Đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thị trường khách du lịch nhật bản đối với du lịch việt nam (Trang 82 - 84)

GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM

3.3.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm

Du lịch muốn phát triển mạnh cần thu hút nhiều hơn số lƣợng khách đến tham quan du lịch, do vậy muốn thu hút nhiều du khách đến Hà Nội cần xây dựng các chƣơng trình du lịch độc đáo, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mang đậm bản sắc dân tộc. Các sản phẩm mới có thể là du lịch sông Hồng thăm các làng nghề, du lịch theo chủ đề về cội nguồn dân tộc Việt Nam với các điểm du lịch là những di tích của ngƣời Việt cổ, du lịch thám hiểm đại dƣơng, du lịch tham quan các bản làng dân tộc.

Nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách, các nhà quản lý và kinh doanh du lịch không chỉ nghiên cứu để đa dạng hoá làm cho sản phẩm du lịch phong phú mà còn cần phải thực hiện đồng thời việc nâng cao chất lƣợng của sản phẩm đó. Có nhƣ vậy mới tạo nên chính sách sản phẩm hiệu quả. Muốn nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ cần phải quan tâm đến mối quan hệ với các nhà hàng, khách sạn, những cơ sở cung cấp dịch vụ trong chƣơng trình du lịch. Bên cạnh đó cần nghiên cứu thiết kế mới các chƣơng trình du lịch để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách Nhật nhƣ tour nghiên cứu văn hoá ẩm thực, tour làm quen phong tục tập quán và cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng.

Ngoài ra, đối với thị trƣờng khách công vụ: phải chuẩn bị các chƣơng trình trọn gói từng phần. Mặt khác, cần có những lựa chọn kịp thời, chuẩn xác các dịch vụ có tính chất quyết định đến sự thoải mái và thuận tiện của đối tƣợng khách này. Đó là các dịch vụ lƣu trú, ăn uống và vận chuyển theo yêu cầu của khách. Còn đối với thị trƣờng khách có tuổi đã về hƣu: khách ở đoạn thị trƣờng này có mục đích đi du lịch sang Việt Nam thông qua các tour trọn gói của các công ty lữ hành là tìm hiểu và tận hƣởng thiên nhiên tƣơi đẹp vẫn

còn mang nhiều chất nguyên sơ, mang đậm chất trữ tình dễ gây cảm xúc gần gũi thiên nhiên và cùng với mục đích khám phá truyền thống văn hoá dân tộc đầy bản sắc và một cốt cách con ngƣời Việt Nam đầy sức hấp dẫn.

Đối với các hãng lữ hành, công ty du lịch, cần cân nhắc kỹ thiết kế chƣơng trình sao cho càng về cuối khách du lịch sẽ càng có ấn tƣợng sâu sắc hơn, bất ngờ hơn, thú vị hơn so với giai đoạn đầu. Đồng thời cần kết hợp với các công ty lữ hành giữ khách bên Nhật đã am hiểu đối tƣợng khách, có nhƣ vậy một chƣơng trình du lịch mới đảm bảo thành công và đƣợc đánh giá cao từ phía khách.

Bên cạnh đó cần tăng cƣờng các dịch vụ tại cơ sở lƣu trú để phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách nhƣ: dịch vụ đổi tiền, điện thoại, giặt là, đánh giầy, y tế... Phát triển và mở rộng hơn nữa các chƣơng trình vui chơi giải trí để khách tiêu khiển trong thời gian rỗi nhƣ chơi golf, tennis, bowling. Ngoài các món ăn truyền thống Việt Nam, Hà Nội cần phát triển nhiều hơn các quán ăn Nhật Bản đặc biệt là các quán ăn nhanh nhằm phục vụ thị trƣòng khách này. Chú trọng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ. Theo đánh giá của ông Riku Emoto, chuyên gia tƣ vấn cao cấp của JETRO (Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản) thì mỹ nghệ Việt Nam từ đồ gia dụng, trang trí nội thất đến quà tặng đều có sự sáng tạo về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã, nhất là nét văn hoá dân tộc thể hiện trên sản phẩm. Chính vì vậy cần phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giá cả hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thị trường khách du lịch nhật bản đối với du lịch việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)