9. Kết cấu của luận văn
2.3. Định vị sự phát triển CPĐT của Bộ Nội vụ ở thời điểm hiện nay
nay
Để thuận lợi cho các bƣớc nghiên cứu dự báo ở các phần sau, nghiên cứu không nêu cụ thể về thực trạng xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ với các yếu tố mang tính kỹ thuật mà đi thẳng vào việc định vị sự phát triển của CPĐT của Bộ ở thời điểm này.
Đánh giá theo mô hình CPĐT của Gartner do Baum và Di Maio phát
triển: Theo mô hình phát triển của Gartner, CPĐT của Bộ Nội vụ đã phát
triển qua gia đoạn 1 cung cấp một website (để đăng tải các thông tin cơ bản cho công chúng), giai đoạn 2 Tƣơng tác (cho phép ngƣời sử dụng có thể liên hệ với cơ quan thông qua website qua thƣ điện tử hoặc thực hiện những dịch vụ tự thực hiện (tải văn bản). Cung cấp website với khả năng tìm kiếm, cung cấp cho công chúng sự truy câp vào các biểu mẫu và các địa chỉ liên kết) và bắt đầu cho giai đoạn 3 Giao dịch (Transaction). Tuy nhiên số lƣợng, hình thức giao dịch còn rất hạn chế, chƣa thể thực hiện các giao dịch hoàn toàn trực tuyến, xử lý trực tuyến. Theo mô hình này với thang điểm là 4 tƣơng đƣơng 4 giai đoạn, CPĐT của Bộ Nội vụ đang phát triển ở giai đoạn 2,5. Bộ phấn đấu đƣa mức độ phát triển CPĐT của Bộ lên mức độ 3 (theo mô hình của Gartner) trong giai đoạn từ 2016 - 2020.
Đánh giá theo mô hình CPĐT bốn giai đoạn theo nghiên cứu của
Layne & Lee: Theo mô hình phát triển của Layne và Lee, cũng với thang
điểm là 4, thì CPĐT ở Bộ Nội vụ đã qua giai đoạn 1 Xây dựng danh mục (Cataloguing), và bƣớc vào giai đoạn 2 Giao dịch (Transaction). Tuy nhiên mức độ giao dịch nhƣ đã nêu ở trên còn rất hạn chế và chƣa có cơ sở dữ liệu phục vụ cho giao dịch trực tuyến. Các mức độ cao hơn là tích hợp theo chiều dọc và theo chiều ngang chƣa thực hiện đƣợc. Theo mô hình này, CPĐT của Bộ đang ở giai đoạn 1.5/4.
Đánh giá theo mô hình phát triển CPĐT của Liên Hợp quốc: Tƣơng tự nhƣ đánh giá theo mô hình Gatner, tmô hình của Liên hợp quốc tập trung vào việc cung cấp dịch vụ điện tử dựa trên các công nghệ web 2.0, CPĐT của Bộ Nội vụ theo đánh giá của mô hình này cũng đang ở giai đoạn 2.5/4.
Đánh giá theo mô hình phát triển CPĐT của World Bank: Đánh theo
mô hình theo mô hình CPĐT của World Bank thì CPĐT của Bộ Nội vụ đã và đang triển khai thực hiện cả ba giai đoạn. Tuy nhiên mới chỉ thực hiện hoàn thiện đƣợc giai đoạn Xuất bản, các giai đoạn tƣơng tác và giao dịch đều là bƣớc đầu. Tính toán theo mô hình này, CPĐT của Bộ đạt 1.5/3 điểm.
Đánh giá mô hình phát triển CPĐT của IBM: Đánh giá theo mô hình
phát triển CPĐT của IBM, CPĐT của Bộ Nội vụ cũng mới vƣợt qua đƣợc giai đoạn 2 để tiến sang giai đoạn 3. Vị trí đạt đƣợc theo mô hình này là 2/4.
Nhƣ vậy thông qua việc định vị nêu trên cho thấy sự phát triển CPĐT của Bộ Nội vụ mới bƣớc qua những giai đoạn đầu tiên. Thực hiện những giai đoạn đầu này mới chỉ đƣợc coi là quá trình chuyển đổi từ dạng đổi từ dạng thông tin truyền thống sang dạng điện tử để cung cấp trên mạng Internet hay chuyển các chức năng của chính phủ hiện có sang một môi trƣờng điện tử ở mức độ hẹp. Các giai đoạn sau đó mới là những giai đoạn khó với việc phải tạo ra các cơ sở dữ liệu số lớn dùng chung, định hình lại các cách thức mà chức năng của chính phủ đang đƣợc thực hiện để cải tiến các quy trình từ đó chuyển đổi tích hợp vào trong môi trƣờng điện tử.
Thực tế ứng dụng CNTT, tin học hoá quản lý hành chính nhà nƣớc, xây dựng CPĐT là công việc phức tạp vì dựa trên cơ sở công nghệ cao và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, đến quá trình cải cách hành chính, đòi hỏi tính thống nhất cao trong toàn hệ thống hành chính nhà nƣớc. Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu tại các cơ quan hành chính hiện nay có rất nhiều nhƣng để kết xuất, chia sẻ thông tin còn gặp nhiều vƣớng mắc, chƣa có sự đồng thuận. Sự phối hợp giữa các cơ quan ngành dọc và các cơ quan hành chính tại địa phƣơng trong ứng dụng CNTT chƣa hiệu quả và toàn diện. Thủ tục hành chính luôn
thay đổi và quy trình ISO còn rƣờm rà, chƣa thống nhất dẫn đến việc khó khăn trong triển khai các phần mềm dùng chung, chia sẻ thông tin và liên thông dữ liệu v.v.. Bên cạnh là vấn đề nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan, đơn vị hành chính; bởi không thể xây dựng hệ thống CPĐT tốt nếu không có đội ngũ nhân lực có trình độ về CNTT và hành chính, tổ chức và sau đó là vận hành nó để phục vụ ngƣời dân, tổ chức và doanh nghiệp. Hiện nay Bộ Nội vụ đang triển khai thực hiện các kế hoạch ứng dụng CNTT, thực hiện theo định hƣớng khung kiến trúc CPĐT, theo lộ trình trình, tuy nhiên chƣa lƣợng hóa hết đƣợc khối lƣợng công việc để CPĐT của Bộ đến năm 2025, đạt mục tiêu ở các thang điểm đánh giá cao hoặc cao nhất.
2.4. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển CPĐT của Bộ Nội vụ
Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng và phát triển CPĐT, Bộ Nội vụ đã tích cực ứng dụng CNTT và xây dựng CPĐT với mục đích cải cách hành chính gắn với việc tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lƣợng và đơn giải hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính để phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Hiện nay, theo các kết quả đánh giá CPĐT của Bộ Nội vụ nhƣ đã nêu, Bộ phấn đấu đƣa mức độ phát triển CPĐT của Bộ lên mức độ 3 (theo mô hình của Gartner) trong giai đoạn từ 2016 – 2020 và lên mức độ cao hơn trên cơ sở phải thực hiện đƣợc các mục tiêu và nguyên tắc chủ yếu sau: