Nhóm thơng tin chính trị tập trung phản ánh hoạt động sinh hoạt chính trị ở địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 56 - 64)

7. Bố cục của luận văn

2.2 Phân tích những nội dung chính trong các chƣơng trình truyền hình tiếng Thái

2.2.2 Nhóm thơng tin chính trị tập trung phản ánh hoạt động sinh hoạt chính trị ở địa

trị ở địa phương

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơng tác tư tưởng đó là vai trị to lớn của báo chí cách mạng, bởi ở đâu lúc nào báo chí ln là lực lượng tiên phong tuyên truyền và dẫn dắt mọi người thực hiên các chủ trương đường lối của Đảng, tuân thủ và chấp hành nghiêm luật pháp Nhà nước với mục đích tập hợp tồn dân trong khối đại đoàn kết dân tộc chung sức chung lòng xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, nhân dân ấm no hạnh phúc. Vì thế, với chức năng là cơ quan ngơn luận của Đảng và Nhà nước, các đài được khảo sát đều đã và đang làm tốt nhiệm vụ tư tưởng chính trị của mình.

Thơng tin chính trị trong các chương trình truyền hình tiếng Thái ở các đài thường được tập trung phản ánh thông tin lễ tân; thông tin tuyên truyền về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới đồng bào; thông tin về bức tranh đời sống sinh hoạt chính trị của bà con.

Ở mỗi đài, việc chọn lựa nội dung tin tức chính trị để phản ánh là khác nhau, nhưng nhìn chung mảng thơng tin về bức tranh đời sống sinh hoạt chính trị của bà con là chiếm ưu thế cao nhất. Cụ thể ở Đài PT-TH Điện Biên thông tin này chiếm

72%, kênh VTV5 là 67% và Đài PT-TH Sơn La là 52% trong tổng số lượng thông tin về chính trị ở mỗi đài. Đề tài chủ yếu trong lĩnh vực thông tin này thường phản ánh việc vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào trong thực tiễn cuộc sống của nhân dân; các công tác tăng cường trật tự xã hội ở địa phương; công tác tăng cường an ninh quốc phịng; tăng cường gắn kết tình quân dân; phát

huy tinh thần đoàn kết dân tộc ở địa phương. Ví dụ phóng sự Đồn kinh tế quốc

phịng 379 phát triển kinh tế cùng nhân dân (thông tin về sự phối hợp của Đoàn

kinh tế quốc phịng 379 cùng chính quyền địa phương các địa bàn Điện Biên, Mường Nhé, Mường Chà, Lai Châu, Điện Biên Đông, Mường vận động nhân dân thực hiện phát triển kinh tế nâng cao đời sống) được phát đi phát lại trong các ngày 10/10/2015 và 28/10/2015 trong chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT- TH Điện Biên, cho thấy tầm quan trọng trong việc truyền thông phát huy tinh thần bộ đội cụ Hồ, gắn kết tình quân dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc đặc biệt là nơi biên giới.

Thứ hai, thông tin tuyên truyền nội dung chính trị cũng chiếm thời lượng lớn trong lĩnh vực chính trị, cụ thể ở Đài PT-TH Điện Biên thông tin này chiếm 28%, kênh VTV5 là 33% và Đài PT-TH Sơn La là 36,2% trong tổng số lượng thơng tin về chính trị ở mỗi đài. Thơng tin tun truyền thường tập trung thông báo phổ biến đến bà con những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước; kế hoạch công tác nhằm ổn định đời sống chính trị; những cuộc vận động toàn dân cùng nhau xây dựng nơng thơn mới. Ví dụ phóng sự Sơn La phấn đấu đến năm 2020 có 11 xã đạt

chuẩn nơng thơn mới được phát sóng vào ngày 2/12/2015 trên Đài PT-TH Sơn La

đã mang đến cho đồng bào Thái nhiều thơng tin về cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thôn mới, đô thị văn minh” do Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động. Hay phóng sự Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong đấu tranh, xây

dựng và phát triển được phát sóng vào ngày 3/10/2015 trên Đài PT-TH Sơn La đã

giúp người dân nhận thức đầy đủ về sức mạnh của tinh thần đại đồn kết, từ đó vận dụng vào cuộc sống thực tiễn một cách hiệu quả. Với đặc thù địa bàn có vị trí chiến lược quốc phịng vơ cùng quan trọng, nên các đài tích cực tun truyền thơng tin về

an ninh quốc phòng, nêu cao tinh thần quân dân; cỗ vũ nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xã hội của mình, góp phần to lớn trong cơng cuộc kết nối tình quân dân, ổn định đời sống chính trị; giúp bà con nâng cao bản lĩnh chính trị và nhận thức đúng đắn của nhân dân, chống lại những luận điệu sai trái, mị dân của các thế lực thù địch.

