9. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số khuyến nghị đảm bảo nguồn nhân lực CNTT phục vụ xây
3.2.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho độ
ngũ nhân lực CNTT hiện tại của Bộ
Do đặc thù phát triển hết sức nhanh chóng của ngành CNTT, để đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực CNTT hiện tại của Bộ cần phải tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dƣỡng thƣờng xuyên. Đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu. Từ khóa đào tạo, bồi dƣỡng kết hợp thẳng vào việc xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ.
Để đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu, cần phân loại đối tƣợng theo lĩnh vực chuyên môn và nhiệm vụ công tác đƣợc giao qua đó đặt hàng các cơ sở đào tạo cung cấp các nội dung kiên thức phù hợp. Kiến thức có đƣợc sau khi đào tạo, bồi dƣỡng có thể áp dụng hiệu quả ngay vào công việc. Trong việc đánh giá, phân loại, cũng cần xem xét một cách nghiêm túc đến mảng nhân lực CNTT có chất lƣợng cao hơn, bởi khi so sánh với với nhân lực mức độ trung bình và thấp, những nhân sự này rất khó thay thế và họ có những nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng tƣơng đối khác biệt.
Khuyến khích các nhân sự có trình độ chuyên môn cao về CNTT nhƣng thiếu bằng cấp chuyên môn về CNTT tham gia các khóa tạo để chuẩn hóa theo quy định.
Các vị trí theo lĩnh vực chuyên môn đang có số nhân sự ít nhƣ Quản trị an ninh thông tin, Thiết kế và phát triển phần mềm, Lãnh đạo CNTT và tƣơng lai dự báo sẽ phải bổ sung cũng cần có những ƣu tiên trong đào tạo, bồi dƣỡng để đảm bảo yêu cầu công việc trƣớc mắt và lâu dài.
Thực hiện đánh giá theo cơ cấu trình độ lao động từ CĐ, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, tạo điều kiện đề đội ngũ nhân lực nâng cao trình độ qua các lớp đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
Cũng cần thƣờng xuyên tổ chức học tập kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực thông qua hội thảo, hội nghị trong nƣớc và quốc tế.
Đối với cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO - Chief Information Officer) đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo chiến lƣợc thông tin, tổ chức thông tin, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, gắn kết cải cách hành chính với ứng dụng CNTT.
3.2.2. Chú trọng nâng cao kiến thức hành chính, tổ chức, cải cách hành chính nhà nước cho đội ngũ nhân lực CNTT của Bộ
Khi nói tới nguồn nhân lực CNTT chúng ta thƣờng chỉ chú ý đến yếu tố chuyên môn. Tuy nhiên, trong xây dựng CPĐT ở Việt Nam, kiến thức hành chính, tổ chức, cải cách hành chính nhà nƣớc vô cùng quan trọng mà đội ngũ nhân lực CNTT của Bộ phải nắm rõ. Nghiên cứu nhấn mạnh điều này, bởi kiến thức hành chính, tổ chức, cải cách hành chính nhà nƣớc, nhân lực CNTT ít đƣợc chú ý đào tạo.
Có thể thấy là ở kiến trúc nghiệp vụ của CPĐT thực tế là sự mô tả cấu trúc tổ chức và cách thức mà các cơ quan tham gia vào hệ thống Chính quyền điện tử tổ chức công việc, phối hợp xử lý nghiệp vụ hành chính. Kế đến, căn cứ từ kiến trúc nghiệp vụ sẽ định hình các kiến trúc ứng dụng, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc kỹ thuật, kiến trúc dịch vụ … tạo thành kiến trúc tổng thể của CPĐT.
Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành địa phƣơng trong đó có Bộ Nội vụ đã có nhiều nỗ lực về cải cách tổ chức bộ máy, đặc biệt cải cách là quy trình thủ tục hành chính, thông qua việc ban hành Bộ thủ tục hành chính1. Tuy nhiên, các quy trình thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nƣớc chịu ảnh hƣởng bởi các quy trình, quy phạm do các yếu tố thể chế quy định. Do đó, vẫn tồn tại những vƣớng mắc mang tính lịch sử trong các quy định hành chính, tổ chức hành chính, gây cản trở công tác ứng dụng CNTT -
1
. Những thủ tục, quy định này đƣợc thƣờng xuyên rà soát, cập nhật hàng năm theo hƣớng đơn giản hóa, hợp lý hóa, đặc biệt là các nội dung theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc giai đoạn 2007-2010 (còn gọi là Đề án 30) và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 30.
truyền thông trong cải cách hành chính2.
