9. Kết cấu của luận văn
2.2. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực CNTT của Bộ Nội vụ đến
đến năm 2025
Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực CNTT của Bộ Nội vụ đƣợc thể hiện trong các bản kế hoạch ứng dụng CNTT và xây dựng CPĐT của Bộ qua các giai đoạn. Theo Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Nội vụ giai đoạn 2016 – 2020, xác định CNTT là công cụ, giải pháp quan trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của cơ quan đơn vị, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ ngƣời dân và các cơ quan, tổ chức ngày một tốt hơn. Nguồn nhân lực CNTT của Bộ theo đó cũng cần đƣợc phát triển đảm bảo chất lƣợng để phục vụ các mục tiêu cụ thể từ nay đến 2025, bao gồm:
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin điện tử, phát triển Bộ Nội vụ điện tử.
+ Phát triển, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ và ngành Nội vụ trên môi trƣờng mạng an toàn, hiệu quả.
+ Phát triển và hoàn thiện các hệ thống thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức và các CSDL chuyên ngành của Bộ Nội vụ, bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trƣờng làm việc điện tử trong ngành Nội vụ và với các cơ quan nhà nƣớc.
+ Đẩy nhanh tiến độ triển khai, đƣa vào sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Bộ Nội vụ điện tử.
+ Xây dựng và triển khai Kiến trúc Bộ Nội vụ điện tử (Kiến trúc CPĐT của Bộ Nội vụ).
- Ứng dụng CNTT trong Bộ Nội vụ
+ Đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật sẵn sàng để hồ sơ quản lý cán bộ, công chức các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ có thể đƣợc quản lý bằng cơ sở dữ liệu điện tử.
+ Bảo đảm các thông tin chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ đƣợc thực hiện trên mạng.
+ Văn bản không mật trình Thủ tƣớng Chính phủ, Chính phủ dƣới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy).
+ Các văn bản trao đổi giữa các đơn vị thuộc Bộ dƣới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy).
+ Cán bộ, chuyên viên có hộp thƣ điện tử, thƣờng xuyên sử dụng hệ thống thƣ điện tử trong công việc.
+ Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho 100% các cuộc họp của Thủ tƣớng Chính phủ với các Bộ (theo chƣơng trình của Chính phủ); và cuộc họp của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ với Lãnh đạo và Giám đốc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; với Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ đƣợc thực hiện trên môi trƣờng mạng.
+ Triển khai hệ thống thông tin điện tử quản lý văn bản và điều hành tại Bộ Nội vụ; các đơn vị triển khai sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trƣờng mạng; giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ.
- Ứng dụng CNTT phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời dân và doanh nghiệp.
+ Bộ Nội vụ và các đơn vị trực thuộc (Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Thi đua - Khen thƣởng Trung ƣơng, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc) nâng cấp từ Trang thông tin điện tử thành Cổng thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật CNTT năm 2006.
+ Cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2 và 46 dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 hoặc 4 tới cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời dân và doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và của các đơn vị trực thuộc.
Quá trình xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ, xét một cách chung nhất là kết quả của các quá trình ứng dụng CNTT qua các giai đoạn, đƣa các ứng dụng vào trong một sự đồng bộ, vận hành liên tục hiệu quả. Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ CNTT của Bộ đồng thời là định hƣớng xây dựng nguồn nhân
lực này cho các giai đoạn tiếp theo bao gồm:
- Đảm bảo năng lực thiết kế sản xuất phần mềm phục vụ việc xây dựng CPĐT. Cung cấp thông tin về các hoạt động, các chính sách chủ trƣong, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các quy trình điện tử thực hiện các công việc hành chính, các giao tiếp giữa chính phủ và ngƣời dân, doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu thống kê (các cơ sở dữ liệu dùng chung) phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp. Thực hiện công tác quản lý mạng CPĐT cần có đủ kiến thức kỹ năng để quản lý và sử dụng, phát triển hay nâng cấp, bảo trì, bảo đảm an ninh cho mạng CPĐT. Đội ngũ này đều phải tốt nghiệp chuyên ngành về CNTT và hàng năm đƣợc đào tạo ngắn hạn, dài hạn chuyên sâu về từng lĩnh vực nhƣ CSDL, lập trình, bảo mật,...
- Đảm bảo số lƣợng, trình độ trong sử dụng các công cụ của CPĐT trong các giao dịch nội bộ giữa các cơ quan, giao dịch với ngƣời dân, hay doanh nghiệp, giải quyết/trả lời các yêu cầu của ngƣời dân/doanh nghiệp.
- Đủ nhân lực đào tạo CNTT cho cán bộ viên chức trong các cơ quan nhà nƣớc để sử dụng mạng CPĐT và một bộ phận có năng lực chuyên sâu CNTT vƣợt trội để đào tạo chuyên viên CNTT thiết kế, sản xuất các phần mềm để xây dựng CPĐT, quản lý các dự án CNTT, bảo trì, quản lý mạng, an ninh mạng. Đào tạo tổng quan cho tất cả các cán bộ quản lý cấp phòng trở lên về quản lý và ứng dụng CNTT; đào tạo chuyên sâu, kể cả tham quan, thực tập tại nƣớc ngoài về quản lý CNTT cho các cán bộ quản lý chịu trách nhiệm về ứng dụng CNTT của đơn vị chuyên trách về CNTT và một số đơn vị khác thuộc Bộ, các cán bộ quản lý các dự án về CNTT của Bộ...
- Có đội ngũ lãnh đạo, quản lý CNTT có đủ năng lực quản trị hệ thống thông tin, hệ thống an ninh thông tin cấp cao, quản lý các dự án CNTT. Bộ Nội vụ và các đơn vị trực thuộc cần tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ Giám đốc CNTT; bồi dƣỡng kiến thức CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về CNTT; tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về quản lý dự án CNTT và đẩy mạnh ứng dụng đào tạo trực tuyến,... nhằm tăng cƣờng năng lực cho chức năng tham mƣu, quản lý về CNTT.
- Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ CNTT chuyên trách: củng cố tổ chức, bộ máy của các cơ quan chuyên trách CNTT. Tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực CNTT cho các cơ quan, đơn vị.