Phương pháp mô hình hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính phủ điện tử tại bộ nội vụ đến năm 2025 (Trang 42 - 43)

9. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Phương pháp mô hình hoá

Cách thức tiếp cận của phƣơng pháp này là dùng phƣơng trình toán học để mô tả mối liên hệ giữa đối tƣợng dự báo với các yếu tố có liên quan. Một số yếu tố có liên quan đến nguồn nhân lực thƣờng đƣợc sử dụng để dự báo là dân số, vốn sản xuất, sản lƣợng (GDP).

+ Dự báo nguồn nhân lực dựa vào dân số

Quá trình dự báo này dựa vào mối quan hệ giữa dân số và nguồn nhân lực. Việc sử dụng dân số để tính toán nguồn nhân lực cho ta dự báo về mức cung lao động của nền kinh tế nói chung hay những ngành, vùng cụ thể theo mục đích nghiên cứu. Dự báo nguồn nhân lực, đầu tiên ta phải tiến hành dự báo dân số.

+ Dự báo nguồn nhân lực dựa vào GDP

Dự báo này dựa vào mối quan hệ giữa GDP, đại diện cho tiềm năng phát triển của quốc gia, ngành hay vùng nào đó và nguồn nhân lực. Việc sử dụng GDP để tính toán nguồn nhân lực cho ta dự báo về nhu cầu về lao động của nền kinh tế nói chung hay những ngành, vùng cụ thể theo mục tiêu phát triển. Dự báo nguồn nhân lực, đầu tiên ta phải có các kịch bản về tăng trƣởng GDP của quốc gia, ngành, vùng dự báo.

+ Dự báo nguồn nhân lực theo sản lƣợng và vốn

Quan hệ giữa nguồn nhân lực, sản lƣợng và vốn quan hệ với nhau bằng hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas. Công thức có dạng

Y = ALαKβ (1)

Trong đó: Y = sản lƣợng; L = Lao động; K = Vốn sản xuất;

A: Hệ số tự do, α và β là các hệ số co dãn lần lƣợt của lao động và vốn

Mối tƣơng quan giữa nguồn nhân lực với sản lƣợng đƣợc sử dụng phổ biến để dự báo nguồn nhân lực ở Việt Nam. Tuy nhiên, do số liệu thống kê nhƣ số liệu về vốn sản xuất, số liệu về lƣơng, … còn chƣa đầy đủ nên kết quả dự báo bằng mô hình này cũng có những hạn chế nhất định.

Sử dụng phƣơng pháp mô hình hóa có ƣu điểm là có thể xem xét chỉ tiêu dự báo nhiều chỉ tiêu từ nhiều khía cạnh, phân tích ảnh hƣởng từ nhiều

nhân tố hình thành. Tuy nhiên, yêu cầu số liệu của phƣơng pháp này cũng nhiều hơn. Trong điều kiện số liệu về lao động - việc làm ở Việt Nam còn thiếu và không đồng bộ, đây cũng là một khó khăn lớn thƣờng gặp của những dự báo nguồn nhân lực áp dụng phƣơng pháp này./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính phủ điện tử tại bộ nội vụ đến năm 2025 (Trang 42 - 43)