Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách Israel đến Việt Nam (Trang 88 - 90)

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KDL ISRAEL ĐẾN VIỆT NAM

3.2. Giải pháp thu hút KDLIsrael đến Việt Nam

3.2.2.1. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch

Các lợi thế và ƣu tiên phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam hiện nay (du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái phù hợp với thị hiếu du lịch của KDL Israel. Về loại hình cụ thể, nên tập trung sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng biển nhiệt đới cao cấp gắn với các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới cùng với văn hóa địa phƣơng. Đây là loạt sản phẩm mà ngƣời Israel – đặc biệt là phân khúc thị trƣờng cao cấp quan tâm vì họ vừa có nhƣ cầu thƣởng thức dịch vụ cao cấp, vừa đƣợc tìm hiểu văn hóa địa phƣơng và trải nghiệm khí hậu nhiệt đới

ẩm độc đáo mà tại Israel không có. Nhƣ vậy, cả 03 miền của Việt Nam đều có một hay nhiều sản phẩm có thể kết hợp đƣợc thành chƣơng trình du lịch cho khách Israel. Sản phẩm du lịch cụ thể cần ƣu tiên nhƣ sau:

Các sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng biển hƣớng đến đối tƣợng ngƣời cao tuổi và khách trẻ tuổi đi tuần trăng mật ở khu vực Nam Trung bộ - từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Ngoài ra cũng phải kể đến đảo đảo Phú Quốc và Côn Đảo là hai đảo rất thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dƣỡng biển cho thị trƣờng Israel. Thời gian nên tập trung vào khoảng tháng 1 đến 3 do thời tiết ở khu vực này ấm áp trong khi ở Israel thời gian này là mùa lạnh nhất, công dân Israel đi du lịch nhiều. Thời điểm này cũng là thời điểm tập trung nhiều lễ hội truyền thống tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Các sản phẩm phụ trợ bao gồm du lịch văn hóa ở Huế, Hội An; du lịch sông nƣớc ở đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa tôn giao ở Tây ninh, Củ Chi, các di tích lịch sử, văn hóa và thiên nhiên ở Hà Nội, Hạ Long, Sa Pa, Bắc Hà. Thời gian lƣu trú khoảng 14 ngày, trong đó có 6 - 8 ngày ở miền Trung, Côn Đảo hoặc Phú Quốc, thời gian còn lại ở miền Bắc và miền Nam. Vấn đề đặt ra chính là thách thức trong việc cạnh tranh với điểm đến Thái Lan trong việc xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo với khoảng cách tƣơng đồng, tiếp cận thuận lợi hơn do không cần visa, dịch vụ tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, công tác quảng bá xúc tiến thƣờng xuyên hơn. Băng-Cốc là đầu mối trung chuyển khách tại khu vực Đông nam Á.

Sản phẩm du lịch đi xuyên Việt khám phá hƣớng đến đối tƣợng trẻ và trung niên, đi theo hình thức tự do đặt các dịch vụ riêng lẻ và kết hợp đặt các tour khi đến Việt Nam. Thời lƣợng chƣơng trình du lịch khoảng 3 tuần, trong đó mỗi khu vực khoảng 07 ngày. Các điểm du lịch chính ở miền Bắc là Hà Nội, Hạ Long, Cát Bà và Sa Pa; ở miền Trung là Phong Nha-Kẻ Bàng, Huế, Đà Nẵng,

Hội An, Mỹ Sơn, Nha Trang, Phan Thiết; ở miền Nam là Tp. HCM, sông nƣớc đồng bằng sông Cửu Long và địa đạo Củ Chi. Chƣơng trình khám phá Việt Nam cũng có thể rút ngắn hoặc thêm thời gian ở mỗi miền tùy theo thời gian và nhu cầu của khách. Việt Nam không chịu nhiều áp lực cạnh tranh đối với phân khúc này do ƣu thế về sự đa dạng các điểm đến cùng với sự mới mẻ, hấp dẫn riêng của từng vùng, đa số vẫn còn các giá trị nguyên sơ, chƣa bị thƣơng mại hóa nhƣ ở các nƣớc khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách Israel đến Việt Nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)