Thực trạng thu hút KDLIsrael đến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách Israel đến Việt Nam (Trang 77 - 82)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng thu hút KDLIsrael đến Việt Nam

2.2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường Israel, xác định thị trường mục tiêu đối với thị trường khách Israel

Để tìm kiếm các thị trƣờng mới có tiềm năng, cơ quan quản lý du lịch Việt Nam là Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có một số hoạt động nghiên cứu thị trƣờng KDL Israel trong khuôn khổ Đề án khai thác thị trƣờng KDL Trung Đông. Ngày 23/12/2014, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã báo cáo đề án nghiên cứu thị trƣờng KDL Trung Đông. Theo báo cáo của Vụ Lữ hành (thuộc Tổng cục Du lịch), Trung Đông là khu vực hình thành nguồn khách lớn của du lịch thế giới. Lƣợng khách Trung Đông đi du lịch nƣớc ngoài tăng gấp 4,5 lần trong giai đoạn 1990 – 2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân tại khu vực này trong giai đoạn 2000 - 2010 cao nhất thế giới, đạt 9,9% (tốc độ trung bình của cả thế giới là 6,5%).

Trong những năm trở lại đây, lƣợng KDL từ các quốc gia khu vực Trung Đông đến Việt Nam tuy có tăng theo từng năm nhƣng vẫn ở mức thấp. Lƣợng khách Israel đến Việt Nam chỉ sau Thái Lan mặc dù số lƣợng chƣa nhiều. Nguyên nhân một phần là do thông tin về du lịch Việt Nam vẫn chƣa đến đƣợc với thị trƣờng này; giá vé máy bay còn ở mức cao, ít nhà hàng và món ăn phục vụ nhóm KDL theo đạo Do Thái, thủ tục xin visa du lịch tốn nhiều thời gian. Cũng theo Tổng cục Du lịch, khách từ các nƣớc Trung Đông trong đó có Israel đến Việt Nam chủ yếu theo loại hình tham quan khám phá di sản; một số điểm

đến chính là Hạ Long, Sapa, Hội An, Mỹ Sơn, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… Việt Nam có một số điều kiện thuận lợi thu hút khách từ thị trƣờng này: an ninh, an toàn đƣợc đảm bảo; tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách; mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam với Israel.

2.2.2. Các giải pháp đã triển khai nhằm nhằm thu hút KDL Israel

2.2.2.1. Các giải pháp cơ chế, chính sách

Với mục tiêu đƣa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của cả nƣớc, ngành Du lịch đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp thu hút KDL quốc tế đến Việt Nam thông qua việc ban hành chính sách khuyến khích, tạo cơ chế mở rộng cửa đón du khách quốc tế đến Việt Nam, khuyến khích đầu tƣ du lịch, tạo môi trƣờng pháp lý và xã hội thuận tiện cho việc tiếp đón KDL và kinh doanh du lịch. Hệ quả của việc thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực bất động sản du lịch của nhà nƣớc Việt Nam, đầu năm 2015 một tỷ phú ngƣời Israel tên Igal Ahouvi đã đầu tƣ 300 triệu đô la vào khu nghỉ dƣỡng ALMA tại bãi Dài, Cam Ranh (Khánh Hòa). Tỷ phú Igal Ahouvi cũng đƣợc Bộ ngoại giao Việt Nam bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự danh dự của Việt Nam tại thành phố Haifa của Israel. Đây có thể là một mốc quan trọng cho việc thu hút đầu tƣ và tiếp theo là thu hút nguồn KDL Israel vào Việt Nam.

Giữa ngành du lịch Việt Nam và phía Israel cũng đã có những tiếp xúc rất sớm nhằm đẩy mạnh phát triển trao đổi KDL giữa hai nƣớc. Năm 2000, Phó Tổng cục trƣởng tổng cục Du lịch Việt Nam Phạm Từ đã gặp Ngài Walid Mansour – Đại sứ Israel tại Việt Nam để thúc đẩy tiến trình hợp tác về du lịch giữa hai nƣớc. Trƣớc đó vào năm 1996, Việt Nam và Israel đã ký Hiệp định hợp tác du lịch cấp Chính phủ. Nội dung chủ yếu là tăng cƣờng trao đổi đoàn giữa

hai nƣớc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh du lịch, trao đổi thông tin, kinh nghiệm; hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đầu tƣ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch...

Tháng 5/2009 Việt Nam chính thức mở cửa Đại sứ quan tại thủ đô Tel Aviv, tạo điều kiện thuận lợi cho KDL Israel có cơ hội xin thị thực đến Việt Nam, chấm dứt cảnh phải xin thị thực tại một quốc gia thứ ba hoặc xin duyệt visa cửa khẩu gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho khách.

Nhằm tăng cƣờng thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, vừa qua Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 157/2015/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cƣ trú tại Việt Nam theo hƣớng giảm thu. Điều này sẽ có tác động tốt tới lƣợng KDL quốc tế nói chung và khách Israel nói riêng khi đến Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam so với các điểm đến khác trong khu vực có mức phí thị thực thấp hơn, thủ tục xin thị thực đơn giản hơn nhƣ Thái Lan, Lào và Căm-pu-chia.

2.2.2.2. Giải pháp marketing

Việc thực hiện các giải pháp marketing thu hút KDL Israel đến Việt Nam chƣa nhiều. Tuy nhiên, đã có các sự kiện diễn ra theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia về Du lịch nhƣ sau:

+ Ngày 24/7/2012, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel phối hợp với Công ty Maman Aviation, đại diện Hãng Hàng không Việt Nam tại Israel và Công ty Thƣơng mại và Du lịch Mekong Việt tổ chức hội thảo “Du lịch Việt Nam: Tiềm năng và Triển vọng”. Hội thảo nhằm góp phần thúc đẩy công tác xúc tiến du lịch và quảng bá hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam tới ngƣời dân Israel.

Tham dự hội thảo có đại diện của gần 50 công ty du lịch và lữ hành quốc tế của Israel cùng đông đảo phóng viên địa phƣơng tới đƣa tin về hội thảo.

+ Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, trong năm 2015, Tổng cục Du lịch đã tổ chức và tham gia hàng loạt sự kiện xúc tiến du lịch ở nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng thu hút khách quốc tế, trong đó đáng chú ý là tham dự Hội chợ ITB Asia ở Singapore; Hội chợ du lịch thế giới (WTM) tại Anh; Hội chợ du lịch Thành Đô tại Trung Quốc. Thông qua việc tham dự các sự kiện này, du lịch Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp và KDL Israel, bƣớc đầu làm tiền đề cho các hoạt động thu hút khách Israel sau này.

+ Song song với các hoạt động xúc tiến tuy không nhiều của các cơ quan quản lý ngành, ngoại giao cấp nhà nƣớc, một số doanh nghiệp du lịch trong nƣớc cũng đã nỗ lực tìm các biện pháp thu hút nguồn khách Israel đến Việt Nam dù các biện pháp chỉ mang tính đơn lẻ và yếu ớt. Các biện pháp của các công ty chủ yếu là quảng cáo sản phẩm du lịch trên hệ thống internet và các mối quan hệ sẵn có từ trƣớc.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã khái quát đặc điểm của thị trƣờng KDL Israel nói chung và tập trung nghiên cứu thị trƣờng KDL Israel đến Việt Nam và thực trạng các hoạt động thu hút KDL Israel đến Việt Nam thông qua kết quả điều tra của chính tác giả và các số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, của một số công ty lữ hành đón khách Israel. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu các đặc điểm nhân khẩu của thị trƣờng KDLIsrael đến Việt Nam, các đặc điểm tiêu dùng trong đó tìm hiểu kỹ các vấn đề nhƣ độ dài chuyến đi, cơ cấu chi tiêu, kênh tìm kiếm thông tin du lịch phố biến, sở thích ẩm thực, sở thích điểm đến, sở thích tiêu dùng của thị trƣờng khách Israel để từ đó có cái nhìn chính xác hơn, nắm bắt đƣợc những nét chủ đạo của thị trƣờng khách Israel từ đó giúp cho tác giả có những đề xuất giải pháp thúc đẩy thu hút nguồn KDL Israel đến Việt Nam ở chƣơng kế tiếp.

Tác giả cũng đã tìm hiểu thực trạng các hoạt động thu hút KDL Israel đến Việt Nam để từ đó đề xuất các giải pháp thu hút KDL Israel đến Việt Nam. Mặc dù các giải pháp thu hút KDL Israel do cơ quan quản lý Du lịch Việt Nam chƣa đƣợc triển khai nhiều, nhƣng đã có một số hoạt động diễn ra thể hiện sự quan tâm của Du lịch Việt Nam tới thị trƣờng KDL Israel - một thị trƣờng tiềm năng, góp phần nâng cao số lƣợng khách quốc tế tới Việt Nam, góp phẩn khai thác các thị trƣờng phi truyền thống. Thực tế này đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam yêu cầu phải thực hiện các hoạt động thu hút KDL Israel mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa nhằm tận dụng hiệu ứng tích cực do du lịch mang lại từ thị trƣờng khách giàu tiềm năng Israel.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách Israel đến Việt Nam (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)