Khuyến nghị cụ thể cho các đài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 104 - 142)

7. Bố cục của luận văn

3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào

3.2.2 Khuyến nghị cụ thể cho các đài

Ngoài việc linh hoạt vận dụng các giải pháp chung được nêu ở trên, mỗi đài cần nắm rõ thực trạng của đài mình để có thể áp dụng những giải pháp riêng phù hợp. Tất cả nhằm mục đích nâng cao được chất lượng các chương trình truyền hình tiếng Thái, thu hút được khán giả theo dõi thường xuyên các chương trình của đài.

Qua khảo sát nhận thấy yêu cầu chung cấp thiết của 3 đài là tăng cường số lượng nhân sự có chun mơn nghiệp vụ và trình độ cao. Chương trình truyền hình tiếng Thái của đài Sơn La có số lượng lớn các chương trình bản tin, chuyên đề cần được sản xuất, tuy nhiên hiện nay nhân sự chỉ có 4 người nên hầu như phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc từ tìm kiếm đề tài, dịch, lên sóng… Vì thế nếu có thêm nhân sự, chương trình sẽ đẩy mạnh khai thác được nhiều đề tài hay thiết thực với đồng bào Thái và nâng cao tỉ lệ chương trình tự sản xuất. Vấn đề nhân sự đối với những người sản xuất chương trình truyền hình tiếng Thái của đài Điện Biên và kênh VTV5 cũng gặp phải vấn đề tương tự. Nếu có thêm nhân sự, chắc chắn các đài này

có thể tăng cao tần suất phát sóng của các chương trình, tối đa hóa tỉ lệ các chương trình tự sản xuất mang đến nhiều thơng tin hữu ích, thu hút được sự quan tâm của đồng bào Thái. Đặc biệt, khi lực lượng nhân sự được đảm bảo, các tin bài sẽ được sản xuất nhanh chóng chun nghiệp sẽ mang tính thời sự cao, các vấn đề nóng hổi trong đời sống xã hội sẽ được cập nhật thường xuyên và liên tục, giúp các chương trình truyền hình tiếng Thái có khả năng cạnh tranh với các chương trình tiếng phổ thơng khác trong bối cảnh hiện nay.

Đồng quan điểm với tác giả, khi được hỏi về giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-TH Điện Biên ơng Lị Văn Dương chia sẻ: “Lãnh đạo phịng cũng có những trao đổi thống nhất với nhau là thời gian

tới: Thứ nhất là tăng cường đào tạo cho anh chị em, những ai chưa qua đào tạo sẽ cho đi học tại chức, chuyên sâu hoặc tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành ở các nơi; thứ hai là bố trí anh em xuống cơ sở tác nghiệp, đưa tin trực tiếp từ địa phương mình thì chất lượng để chất lượng chương trình tốt hơn, hấp dẫn hơn. Về nội dung thì chúng tơi vẫn theo quan điểm biên dịch ngắn gọn, dễ hiểu để người xem họ dễ tiếp thu, dễ nhớ”. Chị Lị Thị Hồn cơng tác ở kênh VTV5 bày tỏ: “Nếu với nhân sự ít như bây giờ thì cần giảm thời lượng phát sóng, cho mình tự tìm đề tài thiết thực với bà con người Thái. Rồi mình được tự đi thực tế để sản xuất riêng cho đề tài cho bà con. Có thời gian mình sẽ trau chuốt chương trình hay hơn như tiếng -phụ đề - hình ảnh khớp với nhau. Nếu với thời lượng nhiều như này thì phải tăng lượng nhân sự lên, có một ekip đầy đủ để có thể tự sản xuất các chương trình cho bà con người Thái giống như các chương trình tiếng Kinh khác”.

Bên cạnh đó, các đài cũng cần tăng cường tài chính để đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho tác nghiệp như máy quay, bàn dựng, phương tiện đi lại… để nhà báo được tạo điều kiện tốt nhất sản xuất ra những tác phẩm đặc sắc với nội dung chất lượng, hình ảnh đẹp, âm thanh tiếng động hấp dẫn. Chị Hoàng Thị Thu bảy tỏ ý kiến về vấn đề này như sau: “Thời gian tới Đài Sơn La cần mở thêm các lớp đào

tạo, tập huấn nghiệp vụ báo chí, kỹ năng quay phim, khả năng tác nghiệp tại cơ sở để góp phần nâng cao chất lượng chương trình truyền hình Thái”.

Chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh VTV5 và Đài PT-TH Điện Biên cần nghiên cứu đổi mới kết cấu chương trình, nên tăng thêm thời lượng và sử dụng linh hoạt các hình thức truyền đạt thơng tin (bản tin, phóng sự, chun đề, tạp chí, chương trình văn nghệ…) để tăng sự hấp dẫn cho người xem. Chương trình cần nâng cao sự đa dạng về nội dung, nhưng phải là trên cơ sở dành cho đồng bào dân tộc Thái như vậy mới phát huy hết được chức năng, nhiệm vụ của mình. Mặc dù có kết cấu chương trình truyền hình tiếng Thái khá phong phú nhưng lãnh đạo Đài PT- TH Sơn La vẫn không ngừng mong muốn nâng cao hơn nữa sự đa dạng để phục vụ bà con đồng bào Thái. Để đảm bảo các yêu cầu về biên dịch, các đài cần phải chú trọng quan tâm, tạo điều kiện để nhân sự chương trình truyền hình tiếng Thái nghiên cứu bổ sung các từ còn thiếu trong tiếng Thái, tuyên truyền vận dụng những từ đã có trong tiếng Thái nhưng bị lãng quên. Cụ thể: Nghiên cứu, hệ thống lại các quy ước về ngôn ngữ Thái, các vốn từ ngữ của người Thái Tây Bắc Việt Nam, tham khảo ngôn ngữ Thái ở một số nước khác, ngôn ngữ của dân tộc khác dùng hệ ngôn ngữ Tày - Thái (Lào, Thái Lan.v.v.) để khôi phục lại những từ đã có nhưng bị lãng quên. Thành lập tổ nghiên cứu, soạn thảo để tìm ra các từ mới đảm bảo tính khoa học và hợp lý. Tổ chức lấy ý kiến tham gia thơng qua nhiều hình thức: hội thảo, phiếu điều tra, tham khảo ý kiến của các nghệ nhân và trí thức.v.v.; tập hợp, chỉnh sửa, lập danh sách các từ cần điều chỉnh, bổ sung để xây dựng bộ từ điển tiếng Thái mới. Hướng đến sử dụng chuẩn và phong phú vốn từ tiếng Thái trong các chương trình truyền hình để tuyên truyền phổ biến cho mọi người dân hiểu và sử dụng tiếng Thái đúng.

Bên cạnh đó, các đài có thể tích cực học hỏi thêm nhiều cách làm chương trình hay của các chương trình truyền hình tiếng dân tộc khác trên tồn quốc. Nếu nhìn trên mặt bằng chung hiện nay, chương trình truyền hình tiếng Khmer có thể được đánh giá là chương trình được đầu tư và có chất lượng cao nhất. Chương trình truyền hình tiếng Thái có thể học hỏi được nhiều yếu tố sản xuất chương trình hấp dẫn ở chương trình truyền hình tiếng Khmer như: Tự sản xuất các tin, bài hồn tồn bằng tiếng dân tộc mình; xây dựng các chương trình phim ca nhạc về lịch sử dân

tộc, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán; chạy phụ đề bằng chữ viết của dân tộc mình thay vì chạy phụ đề tiếng Việt…

Tựu chung lại, để nâng cao được chất lượng các chương trình truyền hình tiếng Thái, các giải pháp chung và riêng cần được linh hoạt áp dụng tùy thuộc vào từng đài để có thể từng bước khắc phục các điểm hạn chế, nâng cao được chất lượng các chương trình truyền hình tiếng Thái cho đồng bào Thái nói chung và đồng bào Thái ở Tây Bắc nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua những phân tích và đánh giá trên có thể thấy chương trình truyền hình tiếng Thái ở các đài nhìn chung đã và đang đem đến cho cơng chúng tỉnh nhà nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng những thơng tin bổ ích, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời chương trình cịn động viên, cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước và phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, điển hình, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Bên cạnh đó các chương trình vẫn cịn có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết như sự thiếu đồng bộ về thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình, nguồn nhân lực cịn hạn chế, cơ chế chính sách dành cho những người sản xuất chương trình cịn bất cập, cơ chế kiểm sốt nội dung chương trình cũng chưa thực sự chặt chẽ, chắc chắn.

Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã xác định được nguyên nhân để có thể các đài tham khảo áp dụng phát huy thế mạnh của mình và khắc phục những nhược điểm để nâng cao chất lượng chương trình. Từ những phân tích đánh giá đó tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng Thái. Để đáp ứng yêu cầu của công chúng cũng như đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La và kênh VTV5 trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi các đài cũng như các cấp lãnh đạo cần giải quyết nhiều vấn đề. Trong đó trọng tâm là cần có chiến lược để đào tạo, củng cố nguồn nhân lực người Thái để làm chương trình truyền hình tiếng Thái, có cơ chế, chính sách hợp lý cho việc sản xuất chương trình truyền hình tiếng Thái, đầu tư đồng bộ hóa hệ thống thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình, các đài

cần mở rộng liên kết sản xuất chương trình với các Đài PT-TH trong cả nước để đa dạng hóa nội dung chương trình. Tất cả những giải pháp đề xuất đó đều với mong muốn các chương trình truyền hình tiếng Thái đa dạng, phong phú và chất lượng hơn trong lĩnh thơng tin và hình thức thể hiện để hấp dẫn khán giả của chính mình trong thời buổi cạnh tranh thông tin của nhiều phương tiện truyền thông như hiện nay.

KẾT LUẬN

Qua những nội dung đã trình bày trong 3 chương của luận văn, tác giả có thể khẳng định chương trình truyền hình tiếng Thái hiện nay đã đóng góp nhiều vai trị to lớn trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái nói chung và người Thái ở Tây Bắc nói riêng. Dựa vào những cơ sở lý luận mà luận văn đã tổng hợp, bổ sung trong chương 1, ở chương 2 tác giả đã phân tích rõ về phương diện nội dung, hình thức thể hiện, thành cơng và hạn chế của chương trình truyền hình tiếng Thái ở các đài. Từ đó, tác giả nhận định các chương trình truyền hình tiếng Thái của các đài khảo sát hiện nay đã và đang là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, giúp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; định hướng chính trị, tư tưởng cho nhân dân trước các sự kiện, vấn đề trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Đồng thời, các chương trình cịn giúp đồng bào cập nhật những thông tin thời sự, hữu ích trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao trình độ tri thức, làm giàu vốn sống tinh thần, ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Đặc biệt chương trình truyền hình tiếng Thái cịn góp phần bảo tồn, lưu giữ và truyền bá những nét đẹp văn hóa, truyền thống như phong tục tập quán, ngôn ngữ… của đồng bào Thái đến thế hệ người Thái trẻ và các dân tộc anh em khác trên cả nước.

Ngồi những thành cơng kể trên, luận văn cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong sản xuất nội dung, hình thức thể hiện, sử dụng tác phẩm, các yếu tố về hình ảnh, âm thanh… của các chương trình truyền hình tiếng Thái đã thực hiện khảo sát. Hiện nay, mặc dù rất cố gắng làm mới các chương trình nhưng kết cấu chương trình của Đài PT-TH Điện Biên và kênh VTV5 vẫn còn đơn điệu hơn so với Đài PT-TH Sơn La. Một số phóng sự cịn dài dịng khiến nội dung lan man làm giảm sự hấp dẫn của tác phẩm. Nội dung thơng tin mang tính chất chỉ dẫn trong nhiều lĩnh vực còn hạn chế, đa phần chỉ là thơng tin phản ánh chung chung vì thế làm giảm tính thiết thực của chương trình. Qua khảo sát cho thấy số lượng tác phẩm có nội dung đề cập đến chủ thể là người dân tộc Thái cịn chưa nhiều, điều này làm giảm tính

