Cơ sở cho các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút khách Israel đến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách Israel đến Việt Nam (Trang 82 - 86)

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KDL ISRAEL ĐẾN VIỆT NAM

3.1. Cơ sở cho các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút khách Israel đến Việt Nam

ĐẾN VIỆT NAM.

3.1. Cơ sở cho các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút khách Israel đến Việt Nam đến Việt Nam

3.1.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Israel

Năm 1946, ngài David Ben-Gurion sau này là thủ tƣớng của Nhà nƣớc Israel và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở tại cùng một khách sạn ở Paris và họ đã có những mối liên hệ bạn bè. Hồ Chí Minh đã mời Ben Gurion đến Việt Nam sống tại Việt Nam trong thời gian chờ ngày phục quốc. Ngài Ben Gurion đã từ chối và nói với Hồ Chí Minh: "Tôi chắc chắn chúng tôi sẽ thành lập đƣợc một Chính phủ Do Thái ở Palestine".

Việt Nam và Israel đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12 tháng 7 năm 1993. Israel đã mở đại sứ quán tại Hà Nội tháng 12 năm 1993. Tuy nhiên đến ngày 8 tháng 7 năm 2009 thì Việt Nam mới có Đại sứ quán tại thủ đô Tel Aviv. Trƣớc đó, Đại sức quán Việt Nam tại Ai Cập làm công tác kiêm nhiệm sứ quán và lãnh sự của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.

Từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao cấp nhà nƣớc, hai nƣớc Việt Nam và Israel đã thƣờng xuyên có những chuyến thăm lẫn nhau ở nhiều cấp và đã củng cố sự hợp tác trên các lĩnh vực nhƣ thƣơng mại, giáo dục, văn hóa, nông nghiệp và hợp tác kỹ thuật. Những chuyến thăm của chính phủ Israel sang Việt Nam thƣờng đƣa theo nhiều đoàn các doanh nhân, các học giả, nhà báo, nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhân viên pháp lý chứng tỏ nhà nƣớc Israel rất muốn có sự hợp tác toàn diện với nƣớc ta.

3.1.2. Tiềm năng quan hệ thương mại Việt Nam – Israel

Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam và Israel đƣợc thành lập theo Nghị định thƣ thành lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Israel (4/2013) đặt ra mục tiêu thúc đẩy giá trị trao đổi thƣơng mại hai chiều lên 2 tỉ USD vào năm 2016 và tiếp tục tham vấn lẫn nhau về hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng FTA, cùng nhau xây dựng cơ chế phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đôi bên hợp tác chặt chẽ hơn trong việc sản xuất và sử dụng năng lƣợng tái tạo. Năm 2009, hai nƣớc đã có một số thỏa thuận đƣợc ký kết trên lĩnh vực kinh tế và thƣơng mại nhƣ: Hiệp định khung hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp và thƣơng mại (1996); Hiệp định hợp tác du lịch (1996); Hiệp định hợp tác nông nghiệp (1997); Tháng 8 năm 2004, Israel và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Thƣơng mại, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho thƣơng mại tiếp tục phát triển.; Hiệp định hợp tác vận tải hàng không. (Tháng 6/2007); Nghị định thƣ hợp tác tài chính giữa Israel và Việt Nam (2007); Hiệp định bổ sung cho Nghị định thƣ hợp tác tài chính (tháng 10/2007) trị giá 150 triệu USD); Hiệp định bổ sung tài chính (11/2011) trị giá 100 triệu USD) cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác kinh doanh với các đối tác Israel; Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (2009); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và chống trốn thuế đối với thuế thu nhập và tài sản; Bản Ghi nhớ giữa hai Bộ KH & CN về hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ (2009); Thỏa thuận về bảo mật thông tin giữa hai Bộ Quốc phòng, Hiệp định bổ sung tài chính; Hiệp định vận tải biển, Văn bản bổ sung Nghị định thƣ hợp tác Tài chính và Văn kiện hợp tác về Vận tải Biển 2010, 2011; Thoả thuận hợp tác giữa Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn các Phòng Thƣơng mại và Liên đoàn các Tổ chức Kinh tế Israel (2011); Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực

thú y và kiểm dịch động vật (5/2012-Việt Nam đã phê duyệt); Nghị định thƣ thành lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Israel (4/2013)

Năm 2013, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam và nguồn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, kim ngạch thƣơng mại hai chiều Việt Nam – Israel đạt 605,3 triệu USD, tăng 38,15%. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 400.6 triệu USD, tăng 43,45%, nhập khẩu từ Israel đạt 204,7 triệu USD, tăng 28,84% so với cùng kỳ năm trƣớc. Hai bên đặt ra mục tiêu thúc đẩy giá trị trao đổi thƣơng mại hai chiều lên 2 tỉ USD vào năm 2016.

3.1.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường KDL Israel của du lịch Việt Nam

Mặc dù hiện nay Israel chƣa phải là thị trƣờng gửi khách quốc tế hàng đầu đến Việt Nam, tuy nhiên trong vài năm gần đây các doanh nghiệp lữ hành cũng nhƣ khách sạn đang xem đây là thị trƣờng đầy tiềm năng .

Đối với việc tiếp đón KDL Israel, có một thuận lợi rất lớn đó là hầu hết các đoàn KDL Israel đều có thể sử dụng hƣớng dẫn viên tiếng Anh vì tiếng Anh đƣợc coi là ngôn ngữ thứ hai tại Israel. Nhƣ vậy đối với một thị trƣờng khá mới, giàu tiềm năng nhƣ Israel chúng ta không phải chuẩn bị nguồn lực hƣớng dẫn viên nhƣ đối với các thị trƣờng khác nhƣ Nhật, Nga...

