Xác định giá trị tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 15489 vào quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại các lưu trữ lịch sử hiện nay (Trang 58 - 59)

ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 15489 VÀO QUẢN LÝ

2.1.2.5. Xác định giá trị tài liệu

ISO 15489-2 hướng dẫn: trong hệ thống hồ sơ điện tử, các quyết định thu nhận và lưu giữ hồ sơ phải được xem xét ngay từ lúc bắt đầu thiết kế hệ thống. Do đó, nhiều hệ thống hồ sơ, đặc biệt là hệ thống hồ sơ điện tử đã có chức năng xác định mức độ giá trị hồ sơ và thời hạn lưu giữ hồ sơ ngay khi thu nhận và đăng ký. Quá trình này có thể được liên kết với khâu phân loại và được áp dụng tự động theo như phần thiết kế của hệ thống.

Quá trình này đòi hỏi việc dẫn chiếu đến quyền xác định giá trị nhiều hay ít, phụ thuộc vào quy mô, bản chất và trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức. Quá trình này bao gồm các bước sau:

- Xác định giao dịch hoặc hoạt động tác nghiệp được lập hồ sơ

- Sắp xếp giao dịch và hồ sơ vào đúng cấp thích hợp theo nguyên tắc xác định giá trị - Ấn định thời gian lưu giữ thích hợp và xác định hành động xác định giá trị sau này - Lập hồ sơ về thời gian lưu giữ và hành động xác định giá trị sau này

- Quyết định phạm vi cần thiết để lưu giữ siêu dữ liệu về hồ sơ được chuyển cho người cung cấp dịch vụ lưu giữ bên ngoài hoặc tới trung tâm lưu trữ hoặc hồ sơ đã bị tiêu hủy

Nghiệp vụ xác định giá trị tài liệu phải được tiến hành ngay từ giai đoạn văn thư (ngay khi tài liệu điện tử được tạo lập), sau đó cũng được tiến hành khi đưa tài liệu vào lưu trữ hiện hành, và sẽ lại được xác định một lần nữa khi đưa vào lưu trữ lịch sử. Điều này thì lưu trữ tài liệu giấy ở nước ta cũng đã quy định và thực hành. Qua việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn công tác lưu trữ và nghiên cứu những hướng dẫn đối với hệ thống hồ sơ điện tử, chúng tôi nhận thấy các nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu truyền thống vẫn áp dụng vào xác định giá trị tài liệu điện tử, song ta cần bổ sung thêm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, công nghệ. Chẳng hạn như tiêu chuẩn về đảm bảo độ tin cậy, tính toàn vẹn và tính xác thực của tài liệu điện tử khi giao nộp vào lưu trữ. Các tiêu chuẩn kỹ thuật này có thể căn cứ vào các yếu tố như: quá trình chuyển giao tài liệu; việc phân quyền tiếp cận tài liệu; các yếu tố kỹ thuật quy định thể thức tài liệu như chữ ký điện tử, con dấu điện tử…

Việc tiêu hủy tài liệu, đặc biệt là tài liệu điện tử được ISO hướng dẫn khá kỹ càng. Các hồ sơ được lưu giữ cho đến khi tiêu hủy trong thời kỳ cuối có thể đòi hỏi hệ thống tài liệu nêu rõ thời gian tiêu hủy hồ sơ định kỳ khi thời hạn lưu giữ đã hết.

Trường hợp hồ sơ được chuyển đến một đơn vị lưu giữ bên ngoài hoặc tổ chức lưu trữ có thẩm quyền bên ngoài (dù đó có là kết quả của việc xác định giá trị hay là vì bất cứ lý do nào khác) thì hệ thống tài liệu quy định trách nhiệm tiếp tục bảo vệ việc lưu giữ hoặc về cách lưu giữ hoặc xác định giá trị hồ sơ và tiếp cận hồ sơ phải được thiết lập trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Đối với việc tiêu hủy tài liệu, các biện pháp tránh tiêu hủy hồ sơ được tiến hành bằng các phương pháp phù hợp với mức độ bảo mật. Cơ quan, tổ chức có thể duy trì các tài liệu liên quan đến tất cả các lần tiêu hủy hồ sơ. Các hồ sơ điện tử cũng có thể được tiêu hủy bằng cách tạo lại hoặc viết lại cũng như có thể đảm bảo được rằng việc tạo lại đó sẽ không thể làm cho hồ sơ khôi phục lại được. Những hướng dẫn xóa không đủ để đảm bảo rằng các hướng dẫn của hệ thống đối với những dữ liệu có trong phần mềm cũng bị tiêu hủy. Các bản sao chứa các lớp dữ liệu cũng cần được tạo lại trước khi việc tiêu hủy thông tin điện tử hoàn thành. Việc tiêu hủy các vật mang tin là sự lựa chọn thích hợp đặc biệt khi việc tạo lại hoặc viết lại được xác định là những phương pháp không thích hợp hoặc không an toàn đối với việc tiêu hủy thông tin kỹ thuật số.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 15489 vào quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại các lưu trữ lịch sử hiện nay (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)