Thực trạng quá trình xây dựng CPĐT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính phủ điện tử tại bộ nội vụ đến năm 2025 (Trang 31 - 37)

9. Kết cấu của luận văn

1.2. Xây dựng CPĐT ở Việt Nam và nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT

1.2.1. Thực trạng quá trình xây dựng CPĐT ở Việt Nam

Ngay từ những năm 90, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra các chủ trƣơng, chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đối với việc ứng dúng

CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, căn cứ điều kiện thực tế, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, chính sách phù hợp nhằm thúc, hƣớng tới phát triển CPĐT. Có thể khái quát bao gồm các giai đoạn:

- Giai đoạn 1994-2000: Chính phủ đã có Nghị quyết số 49/CP ngày 4/8/1993 về phát triển CNTT. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong giai đoạn này đƣợc xác định là: Xây dựng hệ thống các máy tính và các phƣơng tiện truyền thông đƣợc liên kết với nhau trong các mạng với những công cụ phần mềm đủ mạnh và các hệ thông tin và cơ sở dữ liệu có khả năng phục vụ các hoạt động quản lý nhà nƣớc và các hoạt động huyết mạch của nền kinh tế; phát triển rộng rãi việc ứng dụng CNTT góp phần tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hiện đại hoá dần các ngành sản xuất, dịch vụ quan trọng và an ninh, quốc phòng. Tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò khảo sát tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Phổ cập "văn hoá thông tin" trong xã hội nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc chuẩn bị hƣớng tới một "xă hội thông tin".

Ngày 7/4/1995, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 211/TTg phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về CNTT- Kế hoạch tổng thể đến năm 2000, nhằm triển khai Nghị quyết 49/CP của Chính phủ. Trong nội dung Chƣơng trình đã xác định các dự án chủ chốt nhằm tin học hóa quản lý nhà nƣớc, bao gồm: Dự án nghiên cứu thiết kế tổng thể và hệ thống tin quản lý tại Văn phòng Chính phủ; Dự án Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội phục vụ công tác kế hoạch và quản lý kinh tế; Dự án Hệ thống thông tin tài chính; Dự án hiện đại hoá hệ thống ngân hàng; Các dự án về các hệ thống thông tin thống kê nhà nƣớc.

Với những định hƣớng, mục tiêu trên, trong giai đoạn này, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nƣớc đã đạt đƣợc các kết quả chính là: trang bị một số máy tính, nối mạng, đào tạo cán bộ sử dụng máy tính, tạo tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2001-2006: Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng ngày 17/10/2000 đã có Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong đó, xác định mục tiêu về ứng dụng CNTT: “CNTT đƣợc ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng”. Thực hiện Chỉ thị số 58- CT/TW, ngày 25/01/2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2005; ngày 24/5/2001, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chƣơng trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW; ngày 17/7/2002, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam đến 2005. Các quyết định đều xác định ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nƣớc là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, với các nội dung chủ yếu là: Phát triển mạng viễn thông và Internet tiên tiến, nâng cấp Mạng tin học diện rộng của Chính phủ; xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nƣớc, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc; xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia, trƣớc hết là ở những Bộ, ngành trọng điểm để sử dụng chung; tin học hoá các dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lƣợng; triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành nhƣ ngân hàng, tài chính, hải quan, thống kê, an ninh, quốc phòng.

Kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn này là các cơ quan nhà nƣớc bắt đầu triển khai tin học hóa một số hoạt động quản lý hành chính bằng việc xây dựng các phần mềm dùng chung trong các cơ quan nhà nƣớc, nâng cấp mạng diện rộng của Chính phủ, đào tạo về CNTT cho cán bộ công chức, bắt đầu công tác xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia.

sách nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, hƣớng tới xây dựng CPĐT, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc; ngày 24/3/2008, Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc năm 2008; ngày 03/12/2008, Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về việc tăng cƣờng sử dụng hệ thống thƣ điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc; Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2009-2010. Trong các văn bản đƣợc ban hành này đã xác định các nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc cần tập trung triển khai trong giai đoạn này là: ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nƣớc để nâng cao năng lực quản lý, điều hành; ứng dụng CNTT trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho ngƣời dân và doanh nghiệp; xây dựng nền tảng phục vụ CPĐT; xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Kết quả là sau khi dừng triển khai Đề án 112, các văn bản của Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ đã giúp các cơ quan có định hƣớng rõ ràng, ứng dụng CNTT đi vào ổn định, đồng bộ. Các ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nƣớc nhƣ hệ thống thƣ điện tử, hệ thống quản lƣ văn bản và điều hành đƣợc triển khai rộng rãi, nhiều dịch vụ công trực tuyến đƣợc cung cấp.

