9. Kết cấu của luận văn
1.7. BCS và KPI sự kết nối giữa chiến lƣợc tổchức và chiến lƣợc quản
nguồn nhân lực
Các nhà lãnh đạo thƣờng chỉ quan tâm đến chiến lƣợc mình đề ra mà ít khi lƣu ý đến nhân viên- những con ngƣời sẽ trực tiếp thực hiện chiến lƣợc đó. Họ tƣởng rằng nếu họ chăm chỉ, nhiệt thành thực hiện thì cấp dƣới cũng hết mình với trách nhiệm đƣợc giao?
Cho nên, một nhà lãnh đạo cần có các chiến lƣợc lãnh đạo song song với các chiến lƣợc kinh doanh. Nói một cách khác, đó chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 công cụ BSC và KPI.
BSC sẽ giúp nhà lãnh đạo đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc chi tiết và cụ thể tới từng nhân viên. Sau đó KPI sẽ giúp đo lƣờng hiệu quả công việc của từng ngƣời, từ đó nhà quản lý có thể dễ dàng đánh giá năng lực và định hƣớng công việc cho nhân viên của mình. Nói một cách khác, hiểu nhân viên, đƣa đƣợc mong muốn của mình tới gần nhân viên khiến cho các chiến lƣợc của ban lãnh đạo dƣợc thực hiện theo đúng định hƣớng và mục tiêu đã đề ra.
Đồng thời , khi KPI có thể cho bạn nhìn thấy trƣớc đƣợc kết quả thì các quyết định sẽ dễ dàng và nhanh chóng đƣợc đƣa ra hơn.
Những giá trị mà BSC&KPI đem lại rất đa dạng, phong phú và đặc biệt trong việc gia tăng và thúc đẩy hiệu suất làm việc của tổ chức. Đối với công tác quản trị nhân sự trong tổ chức, doanh nghiệp để phát huy giá trị của hệ thống BSC&KPI thì tạo ra mối liên kết cần thiết giữa hệ thống BSC&KPI với hệ thống chính sách nhân sự khác của tổ chức, cụ thể:
- Gắn kết quả đánh giá KPI với hệ thống lƣơng thƣởng, đãi ngộ và thăng tiến: điều này đồng nghĩa với việc gắn những nỗ lực cải thiện và gia tăng hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức với những phần thƣởng xứng đáng và tất nhiên hai yếu tố này cộng hƣởng với nhau doanh nghiệp sẽ có những bƣớc tiến vƣợt trội trong khả năng phát triển hoạt động của mình.
- Sử dụng kết quả đánh giá KPI cho việc định hƣớng các hoạt động phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: kết quả đánh giá KPI là bức tranh phản ánh rõ nét nhất những mảng sáng tối về hiệu suất công việc của các bộ phận trong một tổ chức. Khi thực trạng đã đƣợc làm sáng tỏ thì vấn đề đối với mỗi tổ chức là tìm hƣớng khắc phục những tồn tại và thúc đẩy những thế mạnh sẵn có. Do đó, ứng dụng kết quả đánh giá KPI nhƣ một nguyên liệu đầu vào quan trọng cho những chính sách phát triển nguồn nhân lực của công ty một cách bền vững nhƣ tuyển dụng, đào tạo, gìn giữ nhân tài… là hết sức phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng nhƣ hiện nay.
Hình dƣới đây chỉ ra làm thế nào mà một bản đồ chiến lƣợc có thể giúp doanh nghiệp xác định KPI:
- Bảng 1.2. Các cấp độ xây dựng chiến lƣợc Cấp
độ 1
Tuyên ố giá trị Vận hành uất sắc Dẫn đầu về sản ph m Độ thân thiết với khách hàng
Cấp độ 2 Chiến lƣợc tài chính Chiến lƣợc khách hàng Chiến lƣợc các quan điểm nội bộ
Chiến lƣợc học hỏi và tăng trƣởng Cấp độ 3 Tăng trƣởng doanh thu Duy trì/tăng thêm khách hàng
Hiệu quả quy trình làm việc nội bộ Nguồn vốn nhân lực Năng suất Tăng doanh thu trên mỗi khách hàng Quy trình đổi mới Nguồn vốn thông tin Tận dụng tài sản Giảm chi phí trên từng khách hàng Quy trình quản lý khách hàng Nguồn vốn tổ chức Cấp
độ 4 KPI KPI KPI KPI
Việc sử dụng công cụ BSC và KPI để đánh giá 1 cách toàn diện hiệu quả kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn rất “non nớt”. Hầu nhƣ các doanh nghiệp chỉ chú tâm đến phần bề nổi nhƣ tiếp thị, chăm sóc khách hàng, doanh thu. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp đã áp dụng 2 công cụ hiện đại này, hiệu quả công việc đƣợc thể hiện rõ rệt qua thái độ và ý thức làm việc của nhân viên. Nhƣ vây, có thể thấy rằng bộ
công cụ BSC và KPI đáng để triển khai rộng rãi tại Việt Nam. Những chỉ số KPI đánh giá thực hiện công việc không chỉ là những chỉ số liên quan đến bộ phận trong tổ chức mà nó gồm tất cả những chỉ số đánh giá liên quan đến nguồn nhân lực của tổ chức. Tuy nhiên, việc xây dựng các KPI đánh giá thực hiện công việc sao cho phù hợp với các mục tiêu đề trong thẻ điểm cân bằng là không hề đơn giản. Làm sao để sử dụng hiệu quả phƣơng pháp đánh giá dự trên các chỉ số KPI, tất cả sẽ đƣợc trả lời ở phần II và III của luận văn.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KPI TRONG HỆ THỐNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG – BSC TẠI CÔNG TY
TNHH QUỐC TẾ UNIQUE LOGISTICS (VIỆT NAM)