Vài nét về dân tộc Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 26 - 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2 Vài nét về dân tộc thiểu số và cộng đồng ngƣời Thái ở Tây Bắc

1.2.2 Vài nét về dân tộc Thái

Trong cuốn Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam tác giả Cầm Trọng có viết rất nhiều kiến thức về dân tộc người Thái ở Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng. Cụ thể, dân tộc Thái cịn có những tên gọi khác là Tay và có hai nhóm là Thái Đen (Tay Đằm), Thái Trắng (Tay Đón), tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái và người Thái cịn có chữ viết riêng. Dân tộc Thái cũng là một trong số những dân tộc có nền văn hóa và phong tục tập quán riêng biệt góp phần vào bản sắc dân tộc Việt.

Người Thái chủ yếu canh tác lúa nước, gạo là nguồn lương thực chính, đặc biệt là gạo nếp, người Thái cũng làm nương để trồng lúa, ngô, khoa, sắn, lạc, vừng…và nhiều thứ cây trồng khác. Trong từng gia đình cịn chăn ni gia súc, gia cầm, trồng bông, nuôi tằm để dệt vải, một số nơi còn làm đồ gốm…

Người Thái ở nhà sàn, kết cấu bằng gỗ với những hàng cột gỗ vng hoặc trịn được kê đá, sàn cao, lợp lá cọ, tấm tơn hoặc ngói. Mỗi nhà tùy theo gia cảnh mà dựng nhà 3 gian hay 5 gian. Người Thái làm nhà thường tạo mái hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng khau cút theo phong tục xưa truyền lại.

Về trang phục, dân tộc Thái từ trước tới nay được ca ngợi bởi sự đơn giản, duyên dáng, thanh lịch và nổi bật bản sắc riêng biệt. Một bộ trang phục của nữ Thái gồm: áo ngắn (sửa cỏm), áo dài (xửa chái và sửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xài èo), khăn (piêu), nón (cúp) và các loại hoa tai, vịng cổ, vịng tay và xà tích. Khăn piêu là vật dụng cầm tay của các cô gái Thái khi đi ra đường hay trong các dịp lễ, khăn piêu được cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cơ gái. So với trang phục nữ, trang phục nam người Thái đơn giản bao gồm: áo, quần, thắt lưng và các loại khăn… Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xe ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn, khuy áo bằng đồng hoặc tết thành nút vải. Áo khơng có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo ngắn mới, lấp ló đơi quả chỉ (mắc may) ở đầu thường xẻ tà hai bên hông áo.

Về văn học nghệ thuật, do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn học dân gian như truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca.v.v. và một số luật lệ còn được lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giấy bản hoặc trên lá cây. Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như “xốn chụ xon xao”, “khun lú nang ủa”… Đồng bào Thái rất thích ca hát, nhiều điệu múa như múa xịe, múa sạp, múa quạt rất độc đáo hấp dẫn đông đảo khán giả. Vào dịp lễ hội, hạn khuống - sân chơi dành riêng cho giới trẻ chưa lập gia đình và ném cịn là hai trò chơi mang nét đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

Một trong những đặc trưng nổi bật của dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực. Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của món nướng được tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ như thịt trâu nướng, cá nướng. Gia vị chấm nổi tiếng là chẩm chéo rất ngon, rượu thường là rượu mơng pê. Xơi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái, họ có phương pháp đồ xơi cách thủy bằng chõ gỗ rất kỹ thuật, xơi chín bằng

hơi, mềm, dẻo nhưng khơng dính tay, xơi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm giữ cho cơm dẻo lâu thuận lợi cho việc đi nương rẫy.

Về tục cưới hỏi, người Thái rất thận trọng trong việc kén rể, kén dâu. Các bước lễ thành hôn diễn ra như sau: nhà trai mang sang nhà gái đủ sính lễ, vật cưới thì tiến hành các bước theo phong tục: thứ nhất là lễ trải chăn đệm, thứ hai là lễ búi tóc ngược (người Thái gọi là Tẳng Cẩu), thứ ba là xướng lễ báo ma nhà – phong tục không thể thiếu của dân tộc Thái, báo với tổ tiên, và thứ tư là uống rượu mừng lễ thành hơn… sau đó ăn mừng xong là kết thúc hơn lễ.

Về thế giới tâm linh, người Thái có quan niệm đa thần và giữ tục cúng tổ tiên. Người Thái có nhiều họ, mỗi họ có những qui định kiêng kỵ khác nhau, chẳng hạn: họ Lị kiêng khơng ăn thịt chim Táng Lị, họ Qng kiêng con Hổ…

Như vậy ta thấy rằng, dân tộc Thái có rất nhiều nét văn hóa riêng biệt, mang giá trị văn hóa nhân văn, nhân đạo sâu sắc góp phần vào xây dựng bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)