Về các địa điểm lƣu trú, theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2015 tại Việt Nam hiện có hơn 18.000 cơ sở lƣu trú với hợn 355.000 phòng trong đó có 79 khách sạn 5 sao, 194 khách sạn 4 sao, 395 khách sạn 3 sao và các loại khác từ 2 sao trở xuống. Với số lƣợng khách sạn trên, cùng với việc phục vụ các nguồn khách quốc tịch khác, có thể đủ điều kiện để phục vụ khách Israel bởi khách Israel cũng thƣờng lựa chọn các điểm đến phổ biến trong các chƣơng trình du lịch truyền thống. KDL Israel nói chung trong đó bao gồm các nhóm

khách có khả năng chi trả cao và nhóm KDL tự do đều có những sở thích đối với một số điểm nhất định tại Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng ngƣời Israel khá bảo thủ khi lựa chọn các điểm du lịch. Họ thƣờng dựa theo kinh nghiệm của ngƣời khác truyền lại. Các địa điểm nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Sapa, Đà Nẵng, Hội An, Huế, Cần Thơ đều có cơ sở vật chất phục vụ ăn nghỉ cho khách Israel tốt. Có nhƣợc điểm là tại các điểm du lịch phổ biến cho khách Israel nhƣ Hạ Long, Sapa, Cần Thơ, Châu Đốc, chƣa có khách sạn xếp hạng 5 sao hoặc theo tiêu chuẩn cao cấp của quốc tế. Hiện tại các thành phố Sapa, Cần Thơ, Châu Đốc chỉ có các khách sạn 4 sao của hệ thống khách sạn Victoria là có thể phục vụ đƣợc phân nhóm thị trƣờng khách cao cấp Israel. Hội An cũng chỉ có 1 khách sạn xếp hạng 5 sao là Golden Sand Resort tuy nhiên theo đánh giá của khách thì khách sạn này cũng tƣơng tự nhƣ hệ thống Victoria. Tại Bắc Hà (Lào Cai), một điểm du lịch rất đƣợc khách Israel ƣa thích lại chỉ có một khách sạn tiêu chuẩn 3 sao và các nhà nghỉ. Du lịch qua Bắc Hà thăm thƣờng phải vòng về Sapa nghỉ đêm. Tại Hạ Long, chỉ có khách sạn Novotel Hạ Long tiêu chuẩn 4 sao của tập đoàn khách sạn quốc tế Accor là đủ năng lực phục vụ khách cao cấp Israel.

Đối với một số tuyến du lịch phổ biến trong các lựa chọn du lịch của KDL Israel thì Hà Nội – Sapa là tuyến du lịch đƣợc ƣa thích nhất mặc du trƣớc đây tuyến đƣờng sắt chạy ban đêm Hà Nội – Lào Cai không đƣợc khách Israel đánh giá cao. Hiện nay tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội – Lào Cai đã đƣợc đƣa vào sử dụng khiến các hãng lữ hành trong nƣớc và quốc tế có thêm lựa chọn cho khách khi chào các chƣơng trình Sapa, Bắc Hà mà không phải lo lắng vấn đề đặt chỗ tàu hỏa hoặc các bất cập trên các chuyến tàu đêm. Thời gian đi lại cũng rút ngắn hơn rất nhiều.

Hệ thống các nhà hàng phục vụ KDL quốc tế nói chung đều có thể phục vụ đƣợc khách Israel. Tại một số địa phƣơng, các nhà hàng và khách sạn thƣờng có xu hƣớng nhầm khách Israel với khách Hồi giao nên cho rằng việc ăn uống

của khách Israel cũng rất khó khăn. Tuy nhiên KDL Israel cũng khá thoải mái trong việc ăn uống trừ một số lƣu ý đặc biệt vào những ngày lễ đặc biệt. Tại Việt Nam hiện nay đã có 2 nhà Chabad – nơi sinh hoạt tôn giáo và ẩm thực cho ngƣời Israel theo đạo Do Thái. Một ở thành phố Hồ Chí Minh và một ở thành phố Hà Nội. Có thể nói việc hoạt động của hai Chabad này tạo điều kiện rất thuận lợi cho khách Israel mộ đạo trong những dịp lễ trọng của ngƣời Do thái khi vấn đề theo giới luật ẩm thực và cầu nguyện quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.

Về các thủ tục xuất nhập cảnh, mặc dù KDL Israel không đƣợc miễn thị thực nhập cảnh nhƣng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam cũng không có phân biệt lớn đối với thị trƣờng khách này. Vì Israel nằm trong khu vực Trung Đông – khu vực tập trung chủ yếu là các nƣớc Hồi Giáo và dân số Israel cũng có một bộ phận ngƣời theo đạo Hồi nên khách mang quốc tích Israel thƣờng cũng đƣợc quan tâm đặc biệt hơn. Tuy nhiên khách Israel lại có một số thuận lợi hơn – nhất là đối với nhóm khách lớn tuổi vì họ thƣờng đƣợc mang nhiều hơn một quốc tịch, phổ biến là mang theo hộ chiếu Mỹ, Nga, Ba Lan. Vì vậy nhóm khách này đƣợc nằm trong diện miễn thị thực nếu mang hộ chiếu Nga hoặc trong các nƣớc thuộc diện đƣợc miễn thị thực khi vào Việt Nam. Đối với công dân Israel có mang hộ chiếu ngoại giao đƣợc miễn thị thực nếu ở Việt Nam không quá 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách Israel đến Việt Nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)