Thông tin lễ tân được các đài phản ánh thường tập trung chuyển tải nội dung nhiều đề tài liên quan đến công tác hội nghị, ngoại giao, công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các tổ chức xã hội, đồn thể từ tỉnh đến cơ sở… Vì thế thơng tin lễ tân được thể hiện chủ yếu ở tin tức thời sự. Trong các đài khảo sát, thông tin này tập trung chủ yếu ở Đài PT-TH Sơn La với tỉ lệ 11,8% thơng tin chính trị của chương trình. Do có hẳn một bản tin tiếng Thái với thời lượng 15 phút/ngày nên Đài PT-TH Sơn La có nhiều thơng tin chính trị lễ tân là một điều dễ hiểu. Ví dụ, trong bản tin được phát vào ngày 3/11/2015 có 7/7 tin là có nội dung chính trị thì có tới 6/7 tin thuộc mảng lễ tân, cụ thể: Thường trực tỉnh uỷ làm việc với ngành Ngân

hàng; Đồng chí Lị Mai Kiên làm việc với đồn cơng tác dự án Jica; Đồng chí Phạm Văn Thuỷ tiếp đồn cơng tác Thơng tấn xã Việt Nam; Hoạt động đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Sơn La; Lãnh đạo UBND Thành phố kiểm tra tiến độ xây các dự án trọng điểm; Đảng uỷ khối cơ quan tỉnh bế giảng lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng.

Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của thơng tin chính trị, ngồi việc lồng ghép thơng tin vào phần tin tức, phóng sự, Đài PT-TH Sơn La cịn có hẳn một chun đề xây dựng Đảng tiếng Thái để tuyên truyền, định hướng thơng tin chính trị cho người dân. Chuyên đề tập chung khai thác các vấn đề thông tin về xây dựng Đảng ở địa phương; việc vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng vào trong thực tiễn. Nhờ có những chun đề như vậy, các chương trình tiếng Thái đã chuyển tải bao qt tồn diện thơng tin trên mặt trận tư tưởng chính trị để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, quán triệt sâu sắc các quan điểm đường lối chính trị của Đảng. Ví dụ, phóng sự Niềm tin sắt son với Đảng được phát sóng vào ngày 9/2/2016 trên Đài PT-TH Sơn La đã giúp người dân nhận thức được vai trị to lớn của Đảng trong q trình xây dựng và phát triển đất nước, khơng ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng đời

sống tồn dân, từ đó giúp người dân thêm vững vàng tin tưởng vào Đảng, yên tâm ổn định cuộc sống, tích cực làm ăn xây dựng kinh tế.

Đa phần thơng tin chính trị trong các chương trình đều được thể hiện dưới dạng tin tức thời sự hoặc các phóng sự quen thuộc. Tuy nhiên, đài VTV5 còn khai thác những thước phim tài liệu đặc sắc, giúp người dân thay đổi khẩu vị, tiếp nhận những thơng tin chính trị một cách nhẹ nhàng hấp dẫn chứ không đơn thuần là những tin tức lễ tân, hội nghị khơ cứng đơn thuần. Ví dụ, kênh VTV5 đã phát loạt phim tài liệu Việt Bắc gió ngàn tập 1; Việt Bắc gió ngàn tập 2; Việt Bắc gió ngàn

tập 3 vào 3 ngày 25-26-26/02/2016. Nội dung các tập phim đã giúp người xem

tường tận về chiến khu Việt Bắc - nơi làm việc của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Bác Hồ, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước Việt Nam trước kia đồng thời hình dung được quá trình hoạt động kháng chiến gian nan của các thế hệ cha anh trước kia để có được hịa bình ngày hơm nay. Từ đó, người dân củng cố thêm niềm tin, lòng biết ơn vào Đảng, Nhà nước và biết cố gắng phát huy tinh thần yêu nước của cha anh xưa vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước hiện nay.

2.2.3 Thơng tin văn hóa nổi bật với việc tun truyền các giá trị văn hóa truyền thống

Trong đời sống thông tin ngày nay, báo chí và văn hóa có mối quan hệ biện chứng khăng khít, trong đó báo chí là một bộ phận của văn hóa, báo chí góp phần sáng tạo và phổ biến văn hóa, lưu truyền văn hóa. Báo chí trở thành một bộ phận cấu thành văn hóa, đồng thời là phương tiện thực thi, quảng bá văn hóa. Văn hóa nhận rõ vai trị, tác động của báo chí, truyền thơng và chủ động phối hợp với báo chí. Chính vì thế mà chương trình truyền hình tiếng Thái của các đài cũng tận dụng thế mạnh của mình để làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá văn hóa cho đồng bào dân tộc Thái.

Thứ nhất, có thể nhận thấy thơng tin văn hóa đa dạng và phong phú, tuy nhiên đa phần tập trung khai thác những giá trị văn hóa truyền thống, được thể hiện bằng cách khai thác thông tin về phong tục tập quán, văn hóa trang phục, văn hóa ẩm thực, nghệ thuật trình diễn truyền thống, kiến trúc, nghề truyền thống, tết cổ truyền,

lễ hội dân gian.v.v. Đầu tiên khi xem chương trình, văn hóa Thái đã tiếp cận ngay người xem bằng trang phục và ngôn ngữ, bằng cách sử dụng trang phục dân tộc và ngơn ngữ Thái, người dẫn chương trình đã góp phần lớn vào việc quảng bá một nét nhận diện văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Trang phục và ngôn ngữ không chỉ là yếu tố để phân biệt dân tộc Thái, mà cịn là đặc trưng văn hóa vơ cùng quan trọng, đó chính là phương tiện giao tiếp, giao lưu, là kết quả của một quá trình hình thành phát triển dân tộc Thái từ thế hệ này qua thế hệ khác, đây cũng là yếu tố để bảo tồn, phát huy, phát triển vốn văn hóa truyền thống dân tộc, là phương tiện để hình thành và lưu truyền các hình thái quan trọng nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái. Vì thế, mỗi khi chương trình phát sóng, người dẫn chương trình đã bắt đầu q trình quảng bá văn hóa của dân tộc mình.

Trong nội dung chương trình, các giá trị văn hóa truyền thống được các đài làm nổi bật lên bằng việc thông tin về giá trị nghệ thuật, nét đẹp phong tục tập quán. Một số khía cạnh đề tài văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái được các đài tập trung khai thác như: điệu hát giao duyên, hát đối đáp (phóng sự Hát đối đáp mừng xuân,

nét văn hóa dân tộc Thái phát sóng ngày 11/02/2016 trên Đài PT-TH Sơn La); các

chương trình văn nghệ (Phóng sự Sơi nổi ngày hội văn hóa dân tộc phát sóng ngày

30/03/2016 trên Đài PT-TH Sơn La); điệu múa nón dân vũ (phóng sự Về miền Vũ

Nhạc Thanh Hua phát sóng ngày 7/11/2015 trên Đài PT-TH Điện Biên); lễ hội Hết

Chá (phóng sự Lễ hội Hết Chá dân Tộc Thái xã Đông Sang, huyện Mộc Châu phát

sóng ngày 29/03/2016 trên Đài PT-TH Sơn La); tục lệ cưới xin (phóng sự Nét nhân

văn trong tục lệ cưới xin của người Thái Đen phát sóng ngày 14/03/2016 trên Đài

PT-TH Điện Biên); lễ cúng cơm mới (phóng sự Lễ cúng cơm mới của đồng bào

Thái Đen phát sóng ngày 31/10/2015 trên Đài PT-TH Điện Biên); kiến trúc nhà sàn

của người Thái hiện nay (Phóng sự Sự thay đổi của nhà sàn người Thái hiện nay

phát sóng ngày 28/10/2016 trên Đài PT-TH Điện Biên); nghề dệt thổ cẩm truyền

thống của dân tộc Thái (phóng sự Bảo tồn và phát triển thổ cẩm Thái ở Chieng

Chau phát sóng ngày 24/02/2016 trên kênh VTV5). Không chỉ thông tin nội dung

cũng giúp việc truyền tải các giá trị văn hóa một cách hiệu quả. Cụ thể, hình ảnh đặc trưng của các lễ hội được đặc tả bằng hình ảnh đốt lửa trại, múa sạp; nam thanh nữ tú mặc trang phục của dân tộc mình say sưa hát múa các giai điệu truyền thống bằng tiếng của dân tộc Thái; hình ảnh mơi trường sống của người Thái như nhà sàn, bàn thờ tổ tiên, bếp nấu của người Thái cũng được lên hình một cách tự nhiên sinh động; các tục lệ cưới xin, cúng cơm mới được hình ảnh diễn đạt từng bước từng bước rất hấp dẫn người xem. Như vậy có thể thấy, thơng qua chương trình truyền hình tiếng Thái các giá trị văn hóa truyền thống về ăn, mặc, ở, nghề truyền thống, phong tục tập quán của người Thái đã được quảng bá một cách rất sinh động và tồn diện.

Khơng chỉ đơn thuần quảng bá nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái, các chương trình cịn tích cực tun truyền người dân xây dựng đời sống văn hóa mới, song song với việc nâng cao ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến nhiều bộ phận dân tộc Thái, đặc biệt các thế hệ trẻ dần mai một các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình như thay đổi kiến trúc nhà sàn cũ, sử dụng tiếng phổ thông nhiều hơn tiếng dân tộc, mặc trang phục và làm đầu tóc như người Kinh, khơng biết viết chữ của chính dân tộc mình.v.v. Chính vì những lý do này nên bản sắc văn hóa Thái đã càng ngày càng mai một, chương trình đã phản ánh những khía cạnh thơng tin đó với mục đích giúp người Thái nhận biết được giá trị văn hóa to lớn của dân tộc mình, từ đó nâng cao tinh thần tự hào và ý thức giữ gìn truyền thống đó. Ngồi việc khuyến khích người dân bảo tồn giá trị văn hóa riêng của dân tộc mình thì chương trình cũng tuyên truyền những nét đẹp văn hóa mới thời hội nhập giúp đồng bào chắt lọc những giá trị tinh hoa vận dụng vào địa phương, để hịa mình cùng xây dựng nền văn hóa đa dạng của đất nước. Những thơng tin tun truyền về đời sống văn hóa mới được khai thác chủ yếu ở các khía cạnh: kêu gọi tồn dân thực hiện tốt các quy định về văn hóa của Đảng và Nhà nước; tích cực phát huy quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống cho mọi người trên toàn quốc và quốc tế; thực hiện tốt các cuộc vận động xây dựng gia đình

dựng văn hóa tại Mường Chà phát sóng ngày 18/11/2015 trên Đài PT-TH Điện Biên, phóng sự Sơn La tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể phát sóng ngày 07/03/2016 trên Đài PT-TH Sơn La.

Các chương trình cũng rất tích cực đưa các thơng tin về sự kiện văn hóa diễn ra tại địa phương, những thông tin cập nhật này giúp người dân nắm bắt được thơng tin và có thể tham gia vào các hoạt động đó. Thơng thường các sự kiện văn hóa như: các lễ hội văn hóa truyền thống diễn ra trên địa bàn tỉnh; các chương trình ca múa nhạc; cuộc thi sắc đẹp; các cuộc thi nghệ thuật; ngày hội văn hóa các dân tộc.v.v. Mỗi đài tùy thuộc vào sự việc, sự kiện diễn ra ở địa phương mình sẽ có những thơng tin khác nhau để khai thác. Tuy nhiên, khi cùng cùng một sự kiện thì các đài cũng vẫn có cách đưa tin khác nhau. Ví dụ với chủ đề Lễ hội Hoa Ban,

chương trình tiếng Thái của kênh VTV5 chỉ đưa phóng sự Chuyện tình hoa ban

phát sóng ngày 22/02/2016 giới thiệu về nguồn gốc và ý nghĩa của lồi hoa này. Chương trình tiếng Thái của Đài PT-TH Điện Biên với đặc thù 3 ngày mới có 1 số nên đưa tin tập trung, ít tính thời sự: tin Điện Biên chờ ngày khai hội Hoa Ban phát

sóng ngày 09/03/2016; phóng sự Cội nguồn Hoa Ban phát sóng cùng ngày

09/03/2016; phóng sự Điện Biên mùa Hoa Ban nở phát sóng ngày 12/03/2016; đến ngày 16/03/2016 là khi lễ hội đã diễn ra chương trình phát sóng một loạt phóng sự:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)