GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM
3.1. Xây dựng mô hình chiếm lĩnh thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản
LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM
3.1. Xây dựng mô hình chiếm lĩnh thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản lịch Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trƣờng trọng điểm lớn đối với các công ty lữ hành Việt Nam. Trong tƣơng lai gần, có khoảng 500.000 lƣợt khách Nhật tới Việt Nam và đến năm 2010 sẽ là 1 triệu lƣợt khách.
- Về quan hệ đối ngoại: Quan hệ với Nhật Bản là một trong những ƣu tiên chiến lƣợc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, lãnh đạo hai quốc gia đã nhất trí cùng xây dựng quan hệ “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài trong thế kỉ 21”. Nhật Bản là một trong những nƣớc có tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, có nhiều nhà đầu tƣ lớn tại Việt Nam. Việt Nam đã đơn phƣơng miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam cho Nhật Bản tạo điều kiện cho khách du lịch, thƣơng gia Nhật Bản vào Việt Nam du lịch, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ.
- Về tâm lý khách: Ngƣời Nhật có nhu cầu rất cao về đi du lịch nƣớc ngoài và từng xuất hiện phong trào đi du lịch Việt Nam. Khách du lịch Nhật Bản có mức chi tiêu cao đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhƣng cũng yêu cầu rất cao về chất lƣợng dịch vụ và có sở thích đặc trƣng trong khi đi du lịch. Có thể nói ngƣời Nhật rất hiếu kỳ và hay đi du lịch theo đợt hoặc bị phong trào, thông tin đại chúng lôi cuốn, thƣờng đi nhóm nhỏ theo đơn vị tổ chức từ trƣớc, có đi lẻ (ba lô) nhƣng ít. Mùa du lịch cao điểm là dịp Tết dƣơng lịch và mùa hè. Họ thƣờng đi ngắn ngày dƣới 1 tuần, thích thăm các công trình văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, những nơi có cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp,
ngƣời Nhật thích tắm suối nóng, chơi golf, tham gia vào các công đoạn sản xuất nhƣ vẽ lên đồ gốm, làm nem… Ngƣời Nhật thƣờng chuẩn bị từ sớm: đăng ký đi du lịch thƣờng trƣớc 6 tháng đến 1 năm. Tỷ lệ du khách nữ cao hơn nam. Đặc biệt hiện nay văn hoá Việt Nam đã thâm nhập vào cuộc sống của ngƣời dân Nhật, đã xuất hiện áo dài và các món ăn Việt Nam trong các dịp lễ trọng đại của Nhật (nhƣ trong lễ kết hôn, lễ tiếp khách trọng thể…).
Từ những lý do trên, cần xây dựng một mô hình thu hút khách du lịch Nhật Bản trở thành thị trƣờng trọng điểm.
Việt Nam có một lợi thế là có rất nhiều làng nghề, hiện nay Việt Nam có hơn 300 làng nghề với khoảng 100 làng đƣợc xếp là làng nghề truyền thống (Làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng mộc Đồng Kỵ, làng sơn mài Đình Bảng). Do đó, có thể đƣa ra sáng kiến khởi động phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (đƣợc gọi tắt là OVOP). Phong trào hiện nay đã đƣợc thực hiện tại Nhật Bản, Thái Lan và Lào và thu hút đƣợc một số lƣợng lớn khách du lịch. SPDL - KS - V/C - TNDL - CQDL T.O T.A Thị trường khách Nhật Bản Marketing Quảng cáo
Mục tiêu của mô hình OVOP là tìm ra sản phẩm độc đáo, đặc trƣng nhất của mỗi làng, sau đó liên kết, xây dựng lại để giới thiệu và bán cho khách du lịch.
Ví dụ ở Thái Lan bên cạnh mô hình OVOP, họ vẫn muốn tạo ra những sản phẩm làng nghề đặc trƣng hơn nữa, chính vì vậy Thái Lan tiếp tục cho xây dựng một mô hình mang tên “Mỗi huyện một sản phẩm” (viết tắt là OTOP). Đó là tạo ra các sản phẩm văn hoá và đặc trƣng của mỗi địa phƣơng, mỗi cộng đồng trong địa phƣơng.
“Nguyên tắc chính của OTOP là chỉ dừng lại ở cấp địa phương, sáng tạo và tự chủ, phát triển nguồn nhân lực. ở OTOP được Thái Lan chia theo lộ trình. Ví dụ như: ngay từ đầu năm 2002 khi mới thành lập đã đăng ký ngay OTOP. Hai năm 2003 và 2004 mời chuyên gia từ bên ngoài, người mua hàng từ các cửa hàng bán sản phẩm để đánh giá sản phẩm đạt chất lượng từ 1 – 5 sao. Cũng ngay trong năm 2004, Thái Lan cho tổ chức hội chợ OTOP, năm 2005 tổ chức hội chợ có sự tham gia của nhiều quốc gia. Sang năm 2006 OTOP đã đến với thế giới bằng cách nhanh nhất. Hiện nay Thái Lan có 120 làng nghề được chọn để quảng bá sản phẩm. Chính vì vậy mà hàng năm lượng khách đến Thái Lan kết hợp du lịch với thương mại ngày càng tăng cao. Điều đó cũng đồng nghĩa với doanh số sản phẩm liên tục tăng qua các năm. Theo Vụ Xúc tiến xuất khẩu, Bộ Thương mại Thái Lan: Nếu như năm 2002 doanh thu OTOP đạt 16,714 triệu bath thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên xấp xỉ 60 triệu bath. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định: doanh số này rất có thể sẽ tăng gấp đôi trong năm 2006 và đây là bài học tuyệt vời mà Việt Nam nên tham khảo”. [64]
Tại cuộc hội thảo: “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC phát triển nghề thủ công địa phƣơng” đƣợc Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với diễn đàn APEC, Cục Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ)
tổ chức vừa qua, tại Hà Nội có rất nhiều ý kiến xung quanh việc có hay không nên học từ mô hình OVOP và OTOP. Theo ông Phạm Trung Lƣơng – Phó viện trƣởng – Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho biết: Kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề thủ công Việt Nam đã có sự tăng trƣởng qua các năm: Năm 1991 kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề thủ công đạt 6,8 triệu USD, năm 2000 đạt 300 triệu USD và năm 2005 đạt 2005 đạt xấp xỉ 700 triệu USD. Tuy nhiên kết quả này chƣa phản ánh hết tiềm năng của một đất nƣớc có tới 14.900 làng nghề thủ công, trong đó có 300 làng nghề truyền thống. Việc có nên áp dụng mô hình OTOP hay OVPT vào Việt Nam để thu hút không chỉ khách du lịch Nhật Bản nói riêng mà còn khách du lịch quốc tế nói chung hay không cần phải nghiên cứu sao cho phù hợp bởi:
- Thứ nhất, do đặc thù của các làng nghề thủ công có một thời gian dài làm việc theo kiểu bị động (theo mẫu đặt nên những ngƣời làm nghề rất muốn sáng tạo ra sản phẩm nhƣng tƣ duy sáng tạo ở họ chƣa có do không đƣợc đào tạo).
- Thứ hai, là các làng nghề Việt Nam chƣa tạo đƣợc tour khép kín các dịch vụ nhƣ: bến bãi đỗ xe, nơi dừng chân, khu bán hàng ăn uống, hƣớng dẫn viên du lịch làng nghề. [64]
Nếu giải quyết đƣợc những hạn chế trên thì các làng nghề ở Việt Nam sẽ thu hút đƣợc một số lƣợng lớn khách du lịch Nhật Bản và khách quốc tế tới tham quan.