9. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Về các nguyên tắc xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ
Việc triển khai xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ phải đảm bảo các nguyên tắc và quan điểm cụ thể sau:
- Phù hợp với chiến lƣợc, mục tiêu phát triển của ngành Nội vụ; phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc và các kế hoạch phát triển trung và dài hạn của Ngành. Kiến trúc đƣợc xây dựng phải đảm bảo luôn thể hiện kịp thời chiến lƣợc hiện tại và tƣơng lai của ngành Nội vụ.
- Phù hợp với mô hình cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính ngành Nội vụ, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quy trình nghiệp vụ theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc và ngành Nội vụ. Bắt buộc phải sử dụng Danh mục về tiêu chuẩn ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nƣớc để đảm bảo tính tƣơng hợp. Trong trƣờng hợp cần thiết sử dụng những loại tiêu chuẩn không có trong Danh mục này, tiêu chuẩn mở có thể đƣợc xem xét sử dụng.
- Phù hợp với Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn liên quan. Khuyến khích sự cộng tác giữa các cơ đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện thực hóa mục tiêu tích hợp cả bên trong và bên ngoài cơ quan Bộ Nội vụ, tích hợp liên thông giữa các cơ quan, đơn vịthuộc và trực thuộc Bộ, cũng nhƣ với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phƣơng, nhằm đạt đƣợc một mục tiêu chung là một CPĐT cấp Bộ.
- Phải thúc đẩy sự liên kết giữa các cơ đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện thực hóa mục tiêu tích hợp cả bên trong và bên ngoài cơ quan Bộ Nội vụ, tích hợp liên thông giữa các cơ
quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, cũng nhƣ với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phƣơng, nhằm đạt đƣợc một mục tiêu chung là một CPĐT cấp Bộ.
- Quản lý thông tin theo hƣớng tập trung, thống nhất, liên thông và chia sẻ tối đa.
- Triển khai ứng dụng CNTT có trọng tâm, trọng điểm; ƣu tiên triển khai trƣớc các dịch vụ công có tính đơn giản, mức độ sử dụng cao.
- Không triển khai các nội dung trùng lặp với các HTTT/CSDL quốc gia, các HTTT chuyên ngành mà cần kết nối, chia sẻ, sử dụng lại.
- Các giải pháp bảo mật, an toàn, an ninh thông tin đƣợc triển khai ở mọi thành phần trong CPĐT theo nhu cầu và lộ trình phù hợp.
- Xây dựng các đánh giá CPĐT theo định kỳ dựa trên các tiêu chí liên quan đến sự phát triển của kiến trúc, mức độ sử dụng kiến trúc và giá trị mang lại từ kiến trúc. Các kết quả đánh giá sẽ là một phần của chu trình tổng thể về quản lý phản hồi về CPĐT.
- Xây dựng CPĐT là một quá trình, vì vậy cần liên tục duy trì và hoàn thiện kiến trúc để CPĐT phát huy cao nhất hiệu quả trong quá trình phát triển ứng dụng CNTT của Ngành.
- CPĐT phải đảm bảo phù hợp và tuân thủ với quy trình nghiệp vụ hiện hành và từng bƣớc hỗ trợ công tác cải cách hành chính và trên cơ sở phát triển ứng dụng CNTT sẽ hỗ trợ cho việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, các thủ tục hành chính.
* Kết luận Chƣơng 2
- Luận văn đã có những tổng hợp, đánh giá khái quát về nguồn nhân lực CNTT của Bộ Nội vụ, nòng cốt là công chức, viên chức chuyên môn về CNTT và lãnh đạo CNTT ở các đơn vị chuyên trách CNTT của Bộ Nội. Qua đó nhận định chung là nguồn nhân lực này còn nhiều hạn chế, trình độ chuyên môn chƣa đồng đều. Nghiên cứu cũng xác định sơ bộ định hƣớng nguồn nhân lực CNTT của Bộ đến năm 2025 đƣa trên các kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ qua các giai đoạn và từ thực tiễn.
định vị sự phát triển CPĐT của Bộ Nội vụ ở thời điểm hiện tại nhằm phần nào lƣợng hóa đƣợc khối lƣợng công việc đội ngũ nhân lực CNTT của Bộ phải triển khai trong thời gian tới. Qua đó cũng giúp làm nổi bật thêm những hạn chế của nhân lực CNTT của Bộ. Bám sát theo các kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT của Bộ, nghiên cứu tổng hợp, đƣa bổ sung các mục tiêu nhiệm vụ và nguyên tác phát triển CPĐT của Bộ, mở rộng thêm các căn cứ cho việc thực hiện các dự báo ở Chƣơng 3.
CHƢƠNG 3. NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI BỘ NỘI VỤ ĐẾN NĂM 2025
Trong nghiên cứu này, do thiếu vắng các cơ sở dữ liệu quá khứ, nên phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi lựa chọn đƣợc thực hiện nhằm có những dự báo cho nhu cầu nhân lực CNTT của Bộ phục vụ xây dựng CPĐT đến năm 2025.