Sự phức tạp và thiếu ổn định các quy trình dịch vụ công của Chính phủ đã tác động không nhỏ đến hiệu quả ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính. Tuy có nhiều nỗ lực để cải thiện, cắt giảm, rút ngắn các bƣớc xử lý trong quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, tuy nhiên việc tối ƣu quy trình thủ tục hành chính chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển của cộng đồng xã hội. Quy trình xử lý các thủ tục hành chính còn chƣa nhất quán về quy định chi tiết về trình tự xử lý hồ sơ. Việc chƣa nhất quán dẫn đến các cơ quan khác nhau có quy trình xử lý nội bộ khác nhau cho cùng một thủ tục hành chính, do đó gây trở ngại cho việc mô hình hóa và xác định những điểm bất hợp lý trong quy trình xử lý tại từng đơn vị, khó đo lƣờng chính xác hiệu suất xử lý tại từng công đoạn để từ đó tìm ra những giải pháp tinh gọn, rút ngắn thời gian xử lý v.v. Bên cạnh đó là tính liên kết, liên thông trong giải quyết các công việc hành chính, thủ tục hành chính yếu do sức ỳ, tâm lý quản lý của các cơ quan nhà nƣớc.
Do vậy, để hình thành đƣợc kiến trúc nghiệp vụ và các kiến trúc trong kiến trúc tổng thể của CPĐT đòi hỏi đội ngũ nhân lực CNTT phải hiểu rằng, CPĐT, khung CPĐT ở Việt Nam nói chung và CPĐT ở Bộ Nội vụ nói riêng cần đƣợc xây dựng không chỉ căn cứ trên mô hình tổ chức phân cấp, tổ chức
2
. Ví dụ: Quy trình văn thƣ lƣu trữ truyền thống vốn đƣợc áp dụng cho văn bản giấy, hiện nay vẫn đang đƣợc áp dụng rộng rãi tại các cơ quan, đơn vị. Quy trình nói trên đã đƣợc luật hóa theo Luật văn thƣ lƣu trữ, Nghị định 01/2013/NĐ-CP và các quy định có liên quan thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và mang tính bắt buộc. Việc thiếu các quy định rõ ràng, hợp lý và đƣợc thừa nhận về văn thƣ lƣu trữ đối với văn bản điện tử đã gây lãng phí trong việc đầu tƣ xây dựng quá nhiều các kho lƣu trữ. Những quy định trên cản trở việc đƣa ứng dụng CNTT vào các quy trình nghiệp vụ của công tác quản lý nhà nƣớc vì phải vừa làm thủ công và vừa tác nghiệp trên hệ thống thông tin điện tử. Hay nhƣ Luật Công chứng và các quy định có liên quan chỉ áp dụng đối với văn bản giấy; chƣa có các quy định để công chứng, chứng thực giá trị pháp lý của văn bản điện tử (ví dụ nhƣ bản scan giấy tờ do công dân nộp thông qua các dịch vụ công trực tuyến), do đó chƣa tạo hành lang pháp lý để các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, công dân hình thành thói quen sử dụng văn bản điện tử để xử lý công việc, đặc biệt là trong các dịch vụ công của cơ quan nhà nƣớc cung cấp cho tổ chức, công dân v.v.
hành chính hiện có mà cần đặt vấn đề xây dựng trên nền tảng đã đƣợc cải cách, với việc tách bạch rõ vai trò của Nhà nƣớc với việc cung ứng những dịch vụ thiết yếu nhất và không thể thay thế, đồng thời thực hiện kiểm soát hoạt động cung ứng của các khu vực khác, qua đó mới đảm bảo điều kiện xây dựng, triển khai các nghiệp vụ kỹ thuật, các kiến trúc nghiệp vụ và các kiến trúc khác trong kiến trúc tổng thể CPĐT.
Về nguyên tắc chung của cải cách hành chính trong triển khai CPĐT cần phải tuân thủ đó là:
- CPĐT phải theo chiều thuận của cải cách cách hành chính, tức là không có chuyện hành chính hoạt động hiệu quả nếu đƣa CNTT vào để tự động hóa các quy trình công tác sẵn có không hiệu quả.
- Xác định rõ các yêu cầu khi cải cách hành chính.
- Tính toán kỹ lƣỡng quy trình công tác, vận hành thử theo cách truyền thống trƣớc khi đƣa vào trực tuyến.
- Đáp ứng nhu cầu thực tế của từng địa phƣơng. - Tập trung định hƣớng phục vụ nhân dân.