GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM
3.2. Định hƣớng khai thác thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản là thị trƣờng trọng điểm
thị trƣờng trọng điểm
Thị trƣờng du lịch Việt Nam thu hút khách Nhật bởi nhiều lợi thế: đƣờng bay gần, an toàn, sản phẩm du lịch (hàng hoá và dịch vụ du lịch) và
khám phá cảnh quan thiên nhiên, truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời, thƣởng thức món ăn dân tộc, mua sắm nhiều hàng hoá truyền thống với sự đón tiếp nồng hậu. Có thể nói, các tour tham quan, mua sắm tại TP.HCM, thăm phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn khách Nhật lựa chọn nhiều hơn cả. [55]
Bên cạnh đó, theo Tổng cục Du lịch, ngành du lịch của Việt Nam hiện đã thu hút đƣợc một số đầu tƣ Nhật Bản các dự án nhƣ khách sạn Nikko Hà Nội, Ysaka Sài Gòn – Nha Trang, Công ty liên doanh Du lịch Apex, Công ty du lịch – dịch vụ OSC – SMI… Tuy nhiên, theo các chuyên gia về hoạt động du lịch, để đạt đƣợc mục tiêu thu hút hàng triệu lƣợt khách du lịch Nhật, ngành du lịch cần giải quyết 3 vấn đề lớn. [53]
Thứ nhất là phải có sản phẩm du lịch đặc thù vì khách Nhật rất thích
loại hình sinh thái, văn hoá và mua sắm. Đây là một thị trƣờng khách khó tính và đòi hỏi cao về chất lƣợng dịch vụ.
Thứ hai là Việt Nam thiếu hƣớng dẫn viên du lịch biết sử dụng tiếng
Nhật (chỉ chiếm 5,3% trong tổng số trên 5.000 hƣớng dẫn viên đƣợc cấp thẻ). Thứ ba là công tác xúc tiến quảng bá tại thị trƣờng Nhật Bản.
Thứ ba vấn đề cũng hết sức quan trọng là triệt để thực thi những biện
pháp tạo sự an toàn, yên tâm cho khách ở khắp mọi nơi, mọi lúc (trên tàu xe, ngoài đƣờng phố), chấm dứt tình trạng ăn xin, đeo bám, móc túi… Rút kinh nghiệm từ sự suy giảm thị trƣờng của Singapore, Việt Nam nên giữ nguyên những nét cổ kính vốn có của các khu phố cổ, duy trì hình ảnh xích lô, ngƣời bán hàng rong với những chiếc đòn gánh nhịp nhàng trên đƣờng.
Về phía hàng không, đại diện Việt Nam Airlines cho biết đã dành phần đầu tƣ lớn vào thị trƣờng Nhật, hàng tuần khai thác 23 chuyến bay nối các trung tâm kinh tế chính trị lớn của 2 nƣớc. Ngoài ra, hàng không Việt Nam còn duy trì đều đặn 3 – 4 chuyến/ ngày.
Theo ông Matsuoka, Chủ tịch Công ty Apex Việt Nam – công ty lữ hành chuyên đƣa khách Nhật vào Việt Nam cho rằng: “Muốn thu hút thị trƣờng Nhật, chúng ta cần có những nhà tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hay công nghiệp phục vụ khách. Trƣớc mắt phải nâng cao chất lƣợng các tour. Hiện nay Việt Nam còn thiếu những chính sách đồng bộ giữa hãng hàng không và ngành du lịch dẫn đến giá máy bay còn đắt so với các nƣớc trong khu vực. Việt Nam nên có sự phối hợp đồng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong việc quảng bá du lịch. [53]
Theo báo cáo của Hiệp hội Các hãng lữ hành hải ngoại Nhật Bản, số lƣợng khách Nhật đi du lịch nƣớc ngoài hàng năm là 16 triệu lƣợt. Con số này gia tăng khoảng 30%/năm. Kế hoạch của JATA, theo ông Shinmachi Koji – Chủ tịch hiệp hội, là đến năm 2007 sẽ đạt đến con số 20 triệu khách Nhật đi du lịch ra nƣớc ngoài. Điều đáng quan tâm là hƣớng khách đến các sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao. Thị trƣờng khách Nhật đƣợc chú ý đầy kỳ vọng là thế hệ sinh sau thế chiến, vì đây là thế hệ đông nhất, dành toàn bộ thời gian hƣu trí để đi du lịch. Thế hệ ở tuổi 30 độc thân vui tính, họ cố gắng làm việc thật nhiều và tự thƣởng cho mình những chuyến du lịch ra nƣớc ngoài với chi phí mua sắm, tiêu xài rất cao. Những phụ nữ thuộc lứa tuổi 20 – 30 là thế hệ mang tƣ tƣởng “yên bình chậm rãi”, “tròn trịa đầy đặn” rất hiện đại nhƣng pha chút hoài cổ đã tạo nên trào lƣu “trở về những giá trị truyền thống”. Từ năm 2000, đã có sự bùng nổ khách Nhật đến Việt Nam và xuật hiện phong trào “du lịch đến Việt Nam là mốt”. Năm 2000 có 150.000 khách Nhật đến Việt Nam, năm 2001 con số này là 200.000 ngƣời, năm 2002 là 279.000 ngƣời, đến năm 2003 do ảnh hƣởng của dịch SARS lƣợng khách đi du lịch Việt Nam giảm hơn 23% là 208.800 ngƣời. Tuy nhiên, nhờ những biện pháp mạnh đặc biệt là chính sách miễn thị thực đơn phƣơng cho công dân Nhật Bản, năm 2004 dù gặp nhiều khó khăn nhƣng lƣợng khách Nhật đến Việt