- Giai đoạn từ 2011 – nay: Để tiếp tục thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, phát triển CPĐT Việt Nam trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc từ các giai đoạn trƣớc, ngày 27/8/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1605/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015 xác định rõ các mục tiêu, nội dung, giải pháp, trách nhiệm triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trên phạm vi toàn quốc, góp phần hiện đại hóa các cơ quan nhà nƣớc, thúc đẩy cải cách hành chính.

hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, ngày 06 tháng 11 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tƣ ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, chấm dứt giai đoạn dài các dự án CNTT với rất nhiều đặc trƣng riêng nhƣng phải tổ chức triển khai theo các quy định của dự án xây dựng các công trình cầu, đƣờng hay nhà cửa.

Ngày 30 tháng 12 năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nƣớc mở ra một hƣớng mới trong bối cảnh khó khăn về ngân sách đầu tƣ cho các dự án ứng dụng CNTT hiện nay. Đặc biệt, ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế (Nghị quyết 36). Đây là văn bản hết sức quan trọng, mang tầm chiến lƣợc, đề ra những định hƣớng lớn cho sự phát triển ngành CNTT nƣớc ta trong thời kỳ mới. Ngay sau đó, ngày 15/4/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 26/NQ-CP về Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 36a/NQ-CP về CPĐT, ngày 26/10/2015, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu đẩy mạnh phát triển CPĐT, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về CPĐT theo xếp hạng của Liên Hợp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trên môi trƣờng mạng. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lƣợng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ đƣợc thực hiện trên môi trƣờng mạng.

Chính phủ tiếp tục ban hành các Thông tƣ hƣớng dẫn, quy định về tài chính, về chuẩn kỹ thuật,… đƣợc các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp ban hành nhƣ Thông tƣ liên tịch số

19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 hƣớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc; Thông tƣ số 01/2011/TT- BTTTT ngày 04 tháng 01 năm 2011 Công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nƣớc; Thông tƣ số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức,…

Với quyết tâm chính trị của Đảng và của Chính phủ, công tác ứng dụng CNTT đã đƣợc những kết quả tổng thể, nổi bật. Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử đã góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động cảu hệ thống các cơ quan nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ công, giảm thiểu các chi phí, thời gian và các chi phí khác có liên quan cho ngƣời dân và các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng các dịch vụ công; tạo môi trƣờng bình đẳng, công khai, minh bạch trong việc tiếp cận thông tin ngƣời dân và doanh nghiệp.

Việc triển khai chữ ký số đã đƣợc các bộ, ngành, địa phƣơng đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 170/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP. Việc triển khai xây dựng các phần mềm, cơ sở dữ liệu trong quản lý đã đƣợc các bộ, ngành, địa phƣơng quan tâm thực hiện. Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia VNACCS/VCIS đƣợc cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về hiệu quả và lợi ích thiết thực với tốc độ xử lý và phản hồi nhanh, độ ổn định cao, giảm hồ sơ giấy tờ, thân thiện và hỗ trợ ngƣời sử dụng, giúp giảm thời gian thông quan và chi phí cho doanh nghiệp.

Các hệ thống một cửa điện tử hay Trung tâm dịch vụ hành chính công ở nhiều địa phƣơng đã thay đổi hẳn phƣơng thức phục ngƣời dân, doanh nghiệp. Ngƣời dân, doanh nghiệp đƣợc phục vụ tốt hơn, tận tụy hơn.

Nhƣ vậy, có thể thấy, sau một quãng thời gian kiên trì, liên, CPĐT ở Việt Nam đã bƣớc qua giai đoạn phát triển đầu tiên là sử dụng CNTT và truyền thông mở rộng tƣơng tác một chiều từ chính phủ đến công dân và đang triển khai thực hiện đồng thời các nhiệm vụ ở giai đoạn 2 - tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nƣớc và giai đoạn 3 - phát triển hoàn thiện với sự tƣơng tác toàn diện giữa chính phủ với ngƣời dân, doanh nghiệp trên môi trƣờng mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính phủ điện tử tại bộ nội vụ đến năm 2025 (Trang 31 - 37)