Các tác nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thị trường khách du lịch nhật bản đối với du lịch việt nam (Trang 63 - 66)

- Vấn đề cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và vấn đề con ngƣời trực tiếp hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch đến thời điểm năm 1998 cả nƣớc ta có hơn 2000 hƣớng dẫn viên đƣợc cấp thẻ, trong đó chỉ có 6% số hƣớng dẫn viên tiếng Nhật. Đến năm 2006 hiện nay cả nƣớc có 6.000 hƣớng dẫn viên. Trong khi đó theo con số thống kê đƣợc của Văn phòng du lịch quốc gia Thái Lan ở Nhật Bản cung cấp thì hiện tại ở Thái Lan có tổng số 19.586 hƣớng dẫn viên, trong đó có 4.304 hƣớng dẫn viên tiếng Nhật. Nhƣ vậy mới thấy đƣợc số lƣợng hƣớng dẫn viên của ta còn quá ít ỏi. Trong thực tế việc chỉ có khả năng ngoại ngữ cùng với một số hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội, con ngƣời của đất nƣớc mình vẫn sẽ là không đủ nếu không am hiểu tƣờng tận về tập quán, thói quen và văn hoá của những ngƣời khách mà mình đang hƣớng dẫn. Đôi khi nhiều ngƣời khách Nhật còn phàn nàn rằng có những hƣớng dẫn viên gần nhƣ chỉ làm việc nhƣ một phiên dịch thuần tuý. Họ chỉ biết nói hết những gì mà họ đã chuẩn bị trƣớc về địa điểm họ dẫn khách đến tham quan.

- Vấn đề đảm bảo trật tự an toàn xã hội cũng chƣa đƣợc tốt khi khách Nhật luôn bị quấy rầy về tệ nạn ăn xin, chào bán mua các đồ lƣu niệm ở địa phƣơng du lịch.

- Vấn đề giao thông vận tải (đƣờng sá, giao thông đến các điểm du lịch) còn chƣa thuận lợi, còn hạn chế nên việc vận chuyển du khách còn chiếm nhiều thời gian, ảnh hƣởng đến thời gian nghỉ, tham quan… không phù hợp với tâm lý nhu cầu của du khách.

- Trong thời gian gần đây chúng ta đã cố gắng rất nhiều trong việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vui chơi giải trí nhƣ công viên chủ đề, nhƣng chất lƣợng và số lƣợng những dịch vụ vui chơi giải trí, những sạp hàng lƣu niệm bày bán có lẽ chƣa thật hấp dẫn và phù hợp với sở thích của họ. Xét về thực tế, khi đƣợc hỏi ngƣời Nhật Bản đều nói thích đến miền nam nƣớc ta, đặc biệt là thành phố Hồ

Chí Minh. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đặc biệt là những dịch vụ vui chơi giải trí ở đây phát triển hơn những nơi khác ở nƣớc ta.

Mặt khác chúng ta chƣa đáp ứng đƣợc với tập tục thói quen của ngƣời Nhật Bản. Đôi khi có ngƣời Nhật còn phàn nàn rằng có những khách sạn vẫn bố trí những phòng nghỉ không có bồn tắm cho họ. Đây có thể nói là một việc làm hoàn toàn không chú ý đến tập quán của khách. Đối với ngƣời Nhật Bản thì một việc không thể thiếu đƣợc hàng ngày là việc họ vào bồn tắm ngâm trong nƣớc ấm. Đây là một hình thức làm cho họ bớt đi những căng thẳng và mệt mỏi sau một ngày làm việc. Tuy nhiên với giới trẻ tuổi thì nhiều khi họ cũng không đòi hỏi, nhƣng phần đông những ngƣời khách Nhật đều muốn nghỉ ngơi trong phòng có bồn tắm. Việc không bố trí phòng có bồn tắm cho họ sẽ là một điều gây cho họ cảm giác khó chịu, tuy họ không nói ra.

- Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ khách du lịch Nhật Bản, các doanh nghiệp lữ hành của chúng ta còn có nhiều hạn chế. Chất lƣợng phục vụ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách Nhật. So với các nƣớc trong cùng khu vực, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của chúng ta còn rất yếu và thiếu.

- Một đặc điểm là ngƣời Nhật rất tôn trọng thời gian và lời hứa. Qua tiếp xúc với những ngƣời có kinh nghiệm đi du lịch Việt Nam, đặc biệt là những ngƣời đã trực tiếp tổ chức những đoàn khách đến Việt Nam du lịch, họ phản ánh rằng đôi khi lịch trình tour thực hiện không chính xác. Có ngƣời đi du lịch Việt Nam rất nhiều lần nên có hƣớng dẫn viên du lịch của một hãng lữ hành trong miền Nam rất giỏi tiếng Nhật đồng thời hiểu biết tâm lý tập quán của khách Nhật và lần sau họ đã mua tour của hãng lữ hành này và yêu cầu ngƣời hƣớng dẫn viên đó phụ trách việc hƣớng dẫn. Hãng lữ hành này đã hứa nhƣng sau đó không hiểu vì lý do gì đã thay ngƣời hƣớng dẫn viên khác. Kết quả là họ đã rất bất bình và có một ấn tƣợng xấu về cung cách làm việc của ta.

Những việc làm nhƣ vậy rất ảnh hƣởng đến uy tín và tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

- Sản phẩm du lịch của chúng ta chủ yếu dựa vào tài nguyên. Ngƣời Nhật tới Việt Nam chủ yếu vì nguồn tài nguyên của chúng ta hấp dẫn. Thế nhƣng, chúng ta lại chƣa phát huy đƣợc thế mạnh này. Không kể đến các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật thì chất lƣợng của đội ngũ hƣớng dẫn viên và phục vụ khách vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn.

2.4. Thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản và vấn đề đối mặt với kinh doanh du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thị trường khách du lịch nhật bản đối với du lịch việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)