Nam tăng 27,4% so với năm 2003 đạt 267.210. Năm 2005 đạt 338.509 lƣợt và 8 tháng đầu năm 2006 đã đạt 234.973 lƣợt. Ƣớc tính đến năm 2007 Việt Nam sẽ đón khoảng 500.000 lƣợt khách Nhật. Cùng với việc đề nghị Nhật Bản quan tâm để du lịch Việt Nam nhận đƣợc nhiều hỗ trợ ODA, Tổng cục du lịch Việt Nam cũng đề nghị phía bạn nâng cấp trang web tiếng Nhật hiện có hoặc xây dựng trang web riêng giới thiệu về du lịch Việt Nam bằng tiếng Nhật, hỗ trợ du lịch Việt Nam đặt văn phòng xúc tiến du lịch tại Nhật Bản. Trong hợp tác hành lang Đông – Tây, Nhật Bản đã hỗ trợ cử chuyên gia sang khảo sát và xây dựng dự án khả thi phát triển du lịch làng nghề (làng mây tre đan Phú Vĩnh – tỉnh Hà Tây, làng thêu ren Ninh Hải – tỉnh Ninh Bình); tổ chức hội thảo về kinh nghiệm phát triển làng nghề cho 120 đại biểu. Nhân dịp này, Việt Nam cũng đề nghị phía Nhật Bản xem xét khả năng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá phát triển du lịch làng nghề. Tổng cục trƣởng Tổng cục du lịch Việt Nam Võ Thị Thắng cũng cho biết đã đề nghị phía Nhật Bản tổ chức farmtrip cho các hãng lữ hành, các nhà đầu tƣ tìm hiểu cơ hội đầu tƣ vào du lịch Việt Nam, hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật cho đội ngũ hƣớng dẫn viên Việt Nam và bồi dƣỡng kiến thức về thị hiếu, văn hoá của ngƣời Nhật. Các đề nghị này đã đƣợc phía Nhật Bản ghi nhận và tiếp tục xem xét trong thời gian tới trên tinh thần phối hợp triển khai “Tuyên bố chung hợp tác du lịch Việt Nam – Nhật Bản” một cách có hiệu quả, hƣớng tới mục tiêu 500.000 lƣợt khách Nhật Bản đi du lịch Việt Nam vào năm 2007. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, Nhật Bản luôn nằm trong danh sách 5 thị trƣờng gửi khách lớn nhất, số khách du lịch Nhật Bản chiếm gần 10% tổng lƣợng khách vào Việt Nam. [51]
Đến nay, Nhật Bản đã đầu tƣ 11 dự án du lịch – khách sạn ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký 163 triệu USD. Năm 2001, chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ du lịch Việt Nam thực
hiện nghiên cứu tổng thể phát triển du lịch 11 tỉnh ven biển miền Trung. Tháng 9/2003, Nhật Bản tài trợ cho việc nghiên cứu quy hoạch du lịch các tỉnh thuộc khu vực trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. [63]
Hai nƣớc Việt Nam – Nhật Bản có mối quan hệ tốt đẹp. Nhật Bản là một trong những thị trƣờng trọng điểm của du lịch Việt Nam, có dƣờng bay trực tiếp, có số lƣợng khách đi du lịch nƣớc ngoài lớn, chi tiêu cao. Hơn nữa, Việt Nam đã đơn phƣơng miễn thị thực cho công dân Nhật Bản đi du lịch Việt Nam. Đồng thời Việt Nam đƣợc đƣa vào danh sách ƣu tiên hỗ trợ ODA của Nhật Bản. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch với Nhật Bản.
Những hoạt động nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản:
- Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất đón tiếp (phát triển về số lƣợng, chất lƣợng các phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế).
- Tăng cƣờng tần suất chuyến bay thẳng từ Hà Nội đến Nhật Bản. Hàng tuần có 3 chuyến bay thẳng Hà Nội – Tokyo (thứ 5, 7, CN); 3 chuyến Hà Nội – Osaka (thứ 2, 6, 7) và 2 chuyến Hà Nội – HCM – Fukuoka (thứ 2, 4, 7).
- Tổ chức nhiều lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng tổ chức các chƣơng trình du lịch cho hƣớng dẫn viên tiếng Nhật.
- Tham gia Hội đồng xúc tiến Du lịch châu Á, tổ chức chƣơng trình du lịch khảo sát tại Nhật Bản, chƣơng trình khảo sát Hà Nội và vùng phụ cận cho các quan chức du lịch của Tokyo.
- Phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Vietnam Airlines tổ chức hoạt động xúc tiến nhằm tuyên truyền cho văn hoá Việt Nam, thu hút khách du lịch Nhật Bản.
- In ấn các ấn phẩm: CD – ROM, tập gấp, các chƣơng trình xúc tiến giới thiệu Việt Nam với du khách Nhật Bản.
- Phối hợp với Văn phòng đại diện Hà Nội tại Tokyo để tăng cƣờng các hoạt động quảng bá giới thiệu du lịch Hà Nội.
- Mở văn phòng thông tin về hệ thống chăm sóc sức khoẻ.
- Một trong những điểm thu hút của du lịch Việt Nam là giá cả ở Nhật Bản rất cao, sang Việt Nam thì họ tiêu tiền rất thoải mái. Vì vậy có thể xây dựng các tour du lịch shopping, dặc biệt họ cũng rất thích mua hàng lƣu niệm vì những thứ đó ở Nhật rất đắt.