Đối với Chính phủ và các ngành có liên quan về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thị trường khách du lịch nhật bản đối với du lịch việt nam (Trang 89 - 91)

GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM

3.4.1. Đối với Chính phủ và các ngành có liên quan về du lịch

- Mở văn phòng du lịch quốc gia, trƣớc tiên là tại các thị trƣờng trọng điểm nhƣ Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Pháp… để nghiên cứu, thu thập thông tin về thị trƣờng du lịch và quảng bá, xúc tiến các sản phẩm du lịch Việt Nam tới thị trƣờng quốc tế.

- Nhà nƣớc cần đánh giá kết quả và hiệu quả của các chƣơng trình hợp tác đã ký kết trên cơ sở hiệp định với một số nƣớc nhƣ Thái Lan, Lào, Singapore... Từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học nhằm tiếp tục điều chỉnh nội dung và hình thức hợp tác đối với từng nƣớc cho phù hợp

- Nâng cao hiểu biết nhận thức về hợp tác và hội nhập cho các doanh nghiệp.

- Nhà nƣớc và Uỷ Ban Nhân Dân thành phố cần đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng trên toàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho

*Kiến nghị với Cục hàng không dân dụng Việt Nam trong việc:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch tham gia mạng lƣới đại lý vé máy bay tốt hơn nữa.

- Hiện nay việc Airport taxi một mình độc quyền hoạt động trong sân bay gây nhiều trở ngại cho các công ty du lịch vì họ không đƣợc đƣa xe của công ty vào sân bay đƣa đón khách, và nếu khách cần di chuyển với cự ly ngắn thì các tài xế của Airport taxi thƣờng từ chối. Tuy nhiên tình hình đã đƣợc cải thiện với việc đƣa các tuyến xe buýt vào hoạt động trong sân bay. Trong khi các công ty du lịch không thể để du khách đi xe buýt mà vẫn cần đƣợc tự do ra vào sân bay đƣa đón khách.

*Với Bộ Văn hóa - Thông tin

- Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin để thống nhất quy chế khai thác, sử dụng các di tích, thắng cảnh vào việc phát triển du lịch.

- Cải tạo lại điều kiện phục vụ tại các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở thêm nhiều sản phẩm có sức hấp dẫn.

- Cải thiện một cách căn bản môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội tại các điểm du lịch có đông khách du lịch quốc tế làm cho khách có ấn tƣợng tốt đẹp về các điểm du lịch của Việt Nam.

- Tích cực khai thác và tu bổ các khu du lịch đã hình thành ở các địa phƣơng, nhanh chóng quy hoạch và đầu tƣ xây dựng một số khu du lịch có tầm cỡ quốc gia, tạo ra các sản phẩm du lịch đồng bộ có chất lƣợng cao.

*Tổng cục hải quan.

- Thủ tục hải quan tại các sân bay quốc tế Việt Nam còn chậm (sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có 12 quầy làm thủ tục, mà lúc cao điểm có tới khoảng 2.000 khách cùng một lúc nên phải chờ đợi rất lâu. Đặc biệt có đoàn phải mất 3 giờ đồng hồ mới làm xong thủ tục, du khách rất mệt mỏi và chán nản)

- Tổng cục hải quan nên tạo cho khách du lịch quốc tế cũng nhƣ khách du lịch nội địa thấy đƣợc văn minh lịch sự trong hoạt động kiểm tra hành lý, hƣớng dẫn khách làm thủ tục.

- Bộ Văn hoá - Thông tin và Tổng cục hải quan cần có qui định cụ thể về việc buôn bán, chuyên chở xuất khẩu đồ giả cổ cho khách du lịch nói chung và khách Nhật nói riêng để khuyến khích họ mua nhiều hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

*Với Bộ Công an, Bộ ngoại giao

- Hai bộ này nên phối hợp, cải tiến, đơn giản hoá, thuận tiện nhanh chóng hơn trong việc xét duyệt nhân sự, cấp hộ chiếu, thị thực cho khách xuất nhập cảnh về các thủ tục giải quyết chung.

- Các bộ này cũng phải có biện pháp hữu hiệu bảo đảm an ninh an toàn cho khách nhất là du khách Nhật, cần hạn chế tình trạng lấy cắp đồ, cƣớp giật, ăn xin bám theo và tâm lý ức chế vì gây phiền cho khách.

Nhà nƣớc cần có sự tiêu chuẩn hoá về sản phẩm đối với hoạt động kinh doanh lữ hành để vấn đề quản lý chất lƣợng chƣơng trình du lịch tại các doanh nghiệp du lịch trở thành một trong những hoạt động quan trọng, cơ bản của hoạt động kinh doanh lữ hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thị trường khách du lịch nhật bản đối với du lịch việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)