Nguồn nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính phủ điện tử tại bộ nội vụ đến năm 2025 (Trang 37 - 39)

9. Kết cấu của luận văn

1.2. Xây dựng CPĐT ở Việt Nam và nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT

1.2.2. Nguồn nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT ở Việt Nam

Trƣớc hết có thể khẳng định, nguồn nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT ở Việt Nam nằm trong tổng thể nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam nói chung. Để thực hiện các quyết tâm chính trị và triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, xây dựng CPĐT nhƣ đã nêu, nhà nƣớc đã lập ra các cơ quan, tổ chức chuyên môn về CNTT ở các bộ, ngành và địa phƣơng. Ở cấp bộ, ngành là các Trung tâm Thông tin, Cục thông tin v.v., ở địa phƣơng là các phòng, ban, trung tâm trực thuộc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện. Nguồn nhân nhân lực CNTT phục vụ ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT trong thời gian qua phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ nhân lực là các công chức, viên chức, ngƣời lao động trong tổ chức cơ quan do nhà nƣớc lập ra này.

Nguồn nhân lực này phần lớn tập trung cho việc ứng dụng CNTT với các loại hình công việc sau:

- Đối với cán bộ chuyên môn CNTT tập trung vào các công việc: + Quản trị an ninh thông tin

+ Thiết kế và phát triển phần mềm + Quản trị cơ sở dữ liệu

+ Thông tin thƣ viện

+ Đào tạo, chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật + Kỹ sƣ công nghệ thông tin cơ bản + Quản trị hệ thống

- Đối với cán bộ lãnh đạo về CNTT chủ yếu là lãnh đạo các cơ quan, phòng ban chuyên môn về ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nƣớc với các nhiệm vụ chủ yếu là:

+ Quản trị các hoạt động, các dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nƣớc.

+ Quản trị bộ phận sản xuất và truyền tải, lƣu giữ và thông tin liên lạc

+ Quản trị chung trong lĩnh vực vận chuyển, lƣu giữ và thông tin liên lạc.

Nằm trong xu hƣớng chung, nhân lực CNTT xây dựng CPĐT tại Việt Nam chịu những tác động nhất định tác động chung. Trƣớc hết là ở việc thiếu hụt về nguồn cung nói chung. Theo báo cáo của Vietnamworks 6/2017, nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT đang ở mức cao và sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong những năm tới. Trong 3 năm gần đây, số lƣợng việc làm đƣợc đăng tải đã gia tăng gấp đôi. Dự báo, Việt Nam sẽ cần đến 400.000 nhân lực vào cuối năm 2018, nhƣng hiện mới có khoảng 250.000 kỹ sƣ đang làm việc trong ngành CNTT. Kết quả dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu hụt hơn 100.000 ứng viên CNTT mỗi năm [44].

Thứ hai, một bộ phần nguồn cung nhân lực CNTT mới không muốn vào làm trong khu vực công. Hiện nay, tỉ lệ sinh viên ngành CNTT có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là khoảng 98%, trong đó đúng chuyên ngành là 70%, chủ yếu tại các đơn vị ngoài công lập, doanh nghiệp có yếu tố nƣớc ngoài là những khó khăn nhìn thấy rõ cho việc thu hút nguồn nhân lực này cho khu vực công. Mức lƣơng vài năm gần đây của sinh viên mới ra trƣờng dao động khoảng 8,2 – 9,5 triệu đồng/tháng; tốc độ tăng lƣơng lên tới 28 – 35%/ năm [44]. Đây cũng là áp lực đối với bộ phân nhân lực CNTT đang là công chức, viên chức nhà nƣớc. Đã xuất hiện sự dịch chuyển nguồn nhân lực này từ khu vực công ra khu vực tƣ.

Một vấn đề khác nữa trong vấn đề nguồn nhân lực để phát triển CPĐT vẫn là vấn đề khó khăn, không chỉ thiếu số lƣợng mà còn hạn chế về mặt chất

lƣợng. Về kiến thức của hầu hết sinh viên CNTT ra trƣờng còn những thiếu hụt, từ kỹ năng làm việc nhóm, tiếp cận quy trình chất lƣợng và nhất là trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, thiếu hụt lớn hơn là kỹ năng, kiến thức về hành chính tổ chức nhà nƣớc, các quy trình nghiệp vụ hành chính làm cơ sở cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính phủ điện tử tại bộ nội vụ đến năm 2025 (Trang 37 - 39)