đặc trưng của chương trình. Cộng với yếu tố thiếu và yếu về nhân sự, đa số các tác phẩm trong các chương trình đều được dịch từ tiếng phổ thơng, chỉ tỉ lệ nhỏ được đi sản xuất từ thực tiễn để phát sóng nên nếu có một góc nhìn khắt khe thì có thể nhận định các chương trình truyền hình tiếng Thái hiện nay chưa thực sự nổi bật. Do đó, các chương trình khó có thể làm thỏa mãn được nhu cầu thông tin của đồng bào Thái, bởi thông tin được đề cập trong chương trình chưa chắc đã là những thơng tin họ thực sự cần và có ý nghĩa với đời sống của họ, hoặc họ dễ dàng tìm thấy thơng tin đó ở kênh tiếng phổ thông. Một hạn chế nổi bật nữa là hình ảnh và âm thanh trong các tác phẩm của chương trình truyền hình tiếng Thái ở các đài khảo sát cịn nhiều hạn chế về chất lượng, do đó làm giảm sự hấp dẫn của khán giả khi xem chương trình.

Trên cơ sở phân tích thành cơng, hạn chế của các chương trình ở 3 đài, tác giả nhận thấy nguyên nhân thành công chung của các đài là luôn nhận được sự quan tâm, định hướng của cơ quan lãnh đạo tư tưởng và quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, được sự tin yêu ủng hộ của nhân dân và các nhà báo luôn tâm huyết với chương trình. Cịn ngun nhân hạn chế, phần lớn là sự yếu và thiếu về số lượng, chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho tác nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình tiếng Thái: đổi mới nội dung, hình thức thể hiện chương trình; có biện pháp để đưa chương trình đến được với cơng chúng người Thái ở vùng cao được nhiều hơn, thường xuyên hơn; liên kết để sản xuất chương trình giữa các Đài PT-TH; có chiến lược đào tạo, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ cán bộ người Thái để sản xuất chương trình truyền hình tiếng Thái… Cụ thể hơn là cần phải có nghiên cứu, đánh giá trên bình diện cả nước về việc sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình tiếng dân tộc nói chung, tiếng Thái nói riêng, nhất là ở các Đài PT-TH cấp tỉnh. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá khách quan, khoa học để xác định được định hướng phát triển truyền hình tiếng dân tộc nói chung, truyền hình tiếng Thái nói riêng đối với những tỉnh có đơng đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Từ đó Nhà nước có cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp cũng như nguồn đầu tư hợp

lý để phát huy. Cần có những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về công chúng người Thái ở Việt Nam nói chung, từng khu vực mang tính đặc thù nói riêng. Từ đó xác định rõ những hình thức truyền thơng đến với người Thái mang lại hiệu quả cao nhất để tập trung đầu tư thực hiện. Các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh có làm chương trình truyền hình tiếng Thái hiện nay chủ yếu vẫn là làm theo cảm tính, một cách kinh nghiệm và duy ý trí, chưa có sự nghiên cứu, đánh giá khách quan, khoa học về cơng chúng người Thái để lựa chọn hình thức phù hợp. Đây cũng là điều cần thiết trong việc đấu tranh với các lực lượng phản động đang ngày đêm tuyên truyền, lôi kéo dụ dỗ đồng bào Thái phục vụ cho những mưu đồ chính trị của chúng. Cần tăng số lượng và thời lượng phát sóng chương trình truyền hình tiếng Thái, đồng thời mở thêm nhiều chuyên đề, chuyên mục mới phù hợp cho mỗi tầng lớp đồng bào dân tộc Thái như thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi… đặc biệt là kênh VTV5 và Đài PT-TH Điện Biên. Nếu có thể, các đài nên xây dựng được độ ngũ cộng tác viên, thông tin viên tại cơ sở để cung cấp nguồn tin, cung cấp những tin bài tại cơ sở về cho chương trình. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng này cũng như những người trực tiếp làm chương trình truyền hình tiếng Thái tại Đài tỉnh để nâng cao chất lượng chương trình. Khai thác có hiệu quả trang thiết bị đầu tư tại các Đài truyền thanh truyền hình huyện để tham gia làm chương trình truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 104 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)