Giới thiệu về kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 43 - 46)

7. Bố cục của luận văn

2.1 Vài nét về kênh VTV5 đài THVN, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La

2.1.1 Giới thiệu về kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La

Sơn La

2.1.1 Giới thiệu về kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La Vài nét về kênh VTV5 đài THVN Vài nét về kênh VTV5 đài THVN

Ngày 10/2/2002 trên sóng THVN lần đầu tiên xuất hiện một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho đồng bào dân tộc thiểu số: Kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5. Chương trình có thời lượng 4h/ngày với 10 thứ tiếng dân tộc thiểu số: H'Mông, Kh'mer, Ê đê, Chăm, JRai, K'Ho, Ba Na, Xê Đăng, S'Tiêng, Răc Lây. Đầu năm 2003 chương trình truyền hình tiếng dân tộc thuộc đài THVN được chính thức trở thành một ban riêng lấy tên là Ban truyền hình tiếng dân tộc. Tháng 01/2004, kênh VTV5 được tách hẳn thành một kênh độc lập, đánh dấu bước phát triển mới của ban. Thời lượng chương trình tăng gấp đơi, từ 4h/ngày thành 8h/ngày, phát sóng 11 thứ tiếng. Đến nay, kênh VTV5 đã phát sóng 24h/ngày với 28 thứ tiếng khác nhau. Tồn bộ quy trình tự sản xuất đến phát sóng trên kênh VTV5 đều do đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật của Ban thực hiện. Từ năm 2015, ban truyền hình tiếng dân tộc đã được mở rộng quy mơ lên thành 8 phịng ban chức năng chun mơn có chức năng biên tập, sản xuất và khai thác các chương trình truyền hình phục vụ đồng bào các dân tộc, phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Chất lượng các chương trình của VTV5 được cải thiện nâng cao cùng với sự tăng lên của thời lượng, nội dung các chương trình ngày càng phục vụ tốt nhu cầu của bà con dân tộc thiểu số. Thông qua các chương trình truyền hình tiếng dân tộc, bà con học tập và làm theo nên đã góp phần nâng cao hiệu quả về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như an ninh quốc phịng. Nhiều điển hình tiên tiến, nhiều gương người tốt việc tốt là người đồng bào dân tộc thiểu số có tác dụng động viên rất lớn trong cộng đồng.

Năm 2016, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn, chun mơn hóa nội dung đến từng đối tượng khán giả, từng địa bàn văn hóa, vùng miền, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025 của Chính phủ, kênh VTV5 được tái cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền tới đồng bào dân tộc thiểu số theo từng vùng miền trọng điểm. Theo đó, kể từ ngày 01/10/2016 kênh VTV Cần Thơ 2 của Đài THVN thực hiện sát nhập với kênh Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) để thống nhất tiêu chí, mơ hình sản xuất chương trình phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay kênh VTV5 của Đài THVN phát sóng vệ tinh 24 giờ/ngày với 23 thứ tiếng dân tộc thiểu số gồm: H'Mơng. Thái, Dao, Mường, Sán Chí, Ê đê, J Rai, Ba Na, Xê Đăng, Jẻ Triêng, S'Tiêng, Raglai, K'Ho, Chăm, Khmer, Pa Cô - Vân Kiều, Kơtu, Cao Lan, Hrê, Chu Ru, Châu Ro, M'Nơng, Hoa. Ngồi việc sản xuất các chương trình chung phát sóng trên tồn quốc, việc triển khai phát sóng đồng thời chương trình tiếng dân tộc thiểu số và bản tin tiếng Việt theo các khung giờ dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở từng vùng miền là một bước tiến mới của kênh. Không chỉ tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước tới đồng bào dân tộc thiểu số, các chương trình của VTV5 cịn cung caaos nhiều kiến thức thiết thực giúp bà con cải thiện đời sống, xây dựng nếp sống văn minh, đồng thời quảng bá nét đẹp của đồng bào các dân tộc anh em đến với khán giả truyền hình.

Các chương trình tiếng dân tộc thiểu số phát sóng trên kênh VTV5 do Ban Truyền hình tiếng dân tộc và Trung tâm THVN tại các khu vực sản xuất (khoảng 60% tổng thời lượng của kênh). Bên cạnh đó, để đảm bảo tính tồn quốc, tồn diện trên sóng VTV5, đồng thời tiết kiệm chi phí, Đài THVN cũng tiến hành hợp tác sản xuất chương trình với các Đài PT-TH địa phương (chiếm khoảng 40% thời lượng trên kênh).

Vài nét về Đài PT-TH Điện Biên

Đài PT-TH Điện Biên có tiền thân là đài Phát thanh Lai Châu, được chính thức chia tách và thành lập vào năm 2004. Hiện nay, đài đang duy trì đều đặn và chất

lượng các chương trình phát thanh và truyền hình hàng ngày bao gồm cả bản tin thời sự và các chuyên đề chuyên mục như: Xây dựng Đảng; An ninh; Quốc phòng; Nhà nước và pháp luật; An tồn giao thơng; Vì chủ quyền an ninh biên giới; Sách và cuộc sống; Tài nguyên môi trường; Thuế và cuộc sống; Y tế sức khỏe; Truyền hình cơ sở; Truyền hình thanh niên; Dân tộc và phát triển; Thầy thuốc gia đình. Đài PT-TH Điện Biên đã xây dựng và thực hiện chương trình phát thanh, truyền hình tiếng H'Mơng và tiếng Thái bên cạnh tiếng phổ thông để thông tin thường xuyên tới đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung các chương trình được phát sóng trên Đài PT- TH Điện Biên ln bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh quốc phịng của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nội dung chương trình ngày càng phong phú, bám sát cơ sở, nêu và tuyên dương gương điển hình trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời cũng đảm bảo tính Đảng, tính quần chúng, phê phán kịp thời, mạnh mẽ những biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội mà Đảng và Nhà nước quan tâm.

Với nhận thức đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền báo chí phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền địa phương; được sự quan tâm của tỉnh, sự phối hợp tạo điều kiện giúp đỡ của các ban, ngành trong tỉnh; Đài PT-TH Điện Biên đã có những bước đi phù hợp, từng bước đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Vài nét về Đài PT-TH Sơn La

Trước những năm 1970, Tỉnh Sơn La mới có Đài truyền thanh tại địa điểm sơ tán của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh ở Chiềng Ban và Hát Lót huyện Mai Sơn. Ngày 26/9/1977 Đài phát thanh Sơn La chính thức được thành lập trên cơ sở một phần cán bộ và kỹ thuật của Đài phát thanh khu Tây Bắc. Ngay từ những ngày đầu phát sóng, các chương trình phát thanh (tiếng phổ thơng, tiếng Thái, tiếng H’Mông và ca nhạc các dân tộc) của Đài Phát thanh Sơn La đã trở thành nhu cầu thơng tin văn hố và tinh thần không thể thiếu, là nguồn động viên kịp thời đến bà con các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là với đồng bào các dân tộc ở các bản, xã vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Đài đã thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng các loại hình sinh động như ghi nhanh, phóng sự, câu chuyện truyền thanh, gương điển hình cá nhân tập thể tiên tiến. Các tiết mục văn nghệ mang đậm nét bản sắc dân tộc đã thu hút đơng đảo người nghe, các mơ hình kinh tế đã được bà con các dân tộc học tập và làm theo.

30 năm qua, nội dung các chương trình phát thanh, truyền thanh, truyền hình từ Đài tỉnh đến các đài huyện, thị luôn bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Nội dung các chương trình ngày càng phong phú, bám sát cơ sở, nêu gương điển hình trên nhiều lĩnh vực, phê phán những biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)