người Thái đón nhận. Qua nội dung các chương trình giúp bà con nắm bắt được nhiều thông tin, tuy nhiên, chương trình phát thanh thì chỉ truyền tải thông tin bằng âm thanh chứ không có hình ảnh minh họa nên sự mô tả “người thật, việc thật” của sự việc, sự vật bị hạn chế.

Khi các chương trình truyền hình tiếng Thái ra đời, với các ưu thế đặc trưng của mình đã thu hút được sự yêu thích của rất nhiều đồng bào. Các chương trình truyền hình tiếng Thái giúp người dân vừa được nghe, vừa được xem nên nắm được thông tin nhanh hơn, chính xác hơn. Kể cả đồng bào chưa biết chữ, chưa biết nhiều tiếng phổ thông, hạn chế về trình độ cũng có thể thu nhận được những thông tin bổ ích từ các chương trình. Qua nội dung các chương trình giúp bà con nắm bắt được nhiều thông tin mà trước nay ít được biết, nhất là thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các định hướng chỉ đạo của tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ

chính trị lớn của địa phương. Ví dụ như qua các chương trình truyền hình bà con biết và hiểu được các chương trình xây dựng nông thôn mới; những quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chính sách cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo để phát triển kinh tế.v.v. Từ việc nắm bắt chính xác các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bà con sẽ vận dụng vào đời sống thực tiễn một cách hiệu quả, đúng đắn.

Đối với việc phát triển kinh tế

Hiện nay, đời sống của đồng bào dân tộc Thái đa phần vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy mục tiêu giúp bà con xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Việc thông tin phổ biến rộng rãi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong các chương trình truyền hình tiếng Thái sẽ giúp bà con học những cái mới, những cái hay để áp dụng vào nâng cao chất lượng đời sống gia đình, từ đó góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Các chương trình này cung cấp thông tin về nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, giúp đồng bào nâng cao tri thức, trình độ dân trí, hiểu biết và ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, từng bước thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều kiện tiếp xúc với thông tin của đồng bào sinh sống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn hạn chế về địa lý, trình độ dân trí, nhận thức xã hội.

Báo chí được cấp phát là nguồn chính đem tới cho người dân thông tin khoa học - kỹ thuật, tác động làm thay đổi nhận thức, phương thức canh tác cũ kỹ.v.v. của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Các chương trình truyền hình tiếng Thái với thông tin chỉ dẫn với cách trình bày rõ ràng, đầy đủ, có hình ảnh minh họa chi tiết, sinh động đã thực sự như một chuyên gia đang cầm tay chỉ việc cho người dân. Nhờ đó, bà con cũng có thể tự tìm kiếm những cây trồng vật nuôi mới và áp dụng theo cách mà các chuyên gia hướng dẫn trên truyền hình để chuyển đổi sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Cụ thể, các thông tin về kỹ thuật trong trồng lúa, trồng ngô, trồng một số loại cây ăn quả, trồng rừng; kỹ thuật chăn nuôi gia súc; kỹ thuật chăm sóc, phòng chống bệnh dịch cho các con vật nuôi trong nhà; kỹ thuật sử dụng các giống cây trồng mới, cách bón

phân, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng… là những thông tin rất thiết thực và có sức hấp dẫn lớn với bà con.

Ngoài phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các chương trình truyền hình còn phản ánh tình hình đời sống, sản xuất, những đổi thay trong vùng đồng bào dân tộc, những mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên để nhiều người cùng học tập, làm theo. Các chương trình tích cực chuyển tải thông tin về bài học kinh nghiệm, những thành công trong xây dựng kinh tế của đồng bào các dân tộc nhằm nhân rộng thêm trong vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Chính những tấm gương, những thành công của người dân tộc ít người có sức hút, sức thuyết phục mạnh mẽ đối với bà con các dân tộc. Bởi vì, mong muốn được nhắc đến, được tôn vinh là tâm lý chung của con người, nhất là đồng bào vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn thường tâm lý mặc cảm, quan niệm an phận lạc hậu. Những thành công, gương điển hình tiên tiến góp phần giải tỏa tâm lý trên và tiếp thêm động lực, củng cố niềm tin đồng bào vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời qua đó, bà con tiếp thu thêm được những kiến thức, kinh nghiệm làm kinh tế hữu ích để áp dụng cho bản thân.

Đối với việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bên cạnh mong muốn tiếp cận các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, xóa đói, giảm nghèo thì nhu cầu giải trí nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc tiếp thu thông tin của bà con dân tộc Thái. Thông qua các chương trình truyền hình tiếng Thái, bà con vừa có điều kiện giải trí, vừa có điều kiện nâng cao kiến thức của mình về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thông qua các chương trình giới thiệu bản sắc văn hóa, dân tộc, vùng miền, ca múa nhạc, sân chơi, các chương trình có tính chất nghệ thuật… truyền hình không chỉ giúp bà con người Thái có những giây phút giải trí thư giãn mà còn giúp họ tiếp nhận một cách sinh động các phong tục tập quán, nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, giao lưu tìm hiểu được văn hóa của các dân tộc khác.

Tóm lại, có thể nói trong điều kiện đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí hạn chế và sinh sống tại những vùng còn rất thiếu thông tin thì các chương trình truyền hình tiếng Thái đã như một kênh thông tin hữu hiệu, chính thống giúp người Thái có thể tiếp cận với nhiều thông tin hữu ích phục vụ cho đời sống. Và có thể khẳng định, các chương trình truyền hình tiếng Thái có vai trò rất quan trọng trong việc giúp bà con nâng cao kiến thức chính trị, bám sát đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước; phổ cập kiến thức khoa học kỹ thuật, gương điển hình giúp bà con ứng dụng phát triển kinh tế; góp phần làm phong phú thông tin giải trí giúp bà con nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Như vậy, có thể nhận định các chương trình truyền hình tiếng Thái đã và đang làm tốt vai trò, chức năng của mình đối với đồng bào Thái nói chung và đồng bào Thái ở Tây Bắc nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong nội dung chương 1, phần đầu tác đã đã làm rõ các khái niệm về truyền hình, chương trình truyền hình, chương trình truyền hình chuyên biệt. Đồng thời tác giả đề cập đến chương trình truyền hình tiếng Thái, đây làm cơ sở lý luận cho việc khảo sát nội dung các chương trình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ở chương 2.

Tác giả cũng tổng hợp và nêu rõ những nét đặc trưng, tiêu biểu về đồng bào dân tộc Thái trên nhiều phương diện. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu rõ đặc điểm vùng Tây Bắc - lãnh thổ đồng bào thái cư trú nhiều nhất trên toàn quốc và là giới hạn địa lý khảo sát nghiên cứu chương trình truyền hình tiếng Thái của đề tài. Từ đó, tác giả cũng như người đọc sẽ hiểu thêm về đối tượng công chúng và những yếu tố tác động lên nội dung thông tin chính của các chương trình truyền hình tiếng Thái mà đề tài đề cập đến.

Phần tiếp theo, tác giả đề cập tới các chủ trương, chính sách chung, các chính sách phát triển báo chí của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, diện mạo báo chí chung dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đời sống đồng bào, không chỉ trên phương diện vật chất mà cả về tinh thần. Đây là cơ sở để so sánh đối chiếu việc thực hiện

các chương trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn khảo sát đã thực sự hiệu quả và đúng đắn hay chưa.

Phần cuối chương 1, tác giả đã phân tích những vai trò to lớn của chương trình truyền hình tiếng Thái đối với đồng bào dân tộc Thái nói chung và người Thái ở Tây Bắc nói riêng. Qua những phân tích đó, tác giả càng củng cố thêm nhận định việc nghiên cứu đề tài này là thực tiễn và cần thiết.`

Tóm lại, các nội dung được tác giả đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ sở lý luận vững chắc cho việc khảo sát và nghiên cứu đề tài ở chương 2.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI DÀNH CHO ĐỒNG BÀO THÁI Ở TÂY BẮC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)