9. Kết cấu của luận văn
1.3. Vai trò của việc dự báo nguồn nhân lực CNTT trong xây dựng
về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nƣớc (Quyết định số 80/2014/QĐ- TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình thực hiện CPĐT. Tuy nhiên, với những thiếu hụt nói trên, nhân lực CNTT của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào quá trình xây dựng CPĐT bên cạnh những khó khăn do công cuộc cải cách hành chính, cải cách thể chế đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam cùng với việc chƣa định hình đƣợc một mô hình xây dựng CPĐT tại Việt Nam với cách triển khai còn thiếu đồng bộ.
1.3. Vai trò của việc dự báo nguồn nhân lực CNTT trong xây dựng CPĐT CPĐT
Nhân lực CNTT là thành phần, yếu tố quan trọng, là bộ phận tạo nên kết cấu kỹ thuật, công nghệ của CPĐT và quản trị điều hành hệ thống thông tin của CPĐT. Do vậy, với việc đang có những thiếu hụt rất lớn đang diễn ra trên thị trƣờng nhân lực CNTT, thì việc dự báo hết sức quan trọng. Các dự báo nhu cầu nhân lực CNTT là dữ liệu căn bản để Chính phủ đƣa ra các chính sách, chiến lƣợc/kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này.
Cụ thể, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực CNTT trực tiếp phục vụ việc lập kế hoạch, triển khai xây dựng CPĐT ở các cấp nhƣ sau:
Ở cấp quốc gia, dự báo đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và triển khai thực hiện xây dựng CPĐT trong các giai đoạn từ nay đến 2025; kế hoạch KT-XH hàng năm; kế hoạch, quy hoạch đào tạo đại học 10 năm, 5 năm, hàng năm về nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong đó có nguồn nhân lực CNTT; các chính sách nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu nhân lực CNTT, các chính
sách nhằm phát triển thị trƣờng lao động-việc làm; các chính sách về đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, v.v...
Ở cấp bộ/ngành, dự báo phục vụ cho việc xây dựng CPĐT tại bộ/ngành và thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch phát triển ngành và kế hoạch phát triển ngành 5 năm và hàng năm; Các chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành; xây dựng các chính sách phù hợp cho nhân lực CNTT là công chức, viên chức nhà nƣớc; giữ chân đƣợc những nhân lực có chất lƣợng cao ở lại làm việc trong khu vực công.
Ở cấp địa phƣơng, dự báo đƣợc sử dụng trong việc xây dựng và thực hiện các Chiến lƣợc, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển KT-XH địa phƣơng. Xây dựng chính quyền điện tử, kết nối liên thông trung ƣơng – địa phƣơng. Xây dựng chính sách thu hút, phát triển nhân lực trình độ cao, trình độ CNTT về làm việc tại địa phƣơng trong đó có các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập ở địa phƣơng…Xây dựng và thực hiện Chính sách phát triển thị trƣờng lao động - việc làm; chính sách đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phƣơng, các chính sách nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công, viên chức nhà nƣớc v.v.
Bên cạnh đó, công tác dự báo nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT ở Việt Nam còn thể hiện qua một khía cách cụ thể hơn của hoạt động thực hiện, triển khai các mục tiêu về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2016 – 2020 và các giai đoạn tiếp theo với việc đề ra đƣợc các chỉ tiêu cụ thể về nhân lực và mặt khác theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch thông qua việc liên tục cập nhật các số liệu dự báo nhân lực này sát với thực tế.
Các dự báo này cũng giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp CNTT tham khảo, có hƣớng tiếp cận xây dựng đội ngũ nhân lực CNTT tham gia phục vụ cho việc xây dựng CPĐT ở Việt Nam. Giúp ngƣời dân, học sinh, sinh viên có những quyết định nghề nghiệp phù hợp. Giúp các cơ sở đào tạo tiếp tục tăng cƣờng công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT với trình độ, kiến thức phù hợp và kỹ năng, năng lực tiếp cận với các nhiệm vụ của CPĐT; phát
triển thị trƣờng lao động – việc làm.
1.4. Một số phƣơng pháp dự báo nguồn nhân lực đƣợc áp dụng ở Việt Nam
Có nhiều phƣơng pháp đƣợc sử dụng để dự báo nhân lực, đƣợc phân loại theo nhiều cách thức khác nhau. Tùy theo mục đích dự báo có thể lựa chọn phƣơng pháp phù hợp. Với đặc điểm về nguồn nhân lực và điều kiện số liệu thống kê về nguồn nhân lực ở Việt Nam, có thể thấy các phƣơng pháp dự báo nguồn nhân lực phổ biến là phƣơng pháp chuyên gia, ngoại suy xu thế, mô hình hóa và điều tra.