Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách Israel đến Việt Nam (Trang 86 - 88)

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KDL ISRAEL ĐẾN VIỆT NAM

3.2. Giải pháp thu hút KDLIsrael đến Việt Nam

3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Thông qua cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nƣớc về Du lịch, Tổng cục Du lịch và BộVăn hóa Thể thao và Du lịch cần tăng cƣờng phối hợp liên ngành nhằm giải quyết những vƣớng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về thị trƣờng KDL Israel nói riêng và thị trƣờng khách quốc tế nói

chung; cải tiến quy trình cấp visa tại cửa khẩu, hƣớng tới việc KDL có thể xin cấp và đƣợc cấp visa ngay tại cửa khẩu hoặc visa trực tuyến (E-visa), xây dựng lộ trình miễn visa cho công dân có hộ chiếu Israel vào Việt Nam. Cần phát huy những điểm mạnh của du lịch Việt Nam nhƣ sự ổn định chính trị, sự thân thiện, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp, khu du lịch biển trải dài cả nƣớc đặc trƣng của miền nhiệt đới, bản sắc văn hóa đa dạng đầy màu sắc, nền ẩm thực độc đáo, lịch sử nghìn năm, các di sản thế giới đƣợc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh. Đồng thời cũng hạn chế các nhƣợc điểm cần khắc phục nhƣ hạ tầng kém, công trình kiến trúc không đƣợc bảo tồn tốt, các dịch vụ phụ trợ nhƣ dịch vụ y tế cho KDL còn rất non kém. Không có sự đột phá mới về sản phẩm du lịch. Tất cả những yêu cầu trên cần phải có một chính sách đồng bộ, xuyên suốt và có hiệu quả nhằm quản lý, khai thác tốt và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cùng các thế mạnh của du lịch Việt Nam đối với KDL nói chung và khách Israel nói riêng.

Trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc đối với du lịch và KDL đã và đang tạo đà cho phát triển, cần phải có sự phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, các hãng hàng không và các cơ quan truyền thông trong nƣớc thông tin rõ ràng về chính sách mở cửa và các quy định về xuất nhập cảnh của Việt Nam đối với du khách Israel.

Việt Nam cũng cần phải phối hợp với Thái Lan, Lào và Căm-pu-chia và Myanmar để KDL Israel đến các nƣớc này đi du lịch chuyển tiếp đến Việt Nam hoặc ngƣợc lại hình thành lợi ích trao đổi. Cần xây dựng các sản phẩm liên hợp tiếp nối chuyến và có cơ chế chính sách tốt cho các chƣơng trình du lịch liên kết ba nƣớc Đông Dƣơng.

Phối hợp với Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), đặc biệt là bộ phận lƣu trữ thông tin về công dân nƣớc ngoài vào Việt Nam để có thông tin đầy đủ, chính xác về lứa tuổi, nghề nghiệp, mục đích, điểm đến của KDL Israel đến Việt Nam, từ đó có thể đánh giá đầy đủ về thị trƣờng mới và đầy tiềm năng này từ đó có chƣơng trình hành động phù hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển nguồn khách.

Phối hợp với Vietnam Airlines và các hãng hàng không liên kết nhƣ El Ah Airlines (Isrsel), Thai Airways (Thái Lan) tìm hiểu sâu hơn về các xu hƣớng của thị trƣờng KDL Israel kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau tổ chức các sự kiện xúc tiến quảng bá quy mô vùng và quốc tế nhằm tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả.

Phối hợp với cơ quan du lịch quốc gia Israel, Bộ Ngoại giao Israel và các cơ quan hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật của hai nƣớc để tổ chức các hoạt động giới thiệu hình ảnh con ngƣời và đất nƣớc Việt Nam tại Israel.

Nghiên cứu khả năng thành lập Văn phòng Đại diện Du lịch Việt Nam tại khu vực Trung Đông giai đoạn 2020-2030 nhằm tiếp cận thị trƣờng du lịch Israel nói riêng và Trung Đông nói chung.

3.2.2. Giải pháp marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách Israel đến Việt Nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